THANH TRÍ, người bạn cùng thời hay tiếng sóng vỡ dưới trăng…

THANH TRÍ, người bạn cùng thời hay tiếng sóng vỡ dưới trăng…
Đinh Cường


Thanh Trí vẽ mà “tưởng chừng đang hái giấc mơ” …Giấc mơ của một đời người. Chúng tôi đã có cùng thời, học dưới căn nhà cổ xưa ấy – lầu Viễn Đệ – trở thành trường Cao Đẳng Mỹ Thuật thuộc viện Đại Học Huế, do công sáng lập của linh mục Cao Văn Luận năm 1957. Trường nằm bên sông Bến Ngự, gần cầu Nam Giao. Giám đốc là thầy Tôn Thất Đào, họa sĩ của đất Thần Kinh duy nhất tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương.
 
Những tháng năm êm ả thơ mộng của tuổi trẻ, đắm say theo con đường nghệ thuật. Sinh viên mỹ thuật đã ít, nữ sinh lại quý hiếm. Thanh Trí là vóc dáng thanh tân, phơi phới, bên cạnh Hoàng Diệm Phương, Trần Quỳnh Chi, những nữ sinh của khóa đầu tiên. Rồi ra trường, mỗi người mỗi phương trời, dạy hội họa, vẽ tranh, tham dự những cuộc triển lãm…
Rồi những biến động của thời cuộc, nhất là những tang thương, đỗ vỡ, mất mát của cuộc đổi dời khốc liệt sau tháng 4-1975… Vậy mà Thanh Trí vẫn không nguôi, vẫn vực dậy nguồn lực sáng tạo. Khởi đi từ hạnh phúc đến đớn đau, gào thét và im lặng. Đó là hai tứ thơ ở hai cực trong tranh Thanh Trí. Chị không dựng nên một thế giới hoang tưởng mà đã đắm chìm trong giấc mơ, để diễn tả thành đường nét, màu sắc quyết liệt của riêng mình, nên dễ nhận ra cái khoảng không trong tranh Thanh Trí đầy sự chuyển động…Tiếng gió, ánh trăng, mặt trời hay cả tiếng sóng biển…có khi nào thức tỉnh được ”Cô Đào Say’- hóa thân của nghệ sĩ. Làm nhớ đến Joan Mitchell (1):…’tôi cố gắng đạt đến những gì tôi có thể đạt. Tôi không bắt đầu bằng cách nhắm đến một kết quả thế này thế nọ đâu, nhưng có lẽ là tôi muốn nắm bắt một chuyển động, một cảm giác…Tranh tôi không phải là một ngụ ngôn, càng không phải là một câu chuyện. Thà nó như một bài thơ còn hơn…”
(trả lời phỏng vấn của Yves Michaud, tạp chí Cimaise,1-1986).
 
Thà như bài thơ… còn chất lụa và chất Huế trong tranh Thanh Trí vốn đã là thơ:

“Tình trăng tình biển rạc rào
Tình thơ sóng gọi dạt dào bờ đêm”
(Thanh Trí-Trăng và Biển)
 
Còn thấy Thanh Trí mê tranh và yêu biển dường nào – phải chăng người bạn trai thưởng chở vespa Thanh Trí buổi sáng đến trường Mỹ Thuật ngày xưa, sau này là sĩ quan quân lực Việt Nam Cọng Hòa, là “với tất cả tấm lòng yêu thương gởi đến chồng tôi” hiện nay. Phải chăng từ sự bền bỉ trong tình yên ấy, cùng với chỗ dựa vững chắc từ tình gia đình, Thanh Trí đã yên tâm sáng tác cho dến ngày nay…

Nếu trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương có Lê Thị Lựu (2), người nữ họa sĩ đầu tiên của Việt Nam, ra trường nổi tiếng khắp ba kỳ về tài cũng như về sắc, Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định có Trương Thị Thịnh, ngườI nữ họa sĩ đậu thủ khoa khóa đầu tiên, người đẹp của một thời áo dài décolletée… thì trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế có Nguyễn Thị Thanh Trí, tốt nghiệp hạng Ưu, một thời áo lụa vàng và tóc gió thôi bay…

Viết về bạn, xem tranh bạn, tôi như còn nghe ầm vang tiếng sóng vỡ dưới trăng.


 
(1) Nữ họa sĩ Mỹ, sinh năm 1926 tại Chicago, mất tại Paris 1992. Thế hệ thứ hai của trường phái biểu hiện trừu tượng (expresssionisme – abstrait)Newyork. Sau Hans Hofmann, Jackson Pollock. Wehem de Kooning…
(2) Sinh 1911 Bắc Ninh. Tốt nghiệp khóa 3 CĐMTĐD 1932, định cư tại Pháp từ năm 1940. Mất ngày 6-6-1988 tạI Antibes, Pháp.


Virginia 4, 2004
( trích Đặc san Lá Thư Phượng Vĩ – 2004)

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

NGHĨ VỀ CÁCH LÀM THƠ

Tiếp theo Vũ Điệu Không Vần, tập tiểu luận này quan tâm tới việc thực hành và sáng tác thơ Tân hình thức Việt. Vì những bài viết được viết rải rác trong những thời điểm khác nhau, nên có một số chi tiết nòng cốt thường được lập lại để bạn đọc nắm được vấn đề, ghi nhớ và dễ dàng trong việc làm thơ. Những sai sót chắc chắn là có, xin bạn đọc rộng lòng lượng thứ.

CHỦ NGHĨA TOÀN THỂ HÌNH THỨC MỘT TUYÊN NGÔN – ANNIE FINCH

Gặp nhau để ăn mừng việc xuất bản tuyển tập trên, chúng tôi hai đứa nguệch ngoạc bản sơ thảo của tuyên ngôn này trên một tờ giấy ăn trong một quán lau ở tiểu bang New Orleans, Hoa Kỳ.

TUẦN THƠ 42: H Ồ I S I N H

Nguyễn Lương Ba H Ồ I S I N H gửi...

Đọc thơ Đỗ Kh.

Nguyễn Lương Ba dokhiem.com/tho-den-tu-dau/ Thật rất khó để phân tích một...

MỘT CHUYẾN TRỞ DẠ CỦA NÀNG THƠ

William Noseworthy vừa là nghiên cứu sinh của Trường Đại Học Wisconsin-Madison vừa là nghiên cứu viên cao cấp cho Trung Tâm Khmer Học ở Phnom Penh, Cambodia. Sau khi nhận bằng thạc sĩ (2011), anh đã được một nhánh nghiên cứu về “Văn chương của Cộng đồng Hải Ngoại.” Những bài nghiên cứu của anh xuất hiện trên: ASEAS, the Middle Ground Journal và The IIAS Newsletter. Anh cũng viết bài điểm sách cho Studies on Asia và Cha: An Asian Literary Journal. Hiên này anh đang nghiên cứu về “các ghi nhớ về khu vực biên giới” ở Cambodia và Việt Nam.
00:01:24

THƠ DỊCH 5 – IF I COULD TELL YOU

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=SIoxIqZwebU]  IF I COULD TELL YOU Time will say nothing...

Related Articles

Bản chất của thơ: Một điệu tango ngập ngừng giữa cái trước và sự bộc lộ của cái trước mắt

Naveen Kishore | Feb 12, 2024 · 05:30 pm Mối quan hệ giữa cái bóng với mặt trời. Sự vui tươi của họ. Lên xuống và...

TUẦN THƠ 19: MƠ HOANG

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi về cả 2 email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com ~ tanhinhthuc@gmail.com ~ info@thotanhinhthucviet.vn

THƠ VÀ HÒA GIẢI: TÂN HÌNH THỨC

William Noseworthy vừa là nghiên cứu sinh của Trường Đại Học Wisconsin-Madison vừa là nghiên cứu viên cao cấp cho Trung Tâm Khmer Học ở Phnom Penh, Cambodia. Sau khi nhận bằng thạc sĩ (2011), anh đã được một nhánh nghiên cứu về “Văn chương của Cộng đồng Hải Ngoại.” Những bài nghiên cứu của anh xuất hiện trên: ASEAS, the Middle Ground Journal và The IIAS Newsletter. Anh cũng viết bài điểm sách cho Studies on Asia và Cha: An Asian Literary Journal. Hiên này anh đang nghiên cứu về “các ghi nhớ về khu vực biên giới” ở Cambodia và Việt Nam.