THƠ TÂN HÌNH THỨC TRONG NỀN THƠ CA VIỆT

Thơ là sự biểu lộ tinh thần và cảm xúc của nhà thơ, hình thức thể thơ có chi phối trạng thái tâm hồn nhà thơ. Thơ lục bát thường biểu đạt những trạng thái thiết tha, trầm lắng; thơ Đường luật có tính trang nghiêm như chạm khắc hình ảnh cuộc sống; thơ 5 chữ dùng thuật tả các hiện trạng nhân sinh; thơ 4 chữ nghiêng về giễu nhại, cầu nguyện, sôi nổi; thơ tự do nhằm biểu đạt tâm hồn phóng khoáng… Mỗi thể thơ có khả năng thể hiện nhu cầu tình cảm của mỗi con người, đồng thời cũng có sự giao thoa với các thể thơ khác để biểu đạt thế giới muôn màu muôn vẻ. Cho nên mỗi thể thơ mới ra đời có hiệu lực là một “công cụ”, một “phát minh” giúp nhà thơ đi sâu hơn vào cuộc sống.

 THƠ TÂN HÌNH THỨC TRONG NỀN THƠ CA VIỆT
PGS.TS Trần Mạnh Tiến


Amazon.com: After New Formalism: 9781885266682: Finch, Annie: Books

          Trên hành trình đổi mới văn học hơn một trăm năm qua cho thấy, các nhà thơ nhà lí luận phê bình văn học Việt Nam đã không ngừng mở ra những mô hình đổi mới thơ ca để tiến kịp trào lưu hiện đại của thơ thế giới. Trong giai đoạn 1930-1945 Thơ Việt đã vượt thoát bức tường thành thi học cổ điển Trung Hoa, vừa kế thừa ca dao vừa tiếp cận thi học hiện đại phương Tây để trở thành Thơ Mới. Trên cái nền hiện đại, thơ Việt đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Bước vào thời kì đổi mới (từ 1986 đến nay), hiện thực diễn ra vô cùng sâu rộng, thơ Việt tiếp tục mở rộng biên giới bằng việc tiếp thu các thể thơ thế giới như thơ Hai Ku của Nhật Bản, thơ văn xuôi, thơ lập thể, thơ tân hình thức của các nước phương Tây và Mĩ để biểu đạt cuộc sống muôn màu. Vậy thơ tân hình thức có vị trí như thế nào trong nền thơ ca Việt thời kì đổi mới?

          Năm 2000, Khế Iêm là nhà thơ người Việt đầu tiên sáng tác theo thể thơ tân hình thức, rồi lần lượt xuất hiện các cây bút khác như: Chu Thụy Nguyên, Biển Bắc, Đài Sử, Đình Nguyên, Đòan Minh Hải, Đòan Vượng, Đỗ Kh, Hà Nguyên Du, Hạc Thành Hoa, Hòang Huy Hùng, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Hường Thanh, Khánh Hà, Hùynh Lê Nhật Tấn, Inrasara, Lê Hưng Tiến, Lưu Hy Lạc, Nguyên Quân, Nguyễn Đăng Thường, Nguyễn Hoài Phương, Nguyễn Họat, Nguyễn Hữu Viện, Nguyễn Lương Ba, Nguyễn Thị Khánh Minh, Nguyễn Tất Độ, Nguyễn Tiến Đức, Nguyễn Tuyết Trinh, Phạm An Nhiên, Phạm Thị Anh Nga, Phạm Việt Cường, Thiền Đăng, Nguyễn Lãm Thắng v.v… tới nay đã có hàng ngàn bài thơ tân hình thức gia nhập thi ca Việt đã góp thêm âm hưởng mới cho trào lưu cách tân thơ trong nước.

      Thơ tân hình thức (New Formal poetry) là một loại hình nghệ thuật mới hình thành và phát triển ở Mĩ và các nước phương Tây vào những năm 80 của thế kỉ qua khi Chủ nghĩa hậu hiện đại đang đi tới vãn kì của nó, cho nên thơ tân hình thức không phải là thành phần của Chủ nghĩa hậu hiện đại phương Tây như có nhà phê bình đã viết mà nó là một loại hình nghệ thuật mới ra đời do nhu cầu tiếp nhận mới. Trong Lời giới thiệu cuốn sách của Annie Finch nhan đề: “Một sự cảm nhận mới xuất hiện: Những bài thơ trong hình thức mới của phụ nữ đương đại (1993), người phê bình cho thấy: “Bây giờ rất nhiều câu thơ tự do hiện đại chỉ đơn thuần là tín hiệu, những gì chúng ta tìm thấy ở đây là ký hiệu cơ bản của thơ, trong thành quả của nó là âm thanh và ý nghĩa.” [8; 7]. Theo đó, ngôn ngữ là nhân tố có khả năng khơi gợi cảm xúc âm nhạc và thi ca của nhà thơ. Thơ tân hình thức được quan tâm từ cái biểu đạt để soi và cái được biểu đạt của tác phẩm thơ ca. Đến cuốn sách Thiên thần nổi loạn: Bàn về 25 nhà thơ của trường phái tân hình thức (1996), Mark Jarman đã viết: “Hình thức có xu hướng biến các từ ngữ và ý nghĩa tương ứng thành các tập hợp sức mạnh, trong khi đó thơ tự do lại làm tan loãng các ấn tượng và ý tưởng trong một bài thơ.” [9; 6]. Điều đó cho thấy hình thức cũng chi phối nội dung tác phẩm thơ ca. Mỗi mô hình mới của thơ đều bắt đầu từ diễn ngôn mới về nghệ thuật.

