Đọc thơ Đỗ Kh.

Nguyễn Lương Ba


dokhiem.com/tho-den-tu-dau/

Thật rất khó để phân tích một bài thơ hiện đại. Mọi biểu lộ văn chương với yếu tính là mỹ học luôn có tính cách xã hội bởi sự đón nhận hay sự kết án do những giao tiếp của nó với mọi người khác nhau vây quanh nó. Lịch sử văn chương là lịch sử của sự thanh trừng. Và kinh nghiệm sáng tác hầu như đối kháng lại cảm quan của quần chúng. Người ta thanh toán nhau bởi vì không ai cùng chấp nhận một tiêu chuẩn chung để cùng phán đoán một giá trị. Và những người sáng tác lại cứ miệt mài tìm kiếm những gì chưa có, chưa ai nói đến. Cảm tính mỹ học, chính là sự ngưỡng mộ (Le sentiment esthétique, c’est l’admiration- R.Bayer, Traité d’esthétique, Paris,A.Colin, 1956).

Do đó tác phẩm văn chương sẽ tác động lên người đọc không phải theo cảm tính mà theo tiến trình lãnh hội của người đọc và dĩ nhiên, tác phẩm văn chương sẽ không tự bày tỏ mà sẽ bày tỏ tùy theo nỗ lực khám phá của người đọc. Thơ cũng vậy. Thơ Tân Hình Thức với những sự kiện được mô tả sẽ trở thành những hiện tượng vì thật ra những phán đoán giá trị nói cho cùng chỉ là những phán đoán sự kiện mà thôi. Sự kiện qua người sáng tạo, qua tác phẩm văn chương sẽ trở thành những hiện tượng và sẽ được đánh giá. Vận dụng ngôn ngữ đời thường mô tả cuộc sống, cắt nghiã thực tại, kể chuyện … sẽ bày ra một chuỗi các sự kiện, mỗi sự kiện đều mang một giá trị tự tại như là yếu tố tiên khởi của văn chương. Và người đọc muốn lãnh hội phải chọn lựa về cái ý nghĩa của sự kiện đó. Vì thế có thể xung đột . Nhưng bài thơ thành hình thiết yếu phải gưỉ tới kẻ khác, vừa là một biểu lộ, vừa là một đón nhận. Ngay cả những biểu lộ bị chia cắt, bị nghi ngờ, bị la ó vẫn có một cách thế riêng tác động lên sự biến hóa của xã hội. Bởi vì văn chương xuất phát từ mọi cảnh đời. Sự chao động của đời sống kéo theo những chuyển động của văn chương.. Và làm thế nào lại có một cái nhìn độc nhất, trơ cứng không chú ý đến những nguồn năng lực mới đang góp phần vào sự vận chuyển của xã hội.Văn chương trở thành một hiện tượng là như vậy.

Nhà thơ Ðỗ Kh. chú ý đến khiá cạnh tính dục trong thơ của ông, không phải dựa theo ý nghĩa mà theo khả năng của chúng. Khả năng đó là lột bỏ các che đậy theo cách thế của sự vật. Hẳn là ông viết không phải vì lạc thú của ông hay là lạc thú của kẻ khác mà rõ ràng là ông muốn thay đổi. Cùng là một sự vật nhưng ông gọi tên khác đi và ông hy vọng rằng chúng sẽ thay đổi dưới mắt ông. Ðó chính là những biểu tượng của trạng thái văn chương có được từ cảm nhận của một thi sĩ. Quần chúng có thể cảm động, cũng có thể phẫn nộ vì hoặc là đưa mình đến với những cảnh đời đó, hoặc là đưa những cảnh đời đó về chung quanh mình.

Em giận anh thì cũng đã
phải. Em còn nhìn anh thì em rộng
rãi. Ðam mê chẳng có bao
nhiêu, đời người đụ mà sướng cũng chẳng
có nhiều, được vậy, thật tình
là anh đã không biết yêu em nhưng
mà cũng đã có biết mê
hết chuyện rồi, xin lỗi thì em không
cần, và cũng không đúng, nhưng
mà phải biết ơn. Một lần cũng phải
biết, nói gì vài năm đó,
đâu phải nhỏ. Anh nhớ rất rõ. Cái
lưỡi, cái lồn, cái vú, bàn
tay. Cám ơn em vừa rồi bên cạnh
xe, đã để anh ôm, đặt
bàn tay lên đít ấm. Ðể nhắc lại,
nhớ đến, định giá đúng, bụng
sụt sùi và đầu ngực rung động. Chẳng phải
để yêu em lần nữa, chẳng
ai chịu và chẳng ai cho, để nhìn
lại đúng tầm mức cái đã
qua, đã có, bấy nhiêu trong một đời
là đã đủ, đã nhiều. Những cơ
bắp âm đạo co dãn, một cái chớp
mắt đâu phải là dễ kiếm,
dầy hay mỏng hàng mi. Bấy nhiêu trong
đời là đã quá thừa. Cái
thừa là cái sang trọng. Thừa cơ lẻn
bước ra đi. Cái thiếu là
cái khốn cùng. Anh không còn thiếu em
nữa, thật là vậy, lúc khó
đã qua. Anh không còn nghèo em từ
dạo đó, từ lâu. Giờ anh
giàu em.Cám ơn em đã cho anh
sang. Cám ơn em đã cho
anh ờ công tử vung vãi chẳng biết
điều. Anh nhớ.

KHANH – ÐỖ KH.

Bài thơ là một thử thách về đời sống tinh thần. Chuyện tình của ông tạo ra một tư thế mới đối nghịch với những quan niệm có sẵn. Người ta dấu diếm nhưng ông thì phơi bày. Nó đặt ra mối tương quan thân thiết giữa thực trạng xã hội và biểu lộ văn chương. Con người vẫn không ngừng là thân phận con người, hắn bị va chạm thường xuyên trong cái biện chứng nhân loại (dialectique humaine) và văn chương là phải vận động xã hội với một ý thức mở ra, nói về một thực tại xã hội đứng trên những tác động biến đổi nền văn chương đó.

© 2003 talawas – https://dokhiem.com/

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

PHÂN TÂM HỌC VÀ THƠ

PHÂN TÂM HỌC VÀ THƠ Frederick Feirstein Hơn vài mươi năm...

THƠ PHẠM QUYÊN CHI

THƠ PHẠM QUYÊN CHI ____________________   RỖNG 1 Buổi sáng trong ngày lễ Tình...

Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn

Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, từng nổi tiếng trước...

Đất nước vào thu

Tản văn của Nguyễn Tự Lập Vậy là thêm một...

NHỮNG THIÊN SỨ NỔI DẬY: 25 NHÀ THƠ TÂN HÌNH THỨC

MARK JARMAN & DAVID MASON   Cách mạng, như nhà phê...

Jean Breeze, First Woman of Dub Poetry, Dies at 65

The Fifth Figure | Bloodaxe Books Jean Breeze, a passionate...

Related Articles

NHẠC THƠ TÂN HÌNH THỨC

[soundcloud url="https://api.soundcloud.com/playlists/1278407230" params="color=#ff5500&auto_play=false&hide_related=false&show_comments=true&show_user=true&show_reposts=false&show_teaser=true&visual=true" width="100%" height="300" iframe="true" /] Thơ tân hình thức Việt · NHẠC THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT Viết về CD “Nhạc Thơ Tân Hình...

ĐỌC – DIỄN THƠ TÂN HÌNH THỨC

ĐỌC – DIỄN THƠ TÂN HÌNH THỨC ______________________________ Biển Bắc   Như chúng ta đã biết, một đặc trưng điển hình của Thơ Tân Hình Thức Việt là...

10 HUYỀN THOẠI VỀ SỰ SÁNG TẠO

When we try to help others, they consider us enemies. But we can thank them because, through them, we can know the nature of each person. The Wuhan Virus helps us to recognize the good and the bad, to rise above both to retain our human affection. Thanks to that, new love arises. Hopefully.