LỜI NÓI VÀ NHỮNG KỶ NIỆM

LỜI NÓI VÀ NHỮNG KỶ NIỆM

“Tôi yêu những cái phảng phất
Tôi thích những cái mơ hồ
Những vang bóng bao giờ cũng làm tôi xúc động, những cái
đã qua rồi, với tôi bao giờ cũng còn mãi cái đẹp mơ màng
và buồn bã của những tàn hương…”
Mai Thảo

( Để tưởng nhớ mùi hương )


Nguyễn Lương Ba
Rất nhiều ngày đã qua đi như thế
rất nhiều ngày, rất nhiều tháng, rất nhiều
năm đã qua đi qua đi như thế
tôi biết tôi xa xa căn nhà tôi
tôi biết tôi bỏ bỏ căn nhà tôi
Để ra đi biết bao nhiêu năm nay
tôi ngẫng lên tôi cúi xuống, tôi cố
cười, tôi cố nhớ biết bao năm.
Này này em đừng trở lại những con
đường đã đi, con đường đo đếm những
kỷ niệm giấc mơ, giấc mơ chỉ hoài
giấc mơ. Đâu còn em êm ả áo
cánh tóc bím bìm bịp nước lên sau
nhà ao cá tra anh vẫn hay ngồi
vui ra gì, có gì đi nữa em
thì cũng hãy thong thả thưởng thức chút
hạnh phúc thô thiển đâu ai ngó tới
Này em đừng đi trên con đường đã
Đi. Đó là anh, là chiếc xe và
những cánh đồng, luôn hoài hủy những chuyến
xe lóc nhóc. Mặt trận mùa hè anh
về năm nao đi lại con đường cái
Ma Soeur đi lại. Thôi thì có con
em gia đình trở về con đường nhà
thờ đều hân hoan, thôi thì con đường
(có em) làm sao đi được mà đi.
Này em đừng nhớ những gì đã nhớ
hãy từ chối nhẹ nhàng những giòng nước
mắt rõ là hao hụt. Ngày tháng nào
tôi theo không có lối ra tôi cứ
theo em kể chuyện dụ ngôn lại những
ngày mưa gió khu vườn nhà cô Francoise
có anh chàng kỳ lạ ở trên núi
Phải rồi tôi quên nói thêm câu chuyện.
Cuối cùng em cũng phải tự mình thắp
những ngọn nến mù mờ trong căn nhà
và tôi kẻ rao giảng đứng trên bục
cũng mù mờ thật không có lối ra
Cùng em những lời chẳng cần nhắc lại.

(tranh: hs Đinh Cường)


Mai Thảo
“38, PHẠM NGŨ LÃO”
Mỗi người trong chúng ta đều sống với một số hình ảnh và một số tiếng động quen thuộc, hàng ngày, nhất định.Sống và chết với những cái đó. Những hình ảnh và những tiếng động ấy chính là đời sống chúng ta, làm nên đời sống chúng ta. Nói sống với những cái khác chỉ là suy nghĩ, văn chương và tưởng tượng.
Không biết tôi có ghi lại được thật sát đúng ý nghĩ mấy câu nói trên của Thanh Tâm Tuyền hay không. Chỉ nhớ đại khái là như thế, một buổI tối cuối năm năm ngoái, chung quanh một cuộc họp mặt uống rượu trên căn lầu của thầy Thanh Tuệ ở đường Lý Thái Tổ, có tôi, Phạm Công Thiện, Cung Tiến,và Vũ Khắc Khoan, Thanh Tâm Tuyền đã an ủi Bùi Giáng, một Bùi Giáng hôm đó thất lạc, dao động khi nhà thơ bày tỏ sự hoang mang về mốI liên hệ với chung quanh của con người mình. Bùi Giáng: Tôi không biết tôi thế nào nữa. Lúc mất trí. Hòi minh mẫn. Sống với cái gì đây. Tại sao tôi làm thơ. Và tại sao tôi làm thơ về cả những điều không bao giờ nên nói. Câu trả lời cho Bùi Giáng: một số hình ảnh, một số tiếng động. Những tiếng động nào trong đời Bùi Giàng? Những hình ảnh nào? Hay thơ cũng chỉ là một hình ảnh , thơ cũng chỉ là một tiếng động?
Mấy câu nói trong bữa rượu bè bạn tối nào của Thanh Tâm Tuyền bất chợt hiện hình trong trí nhớ tôi, lúc này, ngồi tìm một ý tưởng dẫn nhập cho bài viết này về 38 Phạm Ngũ Lão đệ bát chu niên. Anh không sống với cái gì khác hết. Mà với tiếng chim kêu anh nghe thấy khi thức dậy mỗi buổi sáng ở đầu ngỏ anh ở , bóng lá in mỗI hoang hôn trong căn vườn sau nhà, những con đưởng anh đi về hàng ngày, quen thuộc đến không nhận thức nữa, hiện hữu của chúng. Những hình ảnh, những tiếng động. Một số hính ảnh, một số tiếng động vây bọc đời ta, ở đó đời ta. Có lẽ cuối cùng và đơn giản là như thế thật, là đời sống chẳng thâm sâu mịt mùng gì hết, đời sống chính là và chỉ là cái có đó, cái hàng ngày, mỗi cá nhân bắt gặp và sống với. Bằng một số hình, bằng một số ảnh. Nếu là như thế thì 38 Phạm Ngũ Lão đã đích thực là một ảnh hình. Đậm và một tiếng động lớn trong đời sống hàng ngày của tôi từ nhiều năm nay…
(TQBT 53 trang 40)

