THÂN THẾ VÀ VĂN CHƯƠNG HỒ XUÂN HƯƠNG

Lạ thay mới thời kỷ tiếng Việt Nam đối với văn chương còn phôi thai hỗn độn như thời Lê mạt, không ai để ý đến tiếng nôm kia, không ai nghĩ đến ngày sau nó được mang cái huy hiệu là hai chữ “Quốc Văn” ta thường gọi, thế mà có người đàn bà đã biết dùng tiếng một cách rất xác đáng, xếp thành câu, thành điệu một cách tài tình như cô Xuân Hương. Đến nay nền “ Quốc Văn” một ngày một thịnh, tiếng dùng một cách đã có quy cũ, khuôn phép như xưa, mà hồn Cổ Nguyệt không thấy ứng hiện. Mới hay tinh hoa của non sông vẫn là vật hiếm mà tạp vật bình dị vẫn là số nhiều, cho nên cây cỏ hay văn chương cũng là :”cảnh tùy chủ “

Xưa nay tài tử ở nước Việt Nam ta không phải là ít. Ngoài những bậc siêu quần như bà Trưng, bà Triệu đem gươm đao giữ gìn giống nòi, lại có bậc lấy bút nghiên tô điểm sơn hà nổi tiếng là anh thư thi bá.
 
Xét trong văn chương sử ký nước nhà không ai lừng lẫy bằng nàng Xuân Hương, nàng lừng lẫy vì tài mà cũng lừng lẫy về thân thế.
 
Xuân Hương quê ở đâu ? Chưa ai biết rõ. Sách thì chép quê ở Thanh Hóa. Người thì bảo quê ở Hải Dương. Cũng có sách nói quê ngoài Hà Nội.
 
Xuân Hương sinh năm nào ? Thụ nghiệp ai ? Cũng lờ mờ chưa rõ. Do là sử nước ta không chép rõ phần văn chương. Dù tìm trong trường Bác Cổ hay ở các ngoại thư cũng không thấy nói đến. Xuân Hương còn sống lại ngày nay cho ta bình phẩm chỉ là nhờ những câu thơ tuyệt tác truyền tụng mà biết được chuyện nàng. Một điều có thể chắc được là nàng sinh vào thời Lê mạt, lúc trưởng thành vẫn ở luôn Hà Nội giao thiệp với các thi nhân vùng Hồ Tây bây giờ vì nàng thường lân la luôn ở chùa Trấn Quốc, đền Trấn Võ, hồ Trúc Bạch nên khi đêm khuya canh vắng, súc cảm mà tả vùng ấy trong bốn câu rằng:
 
Lơ thơ khóm trúc trăng tà
Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù bãi cát ngàn sương
Dịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
 
Nhưng dù nàng sinh ngày nào, quê quán ở đâu, nàng vẫn là con nhà Nam Việt. Đất Nam Việt có bậc thi bá anh thư, cuộc đời không giống chị em hường, mà cũng không giống chị em đồng nghiệp.
 
Vì cái thân thế và văn chương của người con gái lỗi lạc phi thường đó mà gây nên lắm dư luận hiểu nhầm, ta cũng cần đem ra bình phẩm lại.
 
Người ta sống ở cõi trần, có hạng thường và có hạng bất thường. Hạng thường làm theo khuôn khổ đời, hạng bất thường làm theo khuôn khổ đặc biệt. Một người thiếu nữ lúc bé ở vớI cha mẹ, lớn lên lấy chồng ,làm vợ, làm dâu, làm mẹ rồi làm mẹ chồng, làm bà bế cháu cho đến chết là hết chuyện đời. Việc đời cô thế, khuôn đời đúc ra trăm nghìn người cứ thế mà xoay, khớp nào vào khớp ấy. Nhưng ai có một cái tư cách đặt biệt lỗi lạc phi thường thì lăn lộn vào vòng đời mà không vào khớp. Nàng Xuân Hương cũng đã thất tình như trăm nghìn cô con gái khác, nhưng bởi cái tư cách đặc biệt mà phảI lăn lộn với đời không thể xếp vào khuôn được:
 
Tựa vách chưa hề chi một tiếng
Ôm đàn mà vắng cả năm cung.
 
Câu thơ vịnh bức tranh tố nữ gãy đàn, mà chính nàng thổ lộ ra thân thế. Thật vậy nàng ôm đàn ”nhân sự” mà vắng cả năm cung, cung chồng cung con cung nàng dâu, cung mẹ chồng nàng đều không gẫy cả.
 
