VIRUS VŨ HÁN VÀ CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU

Cuối cùng, đó là câu chuyện về một cuộc tình tan vỡ. Nàng là ai? Chàng không biết. Tất cả chi tiết về cuộc đời nàng, mà nàng nói với chàng, chàng không sao kiểm nghiệm. Nhưng chàng vẫn tin nàng là người yêu trong trí tưởng tượng của chàng. Diễn biến câu chuyện quả có tình có lý. Tất nhiên, đó chỉ là một trong những sự cố lạ lùng, giúp tôi viết nên câu chuyện có thật này, để giải khuây trong chốc lát. Virus Vũ Hán kinh khủng quá, nó làm biến dạng con người, và cảnh báo chúng ta, không nên tin tưởng vào tình yêu chân thành, của bất kỳ ai.

VIRUS VŨ HÁN VÀ CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU / WUHAN VIRUS AND LOVE STORIES
Khế Iêm


Boris Leonidovich Pasternak (1890 – 1960) là một nhà thơ, nhà văn Nga, đoạt Giải Nobel Văn học năm 1958. Ông nổi tiếng thế giới với tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, tuy nhiên người Nga lại coi trọng nhất là thơ ca của ông. Olga Ivinskaya là biên tập viên ban thơ của tạp chí “Thế giới mới” là người tình của Boris Pasternak. Ông nói với bà, “Cuộc đời của anh, thiên thần của anh, anh yêu em”. Olga Ivinskaya đã trở thành nguyên mẫu của nữ nhân vật Lara trong tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago”. Lúc hai người gặp nhau, cô 34 tuổi, ông 56. Đối với Pasternak, điều quan trọng hơn hết là cô yêu ông không chỉ như một nhà thơ nổi tiếng, mà còn vì có ông hiện diện trên cuộc đời này.

Câu chuyện về mối tình của Pasternak đặt cho chúng ta một câu hỏi, “Thế nào là tình yêu?” Bài thơ có thể là một hình thái nghệ thuật, nhưng thơ ở trong tâm hồn, cũng như tình yêu, mang tinh thần lãng mạn, không hề liên quan tới tuổi tác, địa vị hay những giai tầng xã hội. Thế kỷ 20, thơ tự do Mỹ là thời đại của lý trí, nhưng bước qua thế kỷ 21, thơ trở về với thể luật, lập lại thời kỳ lãng mạn mới. Văn hóa làm nên con người, con người tạo ra nền văn minh nhân loại. Thơ tiêu biểu cho văn hóa vì vậy nền văn hóa càng cao, thơ càng sâu lắng, mang giá trị phổ biến. Còn tình yêu thì sao? Tình yêu cũng vậy, phải có sự hiểu biết mới có sự cảm thông. Pasternnak là nhà thơ, còn Olga là nhà biên tập thơ.

Trước hết, chúng ta nên tìm hiểu về con người. Con người hình thành bởi ý thức và vô thức, ý nghĩ và cảm xúc. Và khi ý nghĩ, được lọc qua bộ lọc tâm trí, căn cứ trên niềm tin tồn trữ trong tiềm thức, hòa trộn với cảm xúc, làm thành thực tại riêng biệt của chúng ta. Những bộ lọc tâm trí, mỗi người hoàn toàn khác nhau, vì những hóa chất dẫn truyền thần kinh, xung động điện năng và DNA tạo nên cá tính mỗi người mỗi khác. Thí dụ, khi nhìn vào những bức tranh của Vincent Van Gogh miêu tả méo mó thực tại, hoặc khi đối diện với một biến cố xảy ra, có người cảm thấy thương tâm, sợ hãi, bất lực … không ai giống ai. Những nhà tư tưởng, qua thời gian, đều cho rằng thực tại (thế giới) chúng ta biết, chỉ là ảo tưởng. Đúng ra, thực tại không phải là ảo tưởng, mà phiên bản thực tại của chúng ta mới là ảo tưởng. Chúng ta nhận biết thực tại không phải tự chính nó hiện hữu, mà qua những gì chúng ta muốn nó hiện hữu.