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

Báo giấy số 61: ĐỌC “LỜI CỦA QUÁ KHỨ”

Bạn có thể hình dung nhóm 10 truyện ngắn trong tập truyện Lời Của Quá Khứ chỉ là 10 chương của một truyện dài, trong đó nhân vật chính là một phiên bản của chính tác giả Khế Iêm. Trong cả 10 truyện ngắn đó, độc giả có thể nhìn thấy các nhân vật như dường bước ra từ các truyện cổ tích đau đớn, nơi đó hiện thân của các nhân vật chỉ là nêu lên các băn khoăn đời người, tự thân mỗi nhân vật là những chất vấn về khó hiểu của kiếp người. Ngay cả các nhân vật nữ cũng rất mực khuôn phép, như dường không thể có thực trong thế kỷ 20 và 21.

TUẦN THƠ 18: PHIM TRƯỜNG

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi về email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com ~ tanhinhthuc@gmail.com ~ info@thotanhinhthucviet.vn

MƯỜI BA CÁCH NGHĨ VỀ DÒNG THƠ

Khác biệt hiển nhiên hơn cả giữa văn xuôi và thơ là sự ngắt dòng. Trong nghệ thuật, điều hiển nhiên luôn là điều quan trọng nhất – cho dù nó thường lại chính là điều mà các chuyên gia [về văn học] làm như không biết tới. Kĩ thuật thơ hầu như hoàn toàn cốt ở việc khai thác những khả năng biểu cảm của sự ngắt dòng xét như nguyên tắc thể luật để truyền đạt và tăng cường ý nghĩa.

 THƠ TÂN HÌNH THỨC TRONG NỀN THƠ CA VIỆT

 THƠ TÂN HÌNH THỨC TRONG NỀN THƠ CA VIỆT PGS.TS...

TUẦN THƠ 28: CHÙM THƠ NHIỀU NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Văn Vũ - CHẠY VỚI MOZART - Vương Ngọc Minh - VÀO ĐẦU CỮ ĐÊM - Nguyễn Văn Bút - VÔ ĐỀ - Nguyễn Ngọc Trừu - CHUYỆN CÙA ÔNG BÀ TÔI - Dương Hoàng Hữu - CÁI THÙNG SƠN NƯỚC CŨ - Như Thị - HOA ĐỜI

Sketching with Cezanne

Daniel Ross Goodman: is a postdoctoral fellow and research...

Related Articles

Giữa các dòng

Between the Lines A poet-anthropologist in Israel looks to his students and their surroundings, calling for “seekers of peace” to create lifelines across social and...

TẾT Ở NEW YORK

Giới thiệu Diễn Đàn thơ Tân hình thức Việt _____________________________ Khế Iêm Năm cũ không bước qua năm mới vì năm mới vốn thông thương với năm cũ trong lúc...

THƠ TÂN HÌNH THỨC NHƯ MỘT NỖ LỰC MỞ RỘNG BIÊN GIỚI THƠ

THƠ TÂN HÌNH THỨC NHƯ MỘT NỖ LỰC MỞ RỘNG BIÊN GIỚI THƠ Nguyễn Thị Tuyết Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Tp.Hồ...