        Trong bài viết: “Tân hình thức, nhịp đập của thời đại” trên Talawas ngày 18.5.2006, tác giả Đặng Tiến đã thể hiện mối quan tâm về một thể thơ mới xuất hiện ở Việt Nam và nhận xét: “Trong văn chương, nghệ thuật, một xã hội tiến bộ khi chính trị là sản phẩm của văn hóa. Xã hội ngưng đọng, thậm chí tụt hậu khi văn hóa là phương tiện của chính trị. Tương lai của thơ, trong đó có Thơ Tân hình Thức nằm ở biên độ giữa hai tình thế này.” Điều đó chưa hoàn toàn sát thực, bởi thơ tân hình thức vốn chưa hình thành một trào lưu nghệ thuật và chưa trở thành nhu cầu và phương tiện biểu đạt của nhà thơ và bạn đọc Việt Nam trước thời kì đổi mới. Chỉ đến thời kì đổi mới, trước làn sóng giao lưu quóc tế thơ tân hình thức mới tìm kiếm chỗ đứng cho mình trước nhu cầu sáng tác và tiếp nhận trong nước.

         Năm 2014, Nhà xuất bản Thuận Hóa đã cho ra mắt bạn đọc tập tiểu luận nhan đề: “Thơ tân hình thức, tiếp nhận và sáng tạo” của nhiều tác giả đã đăng tải các ý kiến của các nhà phê bình trong và ngoài nước tiêu biểu như như Hồ Đăng Thanh Ngọc, Khế Iêm, Văn Giá, Đỗ Lai Thúy, Inrasara, William B Noseworthy, Frederick Turner, Frederick Feirstein, Alexander Kotowske… với nhiều nhận xét phong phú, nhưng đều cho thấy: Thơ tân hình thức là một loại hình nghệ thuật mới hình thành và phát triển ở Mĩ với phương Tây đang được phổ biến ở Việt Nam và có nhiều triển vọng.

A New Formalism – Raph’s Website

        Từ 2015 trở đi trên Tạp chí Sông Hương tiếp tục giới thiệu nhiều bài thơ tân hình thức cả Tiếng Việt và Tiếng Anh, số tác giả tham gia sáng tác thơ tân hình thức tiếp tục tăng lên. Nhiều ý kiến đề cao sự xuất hiện thể thơ này ở Việt Nam. Song việc xác định vị trí thể loại thơ tân hình thức vẫn chưa sáng tỏ, có ý kiến quá đề cao thể thơ này trong nền thơ đương đại Việt Nam như đây là thể thơ “tiên phong” trong đổi mới. Trong tiểu luận “Tân hình thức – một thể thơ mang tính hệ hình”, nhà thơ Đỗ Lai Thuý, đã viết: “Có thể rồi đây, thơ hậu hiện đại Việt Nam sẽ chọn được cho mình một thể thơ khác phù hợp hơn và, do đó, thành công hơn. Nhưng với tư cách là một thể thơ mang tính hệ hình mở đầu cho trào lưu thơ hậu hiện đại ở Việt Nam thì Tân hình thức mãi mãi còn được nhắc đến và biết ơn”… [3; 12]. Tiếp theo có thể kể đến bài viết “Tân hình thức giữa lằn ranh hậu hiện đại” của tác giả Phan Tuấn Anh đã nêu ý kiến: “Lời khẳng quyết của chúng tôi, đó là Tân hình thức cả ở Hoa Kỳ và Việt Nam hoàn toàn là một trào lưu hậu hiện đại.” [3; 174]. Các tác giả trên đều đề cao tính chất mới mẻ của thơ Tân hình thức nằm trong trào lưu hậu hiện đại. Như vật, việc định giá vai trò của một thể loại văn học là cách nhìn của mỗi cá nhân, nhưng việc xếp thơ tân hình thức vào khuynh hướng hậu hiện đại là chưa phù hợp với không gian lịch sử của thơ ca, bởi đây là một loại hình nghệ thuật ra đời sau Chủ nghĩa hậu hiện đại, thơ tân hình thức có thể tiếp thu thành quả của khuynh hướng nghệ thuật khác nhưng không lặp lại cái dư thừa của cái trào lưu nghệ thuật đã lỗi thời. Các nhà thơ tân hình thức đã sáng tạo thơ theo quan niệm mĩ mới của mình. Thơ tân hình thức không phải là một “trò chơi chữ nghĩa” theo lí thuyết trò chơi (The game theory) của phương Tây mà đây là một trào lưu nghệ thuật mới nhằm khám phá tiềm năng của văn hóa thơ ca. Do vậy thơ tân hình thức cũng không chịu ảnh hưởng trực tiếp Chủ nghĩa hình thức (Formalism) của Clive Bell (Anh) và R.Jakobson (Nga) thời kì đầu thế kỉ XX. Các tác gia của Chủ nghĩa hình thức đó đã lí giải nghệ thuật từ cái nền triết học và mĩ học, còn các học giả về Thơ tân hình thức ở “vãn kì hậu hiện đại” quan tâm tới góc nhìn mới về thi học hiện đại với những trạng thái tâm hồn con người trong hoàn cảnh mới.