Tục truyền nàng kết duyên cùng ông Tổng Cóc và làm lẽ ông Phủ Vĩnh Tường, nhưng việc trước là việc ép duyên tất không thánh, việc sau là việc ngẫu nhiên tất không thọ. Mà làm sao thành được. Đời nàng Xuân Hương không phải là đời làm vợ một ông Tổng, mà cũng không thể làm thiếp một ông quan. Những gái tài hoa, lỗi lạc như nàng có hai cảnh khác nhau : nếu gặp được tri kỷ thì suốt đờI tận tụy làm một nội tướng, giúp được việc cho cả chồng, hai là cả đời buồng không, không duyên mà cũng đành không kiếp:
 
Giơ tay với thử trời cao thấp
Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài.
 
Thì sao ở được chỗ giá cơm túi áo. Vì không ở được mà suốt đời sinh lắm nổi long đong. Nổi long đong này ta vẫn cho là chuyện không hay vì nó không giống như thân thế trăm nghìn cô thiếu nữ mà ta gọi nó là long đong nhưng đối với những người lỗI lạc thì lại có cái nghĩa khác. Có khi gọi được là hạnh phúc chăng . Vì cái cuộc dời lung lạc là cái đặc sắc của kẻ đại tài, là manh mối giắt lên con đường vô song bất tử.
 
Nàng Xuân Hương là ngườI phi thường không ở được chỗ thường, trông thấy cảnh tầm thường sao khỏi thổ lộ ra những câu ngạo đời, chán đời.Nàng có khi diễu cợy cả bọn tu mi. Ngẫm như lúc nàng đi qua miếu Sầm Nghi Đống là thái thú tàu sang đánh nhau với ông Nguyễn Huệ bị tử trận ở Đống Đa có tiếng thiêng liêng, hay chấp nhất những người đi lễ bái. Nàng hiểu chuyện nên đề mấy câu:
 
Ghé mắt trông nghiêng thấy bảng treo
Kia đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?
 
Phải, làm tài trai mà sự anh hùng có thế thôi ư? Sự anh hùng ấy chỉ là một tay tùy tướng đi chiếm đất bị thua, chạy mà tử trãn, lưu dấu tích lạI một cái miếu con, bốn mùa mưa gió, hống hách với ngưởI đến lễ, với kẻ chăn trâu.
 
Một người thông minh, có tài bất thường như nàng Xuân Hương mà làm trai thì chắc sự nghiệp không thế. Gặp thời gặp vận, biết đâu không phải là bậc phù quốc anh hùng. Khá tiếc thay sinh ra phận gái nên cái tài lỗi lạc của nàng thành ra lãng mạn mà ngườI đời tặng cho hai chữ “lẳng lơ”
 
Chua chát thay, cảm khái thay mấy lời đề đó.
 
Phàm con người ta khi mình tự biết là có tài, có trí, có lỗi lạc hơn người, nhưng vì duyên vì phận, vì điều bó buộc của xã hội hay vì luật lệ của luân thường mà không thỏa chí thì sao khỏi được cái tư tuởng chua chát, tự kiên, ngán đời mà lại khinh người, những ngậm ngùi cho thân thế, mà không ưa thố lộ với ai, chỉ:
 
Gan nghĩa giải bày cùng chị nguyệt
KhốI tình cọ mãi với non sông
 
Duy chỉ non sông, cây cỏ mới hiểu được tâm sự của mình nên:
 
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
 
Râu mày bạch diện mà trơ với nước non là việc thường, hồng nhan mà trơ với nước non trong lúc đêm vắng canh tàn, một mình nghĩ đường kia nổI nọ, thổn thức biết bao nhiêu là nổi lòng: tấm lòng về thế sự, chữ mệnh với chữ tài, tấm lòng vì nước non, hưng vong kim cổ. Đi qua chỗ dấu xưa tích cũ thấy :
 
Ngoài cửa Hành cung có dãi dầu
Trạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau
 
Đau vì :
 
Sóng lớp phế lưng coi đã rộn
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau
NguờI xưa cảnh cũ đâu đâu tá?
Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu.
Lũ trọc đầu cũng ngẩn ngơ thật.
Mà lũ xanh đầu lại ngẩn ngơ hơn.
 
