MƯỜI BA CÁCH NGHĨ VỀ DÒNG THƠ

Khác biệt hiển nhiên hơn cả giữa văn xuôi và thơ là sự ngắt dòng. Trong nghệ thuật, điều hiển nhiên luôn là điều quan trọng nhất – cho dù nó thường lại chính là điều mà các chuyên gia [về văn học] làm như không biết tới. Kĩ thuật thơ hầu như hoàn toàn cốt ở việc khai thác những khả năng biểu cảm của sự ngắt dòng xét như nguyên tắc thể luật để truyền đạt và tăng cường ý nghĩa.

0
1262
MƯỜI BA CÁCH NGHĨ VỀ DÒNG THƠ
Dana Gioia

 

1. Khác biệt hiển nhiên hơn cả giữa văn xuôi và thơ là sự ngắt dòng. Trong nghệ thuật, điều hiển nhiên luôn là điều quan trọng nhất – cho dù nó thường lại chính là điều mà các chuyên gia [về văn học] làm như không biết tới. Kĩ thuật thơ hầu như hoàn toàn cốt ở việc khai thác những khả năng biểu cảm của sự ngắt dòng xét như nguyên tắc thể luật để truyền đạt và tăng cường ý nghĩa.

2. Ba nguyên tắc chung của việc tạo nên dòng thơ là vần luật, cú pháp, và thị giác. Mỗi hệ thống vận hành theo những qui tắc khác nhau, nhưng mọi hệ thống đều có chung giả định về tầm mức hết sức quan trọng của sự ngắt dòng trong việc tập trung nguồn năng lượng biểu cảm và ý nghĩa của bài thơ.

3. Mọi yếu tố trong một bài thơ – mọi từ, chỗ xuống dòng, khổ thơ, chỗ thụt vào đầu dòng, thậm chí mọi dấu chấm câu – thảy đều chuyên chở tiềm năng biểu cảm ý nghĩa. Nếu bạn không định hình tính biểu cảm ở dạng tiềm năng này, thì mỗi chi tiết thụ động sẽ làm suy yếu sức mạnh tổng thể của bài thơ. Những yếu tố tiêu cực này là trọng lượng nặng bất động [dead weight] mà bài thơ buộc phải chuyên chở.

4. Phải có một lí do khiến mỗi dòng thơ chấm dứt ở chỗ nó chấm dứt. Những chỗ xuống dòng không hề trung tính. Sự ngắt dòng là nguyên tắc cấu thành cơ bản và chủ yếu của thơ. Là nam hay nữ thì người đọc hoặc nghe thơ cũng không cần phải hiểu được bằng tâm trí cái nguyên tắc đằng sau mỗi chỗ xuống dòng, nhưng phải cảm nhận được bằng trực giác sự thích hợp và thẩm quyền của nguyên tắc đó.

5. Mục đích của sự ngắt dòng trong thơ là để thiết lập một nhịp điệu của sự trông chờ nhằm gia tăng sự chú tâm và sức hiểu của người nghe. Mục đích của kĩ thuật thơ, đặc biệt là của nhịp thơ [với số âm tiết được qui định], là làm say mê người nghe – tạo ra một trạng thái thôi miên dịu nhẹ giúp làm giảm thiểu sự kháng cự và làm gia tăng sự chú tâm của người nghe. Thơ tự do thiếu vắng cái nhịp điệu đều đặn tác động vào cơ thể của thơ vần luật, nhưng nó tìm kiếm cũng cái tác động đó vào những dây thần kinh bằng những biện pháp khác. Sự ngắt dòng là nguyên tắc cấu tạo trung tâm [quan yếu nhất] của thơ tự do.

6. Những lí do qui định độ dài của dòng thơ phải là nhất quán trong một bài thơ – trừ khi có sự cần thiết cực kì lớn về mặt biểu cảm khiến phải vi phạm những lí do đó. Cần có thời gian và nghị lực để thiết lập một mô hình nhằm tạo được sự trông chờ nơi người đọc/nghe thơ. Nếu quá dễ dãi trong việc vi phạm, hoặc thường xuyên vi phạm, thì mô hình thống lĩnh, chỉ đạo sẽ bị phá vỡ. Một mô hình được thực hiện một cách tệ hại thì còn tệ hại hơn là không có mô hình. Và không có một mô hình tạo được sự biểu cảm thì không có thơ.

7. Mỗi bài thơ phải có một dòng thơ làm mẫu mực. Độ dài làm chuẩn mực cho dòng thơ phải là rõ ràng – để người nghe hoặc đọc thơ thấy được sự rõ ràng đó, một cách ý thức hoặc vô thức. Chuẩn mực đó phải được duy trì suốt bài thơ, trừ trường hợp có sự thay đổi do đòi hỏi của tính biểu cảm về mặt ý nghĩa của bài thơ. Sau mỗi sự xáo trộn, tức là sau những sự thay đổi như đã nói trên, bài thơ sẽ trở về với độ dài chuẩn mực của dòng thơ hoặc là một chuẩn mực mới sẽ được tạo ra. Giá trị biểu cảm của tất cả những xáo trộn đó phải lớn hơn so với sự mất mát cái đà đẩy tới [cái động lượng hoặc xung lượng] của bài thơ và sự hủy hoại sức quyến rũ của mô hình.