          Cùng quan tâm đến Chủ nghĩa tân hình thức (New formalism) ở Việt Nam, nhà thơ Mỹ Frederick Turner đã nêu ra nhận xét: “Chủ nghĩa Tân hình thức ở Việt Nam đã sáng tạo một hình thức thi ca đáng kể, một loại thơ không vần điệu (a blank verse) thu hút cái tai của người Việt và về mặt vận luật có thể so sánh với lối thơ không gieo vần trong tiếng Anh và trong những ngôn ngữ thi ca vĩ đại khác” (Hiện trạng của thơ – bản dịch Nguyễn Tiến Văn) [3;2]. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của môi trường sáng tạo và tiếp nhận mỗi mô hình mới của thơ ca. Là một nhà nghiên cứu văn học hải ngoại, nhà thơ Nguyễn Đức Tùng đã đưa ra nhận định: “Sự phát triển của Tân hình thức từ Hoa Kỳ sang Việt Nam không chỉ là sự nối dài về địa lý, mà còn bước đi xa hơn về nghệ thuật và những đóng góp trở lại với phong trào này… Như một phương pháp sáng tác, nó sẽ tồn tại lâu và đóng góp mãi cho thơ ca Việt Nam.” [3; 12]. Theo ông, thơ tân hình thức sẽ có giá trị dài lâu trong tương lai của nền thơ Việt và đóng góp cho trào lưu sáng tác. Xem ra, các nhà nghiên cứu đều đánh gía cao sự hình thành thơ tân hình thức trên đất Việt. Cho nên việc nhận diện một thể loại văn học mới trong nền văn hóa thơ ca của một dân tộc có bề dày lịch sử như thơ Việt là cần thiết cả trong sáng tạo và tiếp nhận hiện nay.

       Từ góc nhìn lịch sử và sự chuyển động của nền văn hóa Việt trong mỗi loại hình nghệ thuật, chúng ta sẽ thấy rõ hơn cái hay cái đẹp cái thiếucái thừa trong các sản phẩm nghệ thuật đối với cộng đồng. Sức hút của mỗi loại hình nghệ thuật thơ ca trong mỗi cộng đồng xuất phát từ nhiều góc nhìn thẩm mĩ khác nhau, đó là cơ sở cho nhà thơ và bạn đọc đồng sáng tạo và chấp nhận tính đa chiều thẩm mĩ của nghệ thuật hiện nay, bởi văn hóa dân tộc là một chỉnh thể tồn tại các giá trị không ngừng vận động và biến đổi. Song không vì thế mà chúng ta tán thành cả những mặt hạn chế, cái cá biệt dị thường của thơ ca từng diễn ra trong thời gian qua như thơ rác, thơ nghĩa địa cùng các loại diễn ngôn cầu kì bí hiểm mà cần có nhận thức rạch ròi về cái chân giá trị, từ đó cho thấy thơ tân hình thức là một hệ hình mĩ học riêng, có hệ thống thi pháp riêng đang tồn tại trong một nền văn hóa, nó sẽ có những mặt mạnh và yếu của một thể thơ.. 

New Formalism Volume 1 – Linus Lohoff — Art Direction & Photography

          Sự xuất hiện thơ tân hình thức do Khế Iêm khởi xướng, trong nước đã hình thành một khuynh hướng thơ ca mới; mỗi bài thơ tân hình thức khi đọc lên mang những âm hưởng, nhịp điệu khác lạ như: tính chất “dồn dập”, ‘tiếp nối”, “cuộn chảy”, “lan truyền”… mới nghe qua như âm điệu của một số bài ca dao trào phúng, hay phảng phất một số diễn ngôn trùng điệp trong thơ Nguyễn Trãi, một số lối ngắt dòng và nhịp điệu trong thơ hiện đại của Bích Khê, Chế Lan Viên khi ta chủ ý thay cách đọc bằng lối ngắt chuyển từ hoặc âm tiết cuối dòng này nối với từ hoặc âm tiết đầu dòng sau tạo ra một giọng điệu riêng có tính liên hoàn về mạch cảm, nhưng thực chất thơ tân hình thức là loại hình nghệ thuật có kết cấu riêng về ngôn ngữ có chỗ đứng riêng trong thi học phương Tây từ cuối thế kỉ XX.

        Thơ tân hình thức được giới thiệu trên Tạp chí Sông Hương vào những năm đầu thế kỉ XXI, đã thu hút sự chú ý của bạn đọc về một loại hình nghệ thuật mới ở Việt Nam. Thơ tân hình thức là gì? Có kết cấu như thế nào? Nó góp thêm những phẩm chất gì cho nền thơ Việt? Có cần tạo dựng một phong trào sáng tác thơ tân hình thức trên đất Việt hay không? Việc tiếp nhận thơ tân hình thức như thế nào cho hợp lí? Đó là những câu hỏi đã và đang đặt ra trên thi đàn đất Việt, khi trào lưu đổi mới đang muốn “bứt phá” các lối mòn của thơ ca truyền thống để vươn tới những thành tựu mới mẻ. Nhưng thực tế đến nay chưa có các cây bút làm nên các kiệt tác thi ca để sánh cùng thơ thế giới thì việc khám phá mỗi mô hình mới cho thơ Việt càng trở nên cấp bách hơn. Mỗi mô hình nghệ thuật mới cần mang đến những hiệu năng thẩm mĩ cao cho trào lưu cách tân văn học.