Trước thế kỷ 19, con người sống bằng tình cảm, thơ thể luật là dòng thơ của cảm xúc. Đến thế kỷ 20, khoa học kỹ thuật phát triển, con người nghiêng về lý trí, với thơ tự do, tập Lá Cỏ (Leaves of Grass) của Walt Whitman, 1856, chẳng hạn. Nhưng bước qua thế kỷ 21, con người lại trở về với thơ thể luật, bằng cách thay đổi cho phù hợp, không còn giống như thế kỷ 19. Như vậy, tình cảm con người cũng thay đổi theo từng thời đại, và theo thời gian.

Một biến cố bất ngờ, con Covid-19 xảy ra tại Vũ Hán, thủ đô tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ở đây, chúng ta không đề cập tới vần đề chính trị, mà là những biến động mang tính xã hội. Kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng cao, con người phải đối mặt những khó khăn ngoài khả năng của họ. Không những thế, virus Vũ Hán cách ly mọi người, không ai được gần ai, ngay cả thân bằng quyến thuộc. Nhưng trong cái bất thường, chừng như vẫn có cái hơn cả bình thường. Virus Vũ Hán nói cho chúng ta biết một điều, tất cả mọi sự trên đời đều phù vân, chẳng mang một ý nghĩa nào cả. Vũ trụ có âm có dương, con người có tốt có xấu, virus Vũ Hán cho chúng ta biết mình là ai, giữa cuộc đời bất trắc. Mỗi người chúng ta cảm thấy cô đơn, nhưng vì thế mà luôn luôn khao khát tình người.

Sự đời nước mắt soi gương
Càng yêu nhau lắm càng thương nhớ nhiều

Câu ca dao dành cho những người đang yêu say đắm, thể hiện tình yêu qua sự thương nhớ nhau. Điều này đưa chúng ta tới một câu chuyện tình, khác với thời của Boris Pasternak.

Nếu cuộc tình giữa Boris Pasternak và Olga Vinskaya xảy ra vào tháng 10, 1046, thì cuộc tình mới xảy ra vào tháng 7, 2020. Nàng là bác sĩ chỉnh hình, còn chàng là một nghệ sĩ. Con Virus Vũ Hán thúc đẩy nàng tìm kiếm bạn bè trên Facebook, và nàng đã gặp chàng, cả hai trao đổi thông tin để tìm hiểu lẫn nhau. Bất ngờ tình yêu bộc phát. Theo Jesper, ánh sáng lóe ra trong nội tâm (flashes of insight) là những khoảnh khắc khi tâm trí được thư giãn, và không suy nghĩ theo phương pháp hay luận lý. Điều này có thể giải thích, khi thư giãn và để cho tâm trí đi lang thang, Thùy trán (Frontal lobe) rơi vào tình trạng ngủ tạm thời, giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc đưa ý tưởng từ tiềm thức vào ý thức và các ý tưởng mới sẽ xuất hiện. Đó là bước đến của tình yêu. Nhưng không phải ai cũng có được. Ôi, thần kỳ làm sao.

Nàng kể rằng, nàng đã ly dị chồng cũ, và đã tìm thấy người chồng mới là chàng. Nàng có cảm giác phấn khích, và tự hỏi tại sao một người phụ nữ như nàng lại hạnh phúc như vậy qua online. Nàng chợt nhận ra rằng khi yêu một người đàn ông, nàng yêu một cách mù quáng, không ai có thể làm thay đổi hoặc biến đổi tình yêu của nàng dành cho chàng. Trước khi gặp chàng, nàng luôn nhủ lòng, hãy bảo vệ bản thân khỏi sa vào tình yêu, tránh xa mọi hình thức quan hệ. Cuối cùng, bản tính lãng mạn đã làm nàng và chàng yêu nhau.