Non sông kia cũng đã từng quen biết lắm: khi Đèo Ngang, khi Kẽm Trống, khi núi Sài Sơn, khi chùa Non Nước, đã xúc cảm biết bao lần, biết bao lần đem cái xinh, cái đẹp tô điểm non sông mà non sông có nhớ khách má hồng này chăng? Nên tuy hỏi vầng trăng mà mình lại hỏi mình:
 
Chiếc bách buồm về phận nổi nênh
Giữa giòng ngao ngán nổI lenh đênh
 
Lênh đênh vì:
 
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng
Nửa mạn phong ba luống gập ghềnh
 
Nên:
 
Ngán nổi ôm đàn những tấp tênh
 
Mà không khỏi những lời thiết tha chua chát :
 
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọI chòm
 
Cảnh của mình đã buồn vậy mà cảnh đời cũng chẳng thấy gì vui. Cái xuân xanh một tuổi một phai dần, con đường đời vẫn còn lận đận. Kiếp phù sinh phỏng được bao nhiêu mà công danh sự nghiệp vẫn chưa thấy. Chỉ thấy những kẻ vô tài mà hữu phận, cùng là những việc gươm giáo hại người :
 
Nghĩ đường danh lợi càng thêm chán
Thấy kẻ gươm dao ruột lại đầy
Đắng đót ghê thay mùi tục lụy
Bực mình theo cuội tới cung mây.
 
Cung mây nàng chưa từng lên được, nhưng cảnh chùa nhiều khi cũng đã thử vào ngâm vịnh đọc kệ, nghe kinh, chực mượn giọt nước cành dương mà rữa tan trần tục. Nàng đã từng vào chùa Quán Sứ ở Hà Nội, chùa Sài Sơn ở Sơn Tây, nhưng con người thế ấy đã tu sao. Nên có khách chơi chùa cảm cảnh mà đề rằng:
 
Ngán nổi má hồng mà phận bạc
Nở đem yếm thắm giấn mùi thâm.
 
Má hồng phận bạc thì đúng thân thế của nàng rồi, nhưng yếm thắm mùi thâm cũng đành vậy, đành vậy mà cũng không được vậy, vì trông thấy lắm điều chướng mắt ngang tai, nên rồI phải phàn nàn gia cảnh:
 
Cha kiếp đường tu sao lắc lèo
Cảnh buồn thêm ngán nổi tình đeo.
 
Cảnh Phật không thành, thân thế lênh đênh nàng vẫn biết, nên mượn cảnh bánh trôi nườc mà tả sự mình:
 
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
….
 
Ta xem thân thế Xuân Hương, ta biết cô là một bực thông minh lỗi lạc, nhanh nhẹ khác thường, như nhuộm vẻ buồn mà pha vị chua chác nên tính tình đã thổ lộ ra một nền văn đặc biệt, không ai bắt chước được mà cũng không bắt chước ai.
 
Nếu câu “ văn tức là người” mà đúng thì đem so cái cốt cách vớI văn thơ của Xuân Hương lạI càng thấy rõ ràng lắm.
 
Ta cứ xét kỹ hai người nữ sĩ Việt Nam là bà Thanh Quan với nàng Cổ Nguyệt, cùng tả một cảnh Đèo Ngang mà không ai giống ai. Hai khuôn khổ hai tinh thần, gương phản chiếu một người một vẻ:
 
Bà Huyện Thanh Quan tả:
 
Bước tới Đèo Ngang bóng đã tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa,
 
Thật là một bà ung dung đạo mạo, thủng thỉnh từng bườc đến bên đèo, lúc bóng chiều đã xế, ngắm cảnh trời một cách rõ ràng, tỉnh mạc, cây chen đá lá chen hoa. Dừng chân đứng lại một mình ở chỗ giời, non nước. Hồn thơ vướng vít biết bao từng…
 
Xuan Hương thì không thế. Nàng vốn tính nhanh nhẹn mà tinh nghịch hơn nên tả:
 
Một đèo, một đèo lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
 
Thật là một bức tranh tả chân, đơn sơ mà hoạt động lạ thuờng. Một nét bút vạch ra thành ba cái chỏm núi; hai chỏm nhặc và một chỏm lơi, ai đã đi tới đèo Ngang mới hiểu hết cái thần tình nhọn bút. Thật là chân thi sĩ, thấy cảnh là nên thơ, làm thơ trông ngay thấy chỗ oái ăm mà diễu cợt. Nhưng ta chớ tưởng nàng chỉ sở trường có một lốI văn đơn sơ hoạt bát đâu.
 