         Bản thân nhà thơ Khế Iêm khi thực hành sáng tác thơ tân hình thức cũng có sự nghiền ngẫm cả thi pháp phương Tây với phương Đông từ cổ chí kim trong bài viết: “Tân hình thức” (Nghĩ về cách làm thơ) trên Tạp chí Sông Hương 14/ 4/ 2016 qua các luận điểm: Tác động văn hóa; Tiến trình thơ; Thơ Mĩ: Giã từ truyền thống, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành thơ tân hình thức từ những tác động của cơ sở văn hóa cội nguồn của thế giới và trong nước, sự vận động của thi pháp trong lịch sử; những cơ sở triết học và mĩ học của phương Tây một cách rộng mở, cho thấy thơ tân hình thức ra đời xuất phát từ nhu cầu biểu đạt tâm hồn con người trong thời đại mới. Khê Iêm đã đề xuất: “Nghĩ về cách làm thơ”, cần đọc chậm rãi, trầm tư, và nhiều lần, nếu người đọc thật sự muốn tìm hiểu dòng thơ này.” Đồng thời ông đi đến nhận định: Nhưng nếu thơ Ngôn ngữ phủ nhận cách đọc truyền thống của thơ trữ tình, hủy trung tâm là ngôn ngữ nói, biến ngôn ngữ viết thành trung tâm, thì tiếp theo cái trung tâm ấy (ngôn ngữ viết) lại bị thơ Tân hình thức đẩy xuống thành ngoại biên. Thơ Tân hình thức phản ứng lại thơ Ngôn ngữ, quay mặt với hàn lâm, và đồng thời cũng chấm dứt trò chơi trung tâm và ngoại biên của hủy cấu trúc. Bởi vì sau đó, thơ Tân hình thức cùng tất cả các thể loại thơ, từ tự do tới thể luật, đều song hành với nhau, không có loại thơ nào ưu thế.”. Như vậy, thơ tân hình thức không lệ thuộc vào khuynh hướng hậu hiện đại, có vị thế bình đẳng với các loại hình thơ khác từ truyền thống tới hiện đại. Đến bài “Thơ và không thơ” (Kỳ cuối) của Khế Iêm đăng trên Tạp chí Sông Hương, ngày 03/ 01/2017, sau khi phân tích những phẩm chất của thơ, Khế Iêm nêu nhận xét: “Nhưng tại sao cho đến nay, những sáng tác mới chỉ dừng lại ở những bước khởi đầu, và không có mấy người tham gia? Thật ra thơ tân hình thức không dễ, vì mỗi người làm thơ cần tạo cho mình một phong cách riêng và mỗi bài thơ phải có nhịp điệu cảm xúc và tư tưởng khác nhau… Nhưng thơ là một bộ môn đặc biệt mang tầm văn hóa làm phong phú đời sống nội tâm, gốc rễ của nền văn minh. Nếu có cách làm thơ đúng sẽ tạo nên niềm mê hoặc nơi những nhà thơ. Bởi vì ở thời nào cũng vậy, những nhà thơ có tài luôn luôn cần những phương tiện để thể hiện tài năng của họ”. Theo đó sáng tạo thơ tân hình thức cần rất nhiều ở lĩnh vực tài năng và thi pháp.

        Qua những kiến giải trên cho thấy, đây là những nhận xét khách quan của một nhà thơ Việt đi tiên phong trong thể thơ tân hình thức. Mặc dù là cây bút vừa sáng tác, vừa khám phá về thi pháp thơ và có nhiều nhận xét mới mẻ, nhưng tác giả vẫn chưa bao quát hết thực tiễn phong phú của thơ ca đất Việt như tính liên hoàn của ca dao, tính trùng điệp của thơ trung đại; lối biểu đạt dây chuyền, điệp khúc của thơ ca dân gian các dân tộc thiểu số; một số lối cách ngôn của thơ hiện đại cũng như tiềm thức văn hóa của các nhà thơ. Thực tiễn nghệ thuật cho hay, sự thành công của một tác phẩm hay một kiệt tác thi ca không hoàn toàn do thể loại mà xuất phát từ tài năng khám phá hiện thực, tiềm thức văn hóa và sự biểu hiện nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Bất kể thể thơ nào, sáng tạo cũng cần ở tài năng. Do đó, sự xuất hiện loại hình nghệ thuật mới là cần thiết sẽ góp thêm phần biểu hiện nội dung phong phú của cuộc sống, nhưng nó cũng chỉ là một trong những phương thức biểu hiện mà thôi. Hình thức nghệ thuật mới có hiệu năng thẩm mĩ còn phụ thuộc vào tầm vóc người nghệ sĩ, khả năng khám phá cuộc sống. Thực tiễn cho hay, một thi sĩ lớn không chỉ đơn thuần sử dụng một loại hình nghệ thuật mà là sự phối hợp khám phá mỗi tiềm năng ở từng thể loại như Truyện Kiều của Nguyễn Du là sự kết hợp hài hòa tự sự với trữ tình, giữa truyện kể với ca dao; tác phẩm Epnhêghi Onhêghin của Puskin cũng là sự hài hòa truyền thống dân gian Nga và thi học phương Tây trong sáng tạo; thơ Hồ Xuân Hương là sự hài hòa uyển chuyển giữa ca dao với Đường thi; thơ Xuân Diệu là sự hòa quện giữa chất cổ điển của thi học phương Đông với thi học hiện đại phương Tây và thơ ca dân gian để trở thành Thơ Mới…