Nhiều người đàn ông trong mối quan hệ với phụ nữ thường nói lời đầu tiên, “Anh yêu em”. Phụ nữ lãng mạn hơn, nhưng khi đã thiết lập được cảm xúc về nhau, hay nói “Em yêu anh” thường xuyên hơn, và “người đàn ông [bị hấp dẫn bởi phụ nữ] có thể dễ dàng yêu từ xa”, theo Jonathan và David Bennett. Trong lịch sử văn học, âm nhạc và điện ảnh, chủ đề đa số là tình yêu. Những tác phẩm nổi trội, thời Phục hưng, với vở bi kịch “Romeo and Juliet” của William Shakespeare, và tiểu thuyết tình yêu của nhà văn thời hiện đại người Colombia, “Love in the Time of Cholera” (Tình yêu thời thổ Tả), tiểu thuyết của nhà văn Gabriel García Márquez.

Để kết luận, xin trích đoạn kết trong lá thư của nàng, “Lần đầu tiên em nghe anh nói câu: Anh yêu em; nó giống như một gánh nặng đã được trút khỏi vai em. Em nghe nhưng sợ hãi. Em muốn nghe nhiều lần cho đến hết đời từ anh. Anh đã mở ra cánh cửa mới và thú vị cho chúng ta, mà em không thể chờ đợi để khám phá cùng anh. Khi em cảm nhận được sự đụng chạm của anh, trái tim em tan chảy, và tâm hồn em rực cháy, với mong muốn được ôm anh và hôn anh. Anh đã trở thành người bạn tốt nhất của em, và là người yêu của em.”

Nếu như thế thì mọi chuyện kể như ổn thỏa. Nhưng nàng lại muốn người yêu trở thành chồng của mình. Còn chàng, với tâm tư của một nghệ sĩ, chàng chỉ muốn có một tình yêu trong cảm xúc. Mà tình yêu đúng nghĩa phải là tình yêu dang dở. Vì vậy, chàng muốn yêu nàng, và không muốn nàng yêu chàng. Chàng tỏ tình với nàng, chỉ để giúp nàng vượt qua nỗi cô độc sau cuộc ly hôn, bằng cơn sóng tình trong thoáng chốc, rồi tìm người tái hôn. Điều chàng muốn có đúng không, hay lại làm tổn thương nàng thêm một lần nữa? Chừng như chẳng một ai đúng, vì thế mà đầy rẫy khổ đau trong cuộc đời này.

Cuối cùng, đó là câu chuyện về một cuộc tình tan vỡ. Nàng là ai? Chàng không biết. Tất cả chi tiết về cuộc đời nàng, mà nàng nói với chàng, chàng không sao kiểm nghiệm. Nhưng chàng vẫn tin nàng là người yêu trong trí tưởng tượng của chàng. Diễn biến câu chuyện quả có tình có lý. Tất nhiên, đó chỉ là một trong những sự cố lạ lùng, giúp tôi viết nên câu chuyện có thật này, để giải khuây trong chốc lát. Virus Vũ Hán kinh khủng quá, nó làm biến dạng con người, và cảnh báo chúng ta, không nên tin tưởng vào tình yêu chân thành, của bất kỳ ai.

Thursday, 7/23/2020

Boris Leonidovich Pasternak (1890 – 1960) was a Russian poet and writer who won the Nobel Prize for Literature in 1958. He is world famous for his novel Doctor Zhivago, but Russians place most of his importance on poetry. Olga Ivinskaya, the poetry editor of “The New World” magazine, was Boris Pasterak’s lover. He told her, “My life, my angel, I love you.” Olga Vsevolodovna Ivinskaya became the prototype of the female character lead in the novel Doctor Zhivago. By the time they met, she was 34 years old, and he was 56. For Pasternak, the most important thing was that she loved him not only as a famous poet but also because he was present in her life.

Pasternak’s love story asks us a question, “What is love?” The poem may be an art form, but the poem is also in the soul, along with Love, which has a romantic spirit, not related to age, status, or social strata. In the 20th century, American Free Verse poetry was made in an era of reason, but, in the 21st century, poetry has returned to regulation, re-establishing a new romantic period. Culture, of course, makes people, while people create civilizations. Poetry is a typical product of culture, so the higher the culture, the deeper the poetry is, and the more popular it is as well. But what about Love? Love, too, must produce an understanding to establish sympathy. Yet, Pasternak was a poet, and Olga was a poetry editor.