Lối diễu cợt, nàng không kém gì ông Tú Xương, lối hùng tráng không kém gì cụ Công Trứ. Lúc ngậm ngùi bà cũng như bà Thanh Quan. Nói rõ ra là nàng được cả ba lối văn: Trào phúng, Bi hùng và Tán thán.
 
a) – Ông Tú Xương có đặc tính là dùng chữ rất giản dị, tả những tính tình bình thường rất rõ ràng. Ông thấy cảnh là nên thơ, câu thơ như câu chuyện, như tiếng nói của kẻ bình dân hằng ngày, nhưng có đặc sắc là diễu cợt, mỉa mai đờI một cách chua cay khiến người ta cườI mà hóa khóc.
 
Công đức tu hành sư có lọng
Xu hào đủng đỉnh mán ngồi xe
 
Thật là cảnh Tết ở chốn phồn hoa đột khởi:
 
Sĩ khí rụt rè gà thấy cáo
Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi.
Thật là văn khí lúc quốc gia suy nhược
Chồng chung vợ chạ kìa cô Bố
Đỗ lạy quan xin nọ bác Hàn.
 
Còn câu nào tả cái phong hóa lúc giao thờI một cách chua cay hơn nữa. Ông Tú Xương mai mỉa đời, hoạt họa những chàng dốt đặc mà chỉ thích làm “kẻ lớn” không khác gì ba trăm năm trước, cô Xuân Hương diễu cợt một lũ chơi chùa, dốt văn thơ mà lại thích hoa nguyệt:
 
Cũng rủ nhau đi vãn cảnh chùa
Cũng đòi học nói, nói không nên
Ai về nhắn nhủ phường lòi tói
Muốn sống đem vôi quét giả đền.
 
Bức tường trắng vô tội mà nét bút trót bôi nhọ đi thì đem vôi quét đền cho sạch mắt, lời nói giản dị tầm thường mà chua chát thay.
 
Người đề thơ đã làm bẩn tường, người ngâm thơ lại ú ớ, nói chẳng ra câu nên lúc các ngài thử tài Xuân Hương, ra thơ cái chuông lấy vần uông là thứ tử vận thì nàng đọc rằng:
 
Một đàn thằng ngọng đến xem chuông
Nó bảo nhau rằng; ấy ái uông.
 
Thật là hoạt bát, có tài dùng chữ vô cùng, nếu chữ uông mà không dùng là tiếng thằng ngọng nói thì không thể để vào câu nào trong tiếng Việt được cái lối diễu cợt lỗ mãng này nàng đã giỏi mà lối mỉa mai thỏ thẻ nàng lại giỏi hơn.
 
Nghe tiếng khóc của người sương phụ, ham giàu sang mà nhắn rằng:
 
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng
Nín đi kẻo thẹn với non sông
Ai về nhắn nhủ đàn em nhé
Xấu máu thì khem miếng đỉnh chung.
 
Tiếng khen đi với tiếng xấu máu thật là giọng đàn bà, giọng một cô con gái bình dân nói mát với một ngườI thiếu phụ nức nở khóc chồng. Lời thật giản dị mà nghĩa xa xôi
 
Nàng chả những nhắn cùng người sương phụ mà nhắn với cả khách tu mi. Diễu cợt một cách sâu sắc:
 
Ghé mắt trông nghiêng thấy bảng treo
Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo
Vì đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
 
b) – Những người đã có tư tưởng thâm trầm dù muốn lấy cái lời hoạt bát để cườI cợt lúc vui cũng không dấu được cái can trường mãnh liệt nên ngoài lối thơ trào phúng, người Cổ Nguyệt phô bày ra tình cảm bi hùng trước những cảnh nguy nga tráng lệ hoặc những chuyện lở đất long trời:
 
Siên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạt chân mây đá mấy hòn
 
Câu :
 
Sóng lớp phế hưng coi đã rộn
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau
 
Câu :
 
Chôn chặt văn chương ba thước đất
Ném tung hồ thỉ bốn phương trời
 
Câu:
 
Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn giời
 
Những tiếng siên ngang, đâm toạc, sóng lớp, chôn chặt, có vẻ mảnh liệt nghe như tiếng đấu kiếm múa dao vậy, không phải giọng du dương như nhịp hát cung đàn có khác nào giọng bi hùng của cụ Thượng Trứ;
 