NEW FORMALISM – Architectural Association Experimental Unit 8

          Gần đây thơ tân hình thức Việt đã được các nhà thơ Mĩ như: Rober Okaji, Susan A Katz, Camille Norton quan tâm khích lệ trên Tạp chí Sông Hương (ngày 11.10.2017). Nhà thơ Mĩ Rober Okaji nói: “Tôi có dịp đọc tờ báo của bạn và phát hiện nó vô cùng thích thú. Thơ xuất sắc và đặc biệt nhờ thế mà tôi được thưởng thức những bài thơ Việt dịch ra”; nhà thơ Susan A Katz viết: “Những khoảng khắc đẹp đẽ trong những bài thơ tôi đã đọc. Đặc biệt tôi bị hấp dẫn bởi những thi ảnh” [2; 1]… Như vậy, các tác giả của “cái nôi” Thơ tân hình thức đều cho thấy những tín hiệu khả quan của thơ Tân hình thức trên đất Việt, nhưng không ai khảng định đây là thể thơ độc nhất, vượt trội. Song điều quan trọng hơn, dù hình thức mới lạ đến đâu chăng nữa, thơ tân hình thức phải thực sự trở thành “món ăn tinh thần” trên đất Việt như các thể thơ truyền thống khác.

         Trên Tạp chí Sông Hương, có thể thấy một số bài thơ tân hình thức Việt tiêu biểu như sau: Bài thơ “Tình buồn” của tác giả Nguyễn Hoạt: Ngày qua ngày đêm lại/ qua đêm đồng hồ vô/ tư luôn điểm tiếng nhưng/ em không vô tư đỏ/ mắt chờ anh và anh/ không tới và thư không/ tới và tình yêu không tới. Đồng hồ chết – hết pin – và ngày lặng/ im và đêm lặng im/ và tình lặng im chỉ/ có đôi mắt buồn nhỏ/lệ [4; 1]. Bài thơ diễn tả tâm trạng khắc khoải chờ đợi yêu thương trong li biệt, chữ cuối dòng thơ trước nối ý sang dòng thơ tiếp theo, cứ vậy cho đến hết bài thơ, biểu đạt cường độ nhớ mong chờ đợi của người con gái, hiện lên trong một không gian trống trải cô đơn. Bài “Nghe lạnh vào đông” của Nguyễn Lãm Thắng diễn tả tâm trạng bừng thức thoáng buồn trước sự chuyển mùa: Chưa là ngọn là/ gốc của một buổi/ sáng bên tách cà/ phê đậm đặc mới/ phát hiện một ca/ khúc buồn như đám/ tang dưới mưa sa/ như những lời sám/ hối của một đời/ người tôi đang đứng/ dậy sau những ngày/ tháng lê thê rụng/ rời uể oải đừ/ ngắt tôi thấy đám/ mây bay trong hư/ vô mỏi mệt lắm! [5;1]. Bài thơ theo thể bốn chữ liên tục vắt dòng, chữ cuối dòng trước nối với chữ đầu dòng sau tạo liên khúc về tâm trạng và sự dồn nén cảm giác. Hay một đoạn trong bài thơ “Tình yêu, mũi tên và bia bắn” của Nguyễn Tuệ: Tình yêu em như mũi tên/ bắn xuyên qua trái tim ta/ rồi vụt mất chỉ còn lại/ trong ta một trái tim đơn/ lẻ đang rỉ máu từng giọt/ từng/ giọt rớt rơi trong đêm/ buồn tênh va chạm với từng/ giọt buồn tạo một âm vang/ bên hư không thinh lặng…[6;1]. Bài thơ diễn tả nỗi khát vọng tình yêu cháy bỏng và nỗi thất vọng biệt li bằng thể thơ 6 chữ, cũng theo lối vắt dòng thành liên khúc rồn rập gợi lên trạng thái suy cảm, xót xa nối xót xa. Như vậy mỗi bài thơ tân hình thức đều bộc bạch những cảm xúc, tâm trạng, suy tư bằng lối diễn ngôn liền mạch, gây xung chấn về cảm giác. Mỗi câu thơ hiện lên những hình ảnh trực cảm khơi gợi các trạng thái tâm hồn của chủ thể bài thơ. Một thể thơ có khả năng tạo nên sự dồn nén cảm xúc cũng là những phẩm chất đặc trưng của thơ ca.

        Tiếp cận thơ tân hình thức cho thấy, một bài thơ có thể dùng các thể thơ 4 chữ, 5 chữ hay 6, 7, 8 chữ, nhưng có đặc điểm chung là liên tục vắt dòng nối ý cho đến khi kết thúc bài thơ, khác với thơ truyền thống về cường độnhịp điệu liên hoàn, từ đó gợi ra cách đọc riêng, đó là sự chảy trôi liền mạch từ cảm hứng nối tiếp tâm trạng. Một bài thơ truyền thống thường liển nghĩa ngay trong một ngữ hoặc một câu hoàn chỉnh, sự ngắt nhịp tự nhiên theo cảm xúc của người đọc theo nhịp 3/2 hoặc 2/3, hoặc 3/5… Song sự ràng buộc nối lờinối ý chuyển dòng là đặc điểm rõ nét về kết cấu của thơ tân hình thức. Chính cường độ, nhịp độ và tính liên hoàn của thơ tân hình thức đã tạo nên trường thẩm mĩ riêng không lẫn với các thể thơ truyền thống, khi cần biểu đạt cường độ cảm xúc liền mạch nó tỏ rõ ưu thế về lối diễn ngôn khác biệt với các thể thơ khác. Vì thế thơ tân hình thức cần một phương thức đọc biểu cảm riêng, tâm thế tiếp nhận riêng.

        Song nếu ai đó quan niệm tuyệt đối hóa thể thơ này có thể thay thế cho các thể thơ khác sẽ trở nên phiến diện, bởi trong thực tiễn cảm xúc con người bao giờ cũng phong phú hơn mọi khuôn mẫu thơ ca, do đó thể thơ tân hình thức chỉ là một kênh tiếp nhậnbiểu đạt tâm trạng mà thôi. Lối tăng cường độ và sự liên hoàn sẽ đáp ứng nhu cầu biểu đạt tâm trạng dồn dập, chảy trôi, dai dẳng không ngừng khi nhà thơ muốn biểu lộ các sắc điệu tình cảm của nhân vật trữ tình. Vì thế không phải mọi chủ đề sáng tác, mọi trạng huống nhân sinh đều cần đến tân hình thức; tân hình thức chỉ xuất hiện khi nhu cầu cá nhân cần biểu lộ một trạng thái đặc biệt của tâm hồn. Điều đó cũng như sự xuất hiện của mỗi âm thanh, mỗi loài hoa trong thiên nhiên chúng vốn mang trong mình giá trị thẩm mĩ riêng. Không thể lấy loài hoa này thay thế cho sự tồn tại của loài hoa khác, âm thanh này thay cho âm thanh khác mà mỗi mỗi âm thanh mỗi loài hoa có vẻ đẹp và sắc màu riêng theo giác quan thẩm mĩ của con người. Từ kết cấu nghệ thuật cho hay, dường như thơ tân hình thức là một phương thức biểu đạt kết hợp hài hòa giữa cảm hứng trữ tình thuật tả được hoà quện đan xen thẩm thấu vào nhau thành liên khúc. Nếu xếp các câu thơ trong bài thơ tân hình thức theo hình tuyến sẽ gợi ra một dạng diễn ngôn trần thuật lồng cảm xúc, tạo cho độc giả một phương thức tiếp cận riêng về cao độ và trường độ. Chính yếu tố nhịp điệu, cao độ và trường độ đã làm nên đặc điểm kết cấu của thơ tân hình thức. Các từ hay âm tiết cuối mỗi dòng thơ (Tiếng Anh hay Tiếng Việt) cũng đều tuân thủ theo trường cảm xúc của nhà thơ để nối với từ hay âm tiết của dòng sau, dĩ nhiên các phương thức biểu đạt đó không tách rời nội dung và cảm xúc của nhà thơ.

          Thơ tân hình thức được viết bằng Tiếng Anh và Tiếng Việt, nhưng không thể đồng nhất thơ tân hình thức của các nhà thơ Âu – Mĩ với thơ tân hình thức của các nhà thơ Việt, bởi thơ ca còn mang những đặc điểm riêng trong mình về văn hóa dân tộc. Tuy cùng một cội nguồn tân hình thức, nhưng thơ tân hình thức của người Việt và thơ tân hình thức của các tác giả phương Tây vẫn khác nhau về kết cấu và ngôn ngữ. Kết cấu thơ tân hình thức Âu Mĩ ra đời trong nền văn hóa Âu Mĩ; thơ tân hình thức Việt hình thành trong nền văn hóa Việt. Văn hóa phương Tây gắn với nền công nghiệp hiện đại; văn hóa Việt là nền văn hóa nông nghiệp phương Đông thuộc các nước mới phát triển mang màu sắc bản địa. Văn hóa Việt vốn là nền văn hóa đa sắc tộc thể hiện rõ nét trong các phạm trù triết học, đạo đức và tín ngưỡng, tập quán và ngôn ngữ…Sáng tác thơ không bao giời thoát li tiềm thức và tâm lí nhà thơ mà trở thành nghệ thuật. Cho nên cảm xúc và hình ảnh, ngôn ngữ thơ tân hình thức Việt không nhất nhất đồng hành với cảm xúc, hình ảnh với ngôn ngữ phương Tây. Do đó một bài thơ hay trên đất Việt phải khơi dậy được chiều sâu văn hóa Việt. Một bài thơ tân hình thức ở phương Tây cũng cần thể hiện được cảm xúc, hình ảnh hiện thực phương Tây. Đó là quy luật của hành trình sáng tạo, tiếp nhận thơ ca nói chung và thơ tân hình thức.

         Cũng như các thể thơ nhập ngoại, một bài thơ tân hình thức Việt, không thể là: “Bình mới rượu mới” hoàn toàn mà đây là một quá trình kế thừa và sáng tạo, bởi không có một hình thức nào lại thiếu nội dung và không có một nội dung nào thiếu hình thức biểu đạt. Do vậy thơ tân hình thức Việt vẫn được phôi thai trong nền văn hóa Việt cả về tâm hồn, tư tưởng, cảm xúc, hình ảnh và ngôn ngữ đến các hình thức chuyển nghĩa và các thể thơ truyền thống. Cái mới trong thơ tân hình thức Việt thể hiện rõ trong diễn ngôn về nhịp điệu, cao độ và trường độ làm hiện lên cảm xúc mới lạ so với các thể thơ khác. Thơ tân hình thức nhiều bài cũng thể hiện cảm hứng tự do, phóng khoáng và uyển chuyển như tùy bút với tản văn, nhưng khác với tùy bút tản văn, thơ văn xuôi, thơ lập thể, thơ cấu hình; thơ tân hình thức thể hiện rõ ở tính liên hoàn trực cảm, tạo cho nó một sắc điệu riêng, một lối cảm thụ riêng không trộn lẫn. Người Việt có 3 kênh tiếp nhận chính về thơ như: đọc thơ, ngâm thơ, phổ nhạc thơ thành bài hát. Gần đây xuất hiện thêm hình thức trình diễn thơ kèm vũ điệu, nhưng vẫn đang trên đường thể nghiệm. Thơ tân hình thức chỉ phát huy hiệu năng thẩm mĩ độc đáo qua giọng đọc, do đó cũng đề ra yêu cầu cao với chủ thể và những độc gỉa có khả năng cộng cảm “đồng tâm tương khí” với nhà thơ. Khi người đọc bắt nhịp được mạch cảm hứng của nhà thơ và thi luật tân hình thức thì sự thể hiện sẽ thành công, bởi đây là một lối diễn ngôn riêng tạo nên dáng vẻ cho thơ tân hình thức.

Những Thiên sứ Nổi dậy

        Thơ là sự biểu lộ tinh thần và cảm xúc của nhà thơ, hình thức thể thơ có chi phối trạng thái tâm hồn nhà thơ. Thơ lục bát thường biểu đạt những trạng thái thiết tha, trầm lắng; thơ Đường luật có tính trang nghiêm như chạm khắc hình ảnh cuộc sống; thơ 5 chữ dùng thuật tả các hiện trạng nhân sinh; thơ 4 chữ nghiêng về giễu nhại, cầu nguyện, sôi nổi; thơ tự do nhằm biểu đạt tâm hồn phóng khoáng… Mỗi thể thơ có khả năng thể hiện nhu cầu tình cảm của mỗi con người, đồng thời cũng có sự giao thoa với các thể thơ khác để biểu đạt thế giới muôn màu muôn vẻ. Cho nên mỗi thể thơ mới ra đời có hiệu lực là một “công cụ”, một “phát minh” giúp nhà thơ đi sâu hơn vào cuộc sống.

         Việc lựa chọn hình thức biểu đạt thơ ca còn phụ thuộc vào cảm xúc của nhà thơ và nhu cầu bạn đọc. Bởi con người là “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” và quan hệ với thiên nhiên trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, thơ cần đáp ứng các nhu cầu thẩm mĩ khác nhau. Có bài thơ cần nhịp độ trầm lắng; có bài thơ cần sôi nổi mạnh mẽ; có bài thơ cần âm điệu thiết tha, dàn trải; có bài thơ như bức tranh tĩnh lặng; có bài thơ như dòng thác nối nhau… Thơ là cây đàn muôn điệu của thế giới tâm hồn nhân loại. Thơ tân hình thức là một giai điệu riêng trong dàn đồng ca về sự sống muôn màu đó. Song dù ở loại hình nghệ thuật nào cũng phụ thuộc vào chủ thể và ý thức thẩm mĩ cộng đồng. Thơ hay đến với bạn đọc luôn tự nhiên như nước uống, khí trời và nắng gió, nụ cười và tiếng khóc; mỗi sắc màu của thiên nhiên, xã hội có sự biểu hiện riêng nên mỗi diễn biến tâm trạng con người cần có diễn ngôn riêng. Nhà thơ lựa chọn một vấn đề trong cuộc sống cần biểu đạt là hoàn toàn tự do, nhưng không nhất thiết bài thơ nào cũng phải mang trạng thái cuồng nhiệt, gấp gáp, mê say, cuộn chảy, nối liền âm tiết và từ vựng mà đó là sự lựa câu, đặt từ, sắp ngữ hoàn toàn tự nhiên về hình ảnh và nhịp điệu theo tâm cảm, trực cảm của mình. Bởi trong cuộc sống không phải con người khi nào cũng có sự đồng bộ, đồng hành về đau khổ, thương yêu, oán hận mà mỗi trạng thái tâm lí đều gắn với cái tôi nghệ sĩ trước cuộc sống muôn màu. Tuy nhiên có những điều biến đổi từ hiện thực khách quan đã tác động đến trạng thái chung của tâm hồn thi sĩ và bạn đọc, nhưng không thể biến những tác động chung của xã hội, thiên nhiên thành trạng thái chung của mọi tác phẩm thơ ca. Mà mỗi tác phẩm thơ ca luôn gắn với tâm trạng riêng của người nghệ sĩ có liên quan với những biến thiên của ngoại cảnh và thời đại. Hiện nay trên thi đàn cho thấy, một số bài thơ tân hình thức Việt xuất hiện đang tiến gần tới tâm cảm, trực cảm của bạn đọc, nhưng đó đây cũng có những bài thơ như một sự gò ép ngôn từ để làm “lạ” thơ ca mang danh tân hình thức nên chưa tạo ra trường thẩm mĩ mới cho người đọc.