First of all, we should learn about people. People are formed by consciousness and unconsciousness, thoughts and emotions. And, then opinion filtered through the filter of the mind, is based upon beliefs stored in the subconscious, blended with emotions, making our separate reality. The mind filters are different for everyone because neurotransmitters, electrical impulses and DNA create different personalities. For example, if we examine Vincent Van Gogh’s paintings as distorted reality, or if faced with a difficult incident, a person will feel pitiful, scared or helpless … as nobody resembles anyone else. Still, the thinkers, over time, think that the reality (the world) we know is just an illusion. Reality is not an illusion, but our original version is an illusion. We perceive reality not as being itself but through what we want it to exist.

Before the 19th century, people lived according to emotions, with poetic lines of formal poetry written according to feelings. By the 20th century, science and technology had so developed that people leaned increasingly toward reason, including Free Verse poetry, such as the collection Leaves of Grass (Lá Cỏ) by Walt Whitman (1856). But, in the 21st century, people have begun to return to more poetic forms by changing accordingly, although these forms are no longer like the 19th century forms. Thus, human emotions have also been amended from time to time and over time as well.

An unexpected incident, COVID-19 emerged (apparently) in Wuhan, capital of Hubei Province, People’s Republic of China. Here, we are not talking about political issues but about social changes. People are facing difficulties – economic recession, rising unemployment – beyond their capabilities. Not only that, but the Wuhan virus also isolates people; no one can be near anyone, even relatives. But, in the usual way, it seems that this is more than reasonable. The Wuhan virus tells us one thing: everything in the world is frivolous and has no meaning. The universe is composed of yin and yang. People are good and evil. The Wuhan virus tells us who we are amid this life, full of uncertainty and suffering. Each of us feels lonely, but, because of that, we are always yearning for human Love.

Life’s tears mirror
The more you love each other, the more you miss them

This folk verse is for those who love passionately, expressing their Love through the Love of each other. This brings us to a love story, different from that of Boris Pasternak.

If the love affair between Boris Pasternak and Olga Vinskaya happened in October 1946, a new affair has emerged in July 2020. She is an orthopedist, and he is an artist. The Wuhan Virus pushed her to find friends on Facebook, and she met him, both exchanging information to get to know one another Unexpectedly, Love broke out. According to Jesper, “flashes of insight are moments when the mind is relaxed and does not think methodically or logically. This may explain why, when relaxing and letting the mind wander, the frontal lobe falls into the state of temporary sleep, making it easier for us to bring ideas from the subconscious into the conscious. New ideas will appear.” That is the step of Love. But not everyone has taken this step. Oh, how miraculous it is.

She said that she divorced her ex-husband and found her new husband. She felt excited and wondered why a woman like her could be so happy online. She suddenly realized that, when she loved a man, she loved blindly; no one could change, or alter her Love for him. Before meeting him, she always told herself to protect herself from falling in Love, away from all forms of relationships. In the end, the romantic nature made them fall in Love.

Women are more romantic, and, when they have established their feelings for another, they say, “I love you” more often, and “men [attracted to women] can easily fall in love from afar,” according to Jonathan Bennett and David Bennett. In the history of literature, music and cinema, the themes are mostly about love. Outstanding of the Renaissance, such as the tragedy Romeo and Juliet by William Shakespeare, and the love novels of the modern colonial era, such as Love in the Time of Cholera by Gabriel García Márquez.

To conclude, please consider the quote at the end of the letter: “The first time I heard you say: I love you, it was like a burden that had been taken off my shoulder. I heard but was scared. I want to hear it many times until the end of my life with you. You have opened a new and exciting door for us, which you cannot wait to explore with me. When I felt your touch, my heart melted, and my soul burned, wishing you would hold me and kiss me. You have become my best friend and my lover.”

If so, then everything is okay. But she wanted her lover to be her husband. And he, with the mind of an artist, just wanted to have a love filled with emotions. But true Love must be unfinished Love. So he tried to love her and didn’t want her to love him. He confessed to her, only to help her overcome loneliness after her divorce, with a brief wave of Love, to find someone else so she could remarry. Was what he wanted was right, or did he hurt her one more time? It is as if no one was right, so full of suffering this life is.