8. Mỗi dòng thơ có hai phận sự bổ sung cho nhau – đảm nhiệm tốt vai trò của nó bên trong mô hình tổng thể của bài thơ, và chính nó phải là hiện thân của sức mạnh của ngôn ngữ thơ. Bài thơ thành tựu thì không chỉ tạo được sự cân bằng giữa hai phận sự khác biệt đó, mà còn sử dụng chúng như những bạn nhảy trong một vũ điệu tập thể [seamless dance]. 4 Trừ phi chúng [hai phận sự đó] nhảy múa cùng nhau, bằng không thì không có thơ, mà chỉ là ngôn ngữ có vần điệu.

9. Mỗi dòng thơ phải có được một sức mạnh biểu cảm độc lập nào đó. Chỉ đủ để lấp đầy cái mô hình của bài thơ không thôi, thì không đủ để biện minh cho sự hiện hữu của một dòng thơ. Một dòng thơ phải có được một sức sinh động độc lập nào đó của từ ngữ xét về mặt nhạc tính, tưởng tượng hoặc tường thuật. Một dòng thơ riêng lẻ là một thế giới vi mô, là hệ thống thu nhỏ của toàn bộ bài thơ. Nó phải là hiện thân của những điểm ưu việt của tổng thể. Với lợi thế như vậy, nên đây chính là lí do khiến thơ là thứ văn bản có thể cắt xén để làm trích dẫn [mà không cần nêu toàn bộ ngữ cảnh].

10. Sự ngắt dòng nhằm cho người đọc biết phải nghe, nhìn, và hiểu bài thơ như thế nào. Xét như nguyên tắc chính thức và chủ yếu của thơ, sự ngắt dòng thiết lập những mô hình thính giác và ngữ nghĩa của bài thơ. Sức mạnh chính thức và tổng thể của bài thơ không thể được tựu thành nếu sự ngắt dòng bị thực hiện cẩu thả.

11. Những từ cuối dòng là biểu hiện của một trong những yếu tố biểu cảm mạnh mẽ nhất của thể thơ. Những dòng thơ đổi hướng ở từ cuối dòng.5 Điểm đổi hướng thể hiện bằng lời này, dẫu khi không có vần, cung cấp tiềm lực dồi dào để tạo tác động đầy ý nghĩa.

12. Từ cuối một dòng thơ phải gánh vác trọng trách của việc thẩm tra về mặt tưởng tượng hoặc nhạc tính. Từ cuối dòng luôn được chú mục và lắng nghe [vì nó nổi bật]. Đừng bao giờ dứt dòng bằng những từ yếu, trừ trường hợp do đòi hỏi mạnh mẽ về mặt biểu cảm. Những từ cuối dòng – dẫu có vần hoặc không vần – phải tạo ra được sinh lực [sức sống] cho bài thơ.

13. Sự ngắt dòng hầu như luôn được nghe thấy (và luôn được nhìn thấy), cho dẫu đó chỉ là một sự tạm ngưng hoặc một âm vang rất nhỏ. Người ta không nghe thấy vạch nhịp [bar] trong âm nhạc, nhưng người nghe được tôi luyện bao giờ cũng biết rằng vạch nhịp đó nằm ở đâu, nhờ vào khuôn khổ của những nốt nhạc bao quanh nó. Vì sự ngắt dòng thì nổi bật như thế, nên nó phải được sử dụng vào mục đích tạo tác động về mặt biểu cảm. Nếu nó không thực hiện được điều đó cho bài thơ, thì nó sẽ phản lại bài thơ.

Phạm Kiều Tùng dịch và chú thích

Chú thích

1. trung tính (neutral) còn hàm ý là không có tính chất rõ rệt hoặc tích cực.

2. physical (the steady physical beat of metrical poetry): nhiều nghĩa: thuộc vật chất, thuộc cơ thể/thân thể, thuộc tự nhiên, thuộc vật lí … Xin tạm dịch là “thuộc về cơ thể/thân thể”, vì người dịch tạm hiểu như sau: thơ vần luật có âm tiết được qui định, tỉ dụ thơ năm âm tiết pentameter hoặc thơ sáu âm tiết hexameter, hoặc tỉ như thơ ngũ ngôn hoặc lục bát, cái nhịp đều đặn đó tác động vào cơ thể, hiểu theo nghĩa ta biết trước là thơ lục bát, thì đọc xong câu lục (sáu chữ) ta có thể ngưng một chút (có thể hiểu nôm na là để lấy hơi, tỉ dụ vậy) rồi mới đọc câu bát (tám chữ). Cũng xin tạm thêm ba chữ “tác động vào (cơ thể)” vì sau đó tác giả viết rằng thơ tự do cũng tìm kiếm the same neural effect, cũng tìm kiếm cái tác động đó (same effect), và là cái tác động vào dây thần kinh (neural – nghĩa là của cơ thể): do vậy, xin tạm dịch cái steady physical beat một cách dài dòng là nhịp điệu đều đặn tác động vào cơ thể.

3. Xin tạm dịch spell (pattern’spell) là sự quyến rũ vì liên hệ từ này với khái niệm gentle hypnotic state bên trên. [Xin ghi ra đây toàn văn paragraph 5: The purpose of lineation in verse is to establish a rhythm of expectation that heightens the listener’s attention and apprehension. The purpose of poetic technique, especially meter, is to enchant the listener—to create a gentle hypnotic state that lowers the listener’s resistance and heightens attention. Free verse lacks the steady physical beat of metrical poetry, but it seeks the same neural effect by different means. Lineation is the central organizing principle of free verse.]

4. Xin tạm dịch seamless dance là vũ điệu tập thể.

5. versus, tiếng La-tinh, có nghĩa a line, row, verse: một dòng; một hàng, dãy; một dòng thơ, câu thơ. Nhưng nghĩa gốc, nguyên thủy, của từ versus là “quay lưỡi cày để tạo những luống cày trên cánh đồng” – do vậy nên “sự quay” [đổi hướng] là một trong những ẩn dụ thống lĩnh, chỉ đạo cổ xưa để nói về thơ và kĩ thuật thơ.

THIRTEEN WAYS OF THINKING ABOUT THE POETIC LINE
by Dana Gioia

1. The most obvious difference between prose and verse is lineation. In art the obvious is always important—although it is usually exactly what experts ignore. Poetic technique consists almost entirely of exploiting the expressive possibilities of lineation as a formal principle to communicate and intensify meaning.

2. The three common principles of organization for the poetic line are metrical, syntactic, and visual. Each system operates by different rules, but all systems share the assumption of the paramount importance of lineation in focusing the expressive energy and meaning of the poem.

3. Every element in a poem—every word, line break, stanza pattern, indentation, even all punctuation—potentially carries expressive meaning. If you do not shape that potential expressivity, each passive detail weakens the overall force of the poem. Those passive elements are dead weight the poem is obliged to carry.

4. There should be a reason why every line ends where it does. Line breaks are not neutral. Lineation is the most basic and essential organizing principle of verse. A reader or auditor need not understand the principle behind each line break intellectually, but he or she must intuitively feel its appropriateness and authority.

5. The purpose of lineation in verse is to establish a rhythm of expectation that heightens the listener’s attention and apprehension. The purpose of poetic technique, especially meter, is to enchant the listener—to create a gentle hypnotic state that lowers the listener’s resistance and heightens attention. Free verse lacks the steady physical beat of metrical poetry, but it seeks the same neural effect by different means. Lineation is the central organizing principle of free verse.

6. The reasons determining line length should be consistent within a poem— unless there is an overwhelming expressive necessity to violate them. It takes time and energy to establish a pattern of expectation. Violate the pattern too easily or too often, and the governing pattern falls apart. A badly executed pattern is worse than no pattern. Without an expressive pattern there is no poem.

7. Every poem should have a model line. The standard line length should be clear—consciously or unconsciously—to the listener or reader. The standard should be maintained throughout the poem, except for meaningful expressive variation. After each of these disruptive junctures, the poem either returns to the model line or creates a new standard. The expressive value of all disruptions should be greater than the loss of momentum and the breaking of the pattern’s spell.

8. Each poetic line has two complementary obligations—to work well within the total pattern of the poem, and to embody in itself the power of poetic language. The successful poem does not merely balance those differing obligations; it uses them as partners in a seamless dance. Unless they dance, there isn’t poetry, only versified language.

9. Each line should have some independent expressive force. Filling out a pattern is not sufficient justification for a line of verse. It should have some independent vitality in musical, imaginative, or narrative terms. The individual line is the microcosm of the total poem. It should embody the virtues of the whole. That is one reason that poetry can be quoted with such advantage.

10. The lineation tells the reader how to hear, see, and understand the poem. As the central formal principle of verse, lineation establishes the auditory and semantic patterns of the poem. The overall formal power of the poem cannot be achieved if lineation is done carelessly.

11. Line endings represent one of the most powerful expressive elements in poetic form. Poetic lines turn on the final word in each line. (The original meaning of versus is “to turn a plow making furrows in a field”—hence “the turn” is one of the ancient governing metaphors for poetry and poetic technique.) This verbal turning point, even when it isn’t rhymed, offers enormous potential for meaningful effect.

12. The word at the end of a poetic line should bear the weight of imaginative or musical scrutiny. The end word of a line is highly visible and audible. Never end lines on weak words unless there is a strong expressive necessity. The end words—rhymed or unrhymed—should generate energy for the poem.

13. The line break is nearly always audible (and always visible), even if only as a tiny pause or echo. One doesn’t hear the bar in music, but the trained listener always knows where it is by the shape of the notes around it. Since the line break is so prominent, it must be used for expressive effect. If it doesn’t work for the poem, it will work against it.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.