                                                                                  *  *

        Sự hình thành và phát triển của Chủ nghĩa tân hình thức (New Formalism) trên thế giới, đã chi phối mô hình kiến tạo thơ tân hình thức (new formaml poety) từ phương Tây đến Việt Nam. Thơ tân hình thức đã góp phần mở rộng thêm phương thức biểu hiện nghệ thuật thơ ca thơ thế giới với Việt Nam và. Song trên thi đàn Việt Nam hiện nay chưa có thể thơ nào mang tính chất độc tôn, tiên phong hay đại diện trong sáng tạo và tiếp nhận. Mỗi thể thơ đều có ưu thế và hạn chế riêng trong phản ánh và biểu đạt bởi “cuộc sống luôn rộng lớn hơn nghệ thuật” (Bêlinxki). Việc đổi mới nền thơ ca đương đại là hiện đại hóa các giá trị tinh thần kết tinh trong nền văn hóa đa sắc tộc Việt Nam có bề dày lịch sử kết hợp với những tinh hoa nghệ thuật thơ thế giới. Mỗi thể loại nội sinh và ngoại nhập đều có vị thế riêng trong quá trình phát triển “đấu tranh sinh tồn” để tạo nên các giá trị tinh thần dân tộc. Tiếp thu mỗi loại hình nghệ thuật trên thế giới là đón nhận một hệ hình mĩ học mới góp phần mở rộng thêm hướng đi của nền nghệ thuật tương lai. Song thành quả của một loại hình nghệ thuật không thể tách rời tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ trước một nền văn hóa và công chúng yêu nghệ thuật luôn chờ đón, nuôi dưỡng và phát triển những đứa con tinh thần mới.

                                                                                                      Hạ chí, năm Canh Tý

                                                                                                                              TMT


                                                     TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Tiếng Việt
  1. Khế Iêm, Tân hình thức (Nghĩ về cách làm thơ), Tạp chí Sông Hương, ngày 14 / 4 / 2016
  2. Hạ Nguyên (2017), Thơ Tân hình thức Việt và bạn thơ trên thế giới, Tạp chí Sông Hương ngày 10/11/2017
  3. Nhiều tác giả (2014). Thơ tân hình thức tiếp nhận và sáng tạo, Nxb. Thuận Hóa
  4. Nguyễn Hoạt. Tình buồn. Tạp chí Sông Hương, ngày 26.6.2012.
  5. Nguyễn Lãm Thắng. Nghe lạnh vào đông. Tạp chí Sông Hương, ngày 21.01.2017.
  6. Nguyễn Tuệ. Tình yêu, mũi tên và bia bắn. Tạp chí Sông Hương, ngày 19.6.2012.
  7. Trần Mạnh Tiến (2019). Thơ Việt trên hành trình đổi mới, Nxb. Hội Nhà văn
  • Tiếng Anh
  1. A Formal Feeling Comes: Poems in Form by Contemporary Women, edited by Annie Finch, 1993
  2. Rebel Angels: 25 Poets of the New Formalism edited by Mark Jarman and David Mason, 1996.

*Bài đã đăng Tạp chí LLPBVH&NTTW, số 12/2020, tr. 9-tr.17

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

TUẦN THƠ 44: 7 NGÀY

Xuân Thủy BẢY NGÀY để quên một cuộc tình đã cũ hay...

TUẦN THƠ 28: CHÙM THƠ NHIỀU NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Văn Vũ - CHẠY VỚI MOZART - Vương Ngọc Minh - VÀO ĐẦU CỮ ĐÊM - Nguyễn Văn Bút - VÔ ĐỀ - Nguyễn Ngọc Trừu - CHUYỆN CÙA ÔNG BÀ TÔI - Dương Hoàng Hữu - CÁI THÙNG SƠN NƯỚC CŨ - Như Thị - HOA ĐỜI

Trăm năm ngày sinh nhà thơ Minh Hiệu: Nghĩ về nhân cách nhà văn

Nhà thơ LÊ TUẤN LỘC Tác phẩm chính đã xuất...

VIRUS VŨ HÁN VÀ CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU

When we try to help others, they consider us enemies. But we can thank them because, through them, we can know the nature of each person. The Wuhan Virus helps us to recognize the good and the bad, to rise above both to retain our human affection. Thanks to that, new love arises. Hopefully.

Điên, Xấu và Nguy hiểm Không Biết

By Christopher J. Scalia | Apr 20, 2024 George Gordon Byron,...

TUẦN THƠ 57: THƠ DỰ THI 1

Giải Diễn đàn thơ Tân hình thức Việt được trao tặng cho những sáng tác thơ xuất sắc do các thành viên tham gia sáng tác trong mục “Thơ Sáng Tác” hoặc gửi về Ban biên tập thơ theo địa chỉ thư điện tử, địa chỉ bưu điện. Những sáng tác của những thành viên trong Ban quản trị và Ban biên tập không được xét để trao giải thưởng.

Related Articles

BÌNH LUẬN VỀ “THƠ KHÁC”

Trong khoảng vô số giờ phút thú vị tôi chúi mũi vào một tập thơ hoặc văn, có những lúc tôi ngẩng đầu khỏi cuốn sách hoặc ngước mắt khỏi dòng chảy nhịp nhàng của bài thơ, và tự đặt một câu hỏi mà nó đòi được giải đáp: điều gì đã buộc tôi tiếp tục; điều gì hiện hữu bên trong bài thơ khiến đôi mắt khát khao của tôi dán chặt vào những dòng dưỡng chất, năm này qua năm khác?

Câu chuyện của các nhà sử học Marxist về Ram Mandir Hiểu biết toàn cầu bị bóp méo về lịch sử của Thánh địa...

VIJAY SATNARINE | FEBRUARY 16, 2024 Tiến sĩ Vijay Satnarine là Giám đốc Giáo dục của Tổ chức Hindu American. Nghiên cứu của ông tập...

CHÙM THƠ ĐA NHỊP ĐIỆU: Nguyễn Văn Vũ

  CHÙM THƠ ĐA NHỊP ĐIỆU _______________________  Nguyễn Văn Vũ   Tính liền lạc trong một bài thơ Tân hình thức Việt là một đòi hỏi hàng đầu, nếu...