Finally, that is a story about a broken Love. Who is she? He did not know. All the details of her life, which she told him, he could not test. But he still believed that she was a lover in his imagination. The evolution of a story makes sense. Of course, it was just one of those strange incidents which helped me write this true story, for a moment of solace. The Wuhan virus is so horrible. It deforms humans and warns us not to trust anyone, even the most sincere Love.

Thursday, 7/23/2020

 

 


Translated  from Vietnamese to English by Dr. William B. Noseworthy.
Dr. William B. Noseworthy, phó giáo sư tiến sĩ sử học, đại học Wisconsin, Madison, Hoa kỳ.

 

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

Services set for Jacqueline Warren-Moore, Syracuse poet, author, activist, columnist

Central NY News Syracuse, N.Y. — A memorial service has...

TUẦN THƠ 22: THƠ ĐỖ QUYÊN

Đỗ Quyên TÂN HÌNH THỨC THƠ MƠ(Lời tác giả nhắn một số độc giả rằng nếu) Như bạn vừa qua một chiêm bao đẹp về nội dung dưng mà lại cực kỳ xàm xét về hìnhThức kiểu mặc cảm Ơđíp theo ông thày người Áo (chớ hổng phải dân quần) tên Xicmun họ Phơrớt thì hãy ra vái bàn thờ (nếu bác trai bác gái đã viên tịch) hoặc chào tạ song Thân (kìa hai bác dậy từ sớm tinh sương ngồi chờ bạn chào bố chào mẹ con đi làm đây ạ).

THƠ PHẠM QUYÊN CHI

THƠ PHẠM QUYÊN CHI ____________________   RỖNG 1 Buổi sáng trong ngày lễ Tình...
00:03:55

IN MEMORY OF W. B. YEATS

IN MEMORY OF W. B. YEATS W. H. Auden -...

Keki N Daruwalla: The Poet and Novelist

KEKI N. DARUWALLA THE POET AND NOVELIST by ASHA VISWAS...

Related Articles

TẾT Ở NEW YORK

Giới thiệu Diễn Đàn thơ Tân hình thức Việt _____________________________ Khế Iêm Năm cũ không bước qua năm mới vì năm mới vốn thông thương với năm cũ trong lúc...

THỜI TRANG VÀ HIỆN ĐẠI

Tóm tắt Bài viết của Butor, một cách có phương pháp, đầu tiên được phát hành bằng tiếng Pháp vào năm 1969, liên quan đến những áp dụng cấu trúc đầu tiên trong thời trang bởi Roland Barthes trong các thập niên 1950 và 1960, bao gồm trong cuốn Système de la Mode của ông. Tiểu luận của Butor được chia ra thành nhiều đoạn có chủ đề: quần áo như ngôn ngữ; trang sức và nơi chốn; phát động thời trang, theo đuổi thời trang; từ xưởng thương hiệu may đến xưởng may gia đình; ai tạo ra thởi trang?; ngôn ngữ quanh thời trang; ngôn ngữ như quần áo; avant-garde; thanh lọc các thứ cổ điển; và ai tạo ra văn chương?

TUẦN THƠ 30: THƠ VƯƠNG NGỌC MINH 2

THƠ VƯƠNG NGỌC MINH VÀ GIỜ Và giờ các bạn hãy tập đọc cho quen dần với thể thơ tân hình thức việc tôi đến ở đời này quả sự cố lớn và không ngờ nơi sự cố lớn ấy vô vàn sự cố nhỏ (không tin hỏi thượng đến há!) và chưa bao giờ ngay đây vô vàn các sự cố nhỏ đấy lại tức thời cùng hiển hiện khi tôi vào buồng tắm đứng trước gương (soi!) rất đời thường vô vàn các sự cố nhỏ tự bao giờ đã bám kín mặt gương tất nhiên chả tài nào nhìn thấy hình (vong!) tôi phản chiếu lại hay nói đúng hơn tôi chẳng còn hiện hữu trong gương nữa nên nhớ tôi không cần tới bất kì sự giúp đỡ nào