NHẠC THƠ TÂN HÌNH THỨC

0
76

Viết về CD “Nhạc Thơ Tân Hình Thức”  của Hà Nguyên Du


Như mới đây tôi đã viết như sau về tập thơ anh sắp xuất bản:  Xin trích:

Và cứ như thế, tôi lại kinh ngạc, khi khám phá ra thêm một phương diện nào khác về Hà Nguyên Du. Thí dụ, khi biết rằng anh sáng tác nhạc, và các ca khúc lại rất mực xuất sắc…Và, xin trích:

Có một điều tôi biết chắc rằng, đối với Hà Nguyên Du, thơ là cơm hàng ngày để ăn, là nước hàng buổi để uống, và là khí trời trong từng khoảng khắc anh hít thở.

Thì nay, việc sáng tác nhạc của anh hòa nhập vào đời thơ làm thăng hoa cuộc sống khốn khó. Đây cũng là “ khí trời trong từng khoảng khắc anh hít thở”.

Tôi chỉ là người nghe nhạc lâu năm, nên thẩm âm trở thành thói quen… Vì thế tôi dễ nhận ra hay dở của một ca khúc…  

Về thơ Tân Hình Thức là loại thơ không vần điệu, với ngôn ngữ đời thường. Dù chỉ để đọc, nhưng Hà Nguyên Du khám phá ra tính nhạc của nó không kém, so với thơ truyền thống. Từ đó, cách đây 3 năm cho tới nay, anh vẫn là người đầu tiên phóng mình với nổ lực để hoàn thành sứ mệnh “phổ nhạc thơ Tân Hình Thức” Với tâm niệm: Một khi đã được sự ủng hộ nhiệt liệt chưa từng có, của quí anh em là những Nhà thơ trẻ ở hải ngoại cũng như trong nước…Thì dù khó khăn nào, anh cũng đi đến hoàn thành tốt đẹp, như hôm nay tôi có trong tay và đã nghe đi nghe lại nhiều lần. Tôi không ngại để nói lời khen như trích dẫn ở trên là “các ca khúc rất mực xuất sắc”. Tôi nghĩ, khi quí vị nghe thì sẽ có đồng nhận định như tôi.

Bởi, thơ THT là loại thơ khó làm khó hay, mà phổ nhạc lại càng khó hơn gấp bội.

Tuy nhiên, Hà Nguyên Du vẫn không  ngại, mà vẫn nổ lực như ngay từ đầu cùng mục đích với người khởi xướng phong trào là Nhà thơ Khế Iêm. Quyết cùng nhau đẩy mạnh một trào lưu lịch sử, thật mới mẻ, chưa từng có của thơ Việt là thơ Tân Hình Thức.

 Và kỳ diệu thay, anh đã thành công, nổi bật nhất là anh “ không sửa một chữ nào” Anh vẫn giữ nguyên bản gốc của các Nhà thơ, mà nhạc anh phổ, khi nghe qua vẫn hay như những ca khúc hiện hành…

Nhà Thơ Nguyên Giác Phan Tấn Hải


Hà Nguyên Du là một trong những người làm thơ nổi tiếng ngay từ trước 1975 và khi ra hải ngoại, với nhiều thi tập đã được xuất bản và được giới yêu thơ dành cho nhiều hảo cảm đạc biệt…

Thi sĩ còn ở trong cương vị của một người làm thơTân Hình Thức, với cung cách tích cực đẩy mạnh phong trào, ngay từ khởi đầu tham gia.

Thơ THT vốn là một thể lọai thơ mới lạ, khó đọc, khó làm vì phá khổ phá luật, vì thế không phải ai cũng có thể tác tạo được một bài thơ – giống như một ma thuật huyễn hoặc nhưng tượng hình trong ngôn ngữ – nếu người làm thơ không phải là người có kỷ năng sáng tạo cao độ cả về thi ngôn lẫn bề dày kinh nghiệm sống sâu sắc trong cuộc đời.

Hà Nguyên Du, gần như là người viết nhạc duy nhất đã thổi hồn nhạc thêu dệt nên những bài thơ nhạc qua thể lọai Tân Hình Thức, mà không cần sửa chữa hay thêm bớt một chữ. Đó là biệt tài ngọai hạng mà không phải ai cũng có thể hoàn tất được.

Để chứng minh điểm son này, tôi nghĩ, những người yêu thơ, nhất là đối với thể lọai thơ Tân Hình Thức do Hà Nguyên Du phổ nhạc, rất nên tìm nghe CD Nhạc Thơ Tân Hình Thức do ông miệt mài thực hiện suốt hơn 3 năm qua với nhiều thử thách cả về vật chất, kỹ thuật, lẫn tinh thần.

Nguyên Hà- Nhạc sĩ / Ký giả /TB Sống & Saigon Mới Magazine.


Stream Thơ tân hình thức Việt | Listen to NHẠC THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT playlist online for free on SoundCloud


Với những người ưa chuộng thi ca, thì thơ Tân Hình Thức, hầu như ai cũng biết, cũng nghe qua, đọc qua.  Nhưng “nhạc Tân Hình Thức” thì đây là lần đầu tiên tôi mới được Nhà thơ Hà Nguyên Du cho nghe.

Hà Nguyên Du là một trong những người tham gia sớm và cùng đẩy mạnh phong trào thơ Tân Hình Thức, sau khi Nhà thơ Khế Iêm là người khởi xướng. Nhưng phổ nhạc từ thể thơ này thì được biết, hẳn anh là người tiên phong. Thơ Tân Hình Thức vốn không dễ làm, nên nhạc phổ thơ Tân Hình Thức càng không dễ phổ thành ca khúc.

Vì thơ Tân Hình Thức như là một loại văn xuôi được cấu trúc dưới hình thức vắt dòng, phá cách, không vần điệu, theo  ngũ ngôn, thất ngôn hay luc bát… mà thành. Cho nên khởi xướng thành nhạc từ thể loại này rất dễ bị ảnh hưởng vào cung cách của văn xuôi.

Tuy nhiên, thơ Tân Hình Thức cũng có nhạc tính nên khi phổ nhạc Hà Nguyên Du đã cố gắng thoát ra khuôn sáo trường quy mà tạo được một hình thức tương đối mới lạ trong âm nhạc và lời ca. Đặc biệt, khi phổ nhạc, Hà Nguyên Du chấp nhận để y nguyên gốc, đã không sửa đổi hay thêm thắt chữ nào, ý nào từ bài thơ của các nhà thơ Tân Hình Thức.

Âm nhạc khởi lên từ thơ tân hình thức,  ngôn ngữ và hình ảnh nghe như của văn xuôi, nên lời ca được Hà Nguyên Du khéo léo tháp cánh nâng lên, bay bổng bằng nhạc thuật, dù giản dị nhưng đi thẳng vào tâm tưởng người nghe…

Nhạc sĩ Phan Ni Tấn

 

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.