Nghe như chọc ruột tai làm điếc
Giận dẫu căm gan miệng mỉm cười…
Tình toan luống đỗ mồ hôi muối
Thương xót đà no nước mắt gừng
Nhắn con tạo hóa xoay giờI lại
Để khách anh hùng rộng đất chơi
 
Giọng du dương của nàng, nàng để khi đứng trước cảnh âm thầm mà nổi lòng man mác như những khi:
 
Êm ái chiều xuân tới khán đài
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai
 
Khi:
 
Canh khuya văng vẳng trống canh giồn
Trơ cái hồng nhan vớI nước non
 
Khi :
Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ
 
Khi :
 
Năm canh thơ thẩn chờ ai đó
Hay có tình riêng vớI nước non
 
Nàng mớI chứa chan mô tả, nên ngọn bút tả cảnh có vẻ dịu dàng đằm thắm:
 
Như tả cảnh sơn thủy thì:
 
Hoành sơn mực điểm đôi hàng nhạn
Thứu lĩng đen trùm một thức mây.
 
Tả thú thanh tao :
 
Bầu giốc giang sơn say chấp rượu
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.
 
Tả chợ trời :
 
Buổi sớm gió đưa trưa nắng đứng
Ban chiều mây họp, tối giăng chơi.
 
Cái giọng du dương, cái lối ghép chữ này có khác gì điệu thơ:
 
Đá vẫn bền gan cùng tuế nguyệt
Nước còn chau mặt với tang thuơng
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dậm liễu sương sa khách bước giồn
Của Bà Huyện Thanh Quan vậy
 
Thật là lưu loát âm thầm, đọc lên là thấy hồn thơ phảng phất, giọng thơ như hát như ru, ấy là cái đặc sắc của văn chương, những bực đại tài bên nữ giới.
 
Nhưng cái biệt tài thơ Xuân Hương không phảI ở giọng du dương bởi những tiếng êm đềm khéo xếp đặt. Xem thơ nàng có cái đặc tính xuất sắc là dùng chữ rất đúng và dùng văn rất tài .
 
Không có văn gia nào giầu tiếng Việt mà dùng tiếng Việt một cách thấu đáo bằng nàng, bất cứ bài nào trong thơ cũng có một vài tiếng đặc biệt là tiếng Việt, tiếng Việt dùng ở các chỗ thôn quê. Nói hằng ngày thì không ai đẻ ý nhưng những tiếng đó có cái vẻ đặc sắc đọc lên là ngẫm được bao nhiêu tình tứ Việt Nam;
 
HỏI bao nhiêu tuổi hỡi cô mình
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
 
Cái tiếng “cô mình”cũng như tiếng “chú mày” tiếng “dì nó” ở chốn thôn quê. Đem dùng mà mấy cô tố nữ thì có cái vẻ ngây thơ mà đeo giọng mỉa mai
 
Tả một hạng người vô vị, nhanh nhẩu hão huyền mà lại thích làm những chuyện không đâu, nàng hạ một câu:
 
Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa
 
Gồm được cả tinh thần trong chũ “dê cỏn”. Dê cỏn không phải là dê con. Dê cỏn là hạng dê mới nhớn lên, có cái vẻ tinh nghịch tự đắc, cũng như tiếng “lợn tháu” “gà choai”có cái nghĩa đặc biệt, phải ở chốn thôn quê mớI hiểu được hết ý riêng.
 
Thơ văn Xuân Hương có những tiếng sóc lõi như vậy, ta đọc là ngẫm ra ngay. Nàng vì giàu tiếng như vậy nên những vần trong thơ phần nhiều là vần oái oăm, ta thường gọi là tử vận nghĩa là vần không thể họa được:
 
Ví dụ thơ chuông lấy vần “uông” và trong những câu:
 
Sau giận vì duyên để mõm mòm
 
Câu:
 
Thân này đâu đã chịu già tom
 
Câu:
 
Vị gì một chút tẻo tèo teo.
 
Câu:
 
Một đố giương ra biết mấy ngoàm
 
Câu:
 
Tiếng gà vừa gáy kẹt kè ke.
 
Vân vân…những tiếng “mõm mòm”, tiếng “tèo teo” tiếng “mấy ngoằm” hình như sinh ra chỉ để dùng vào thơ của Xuân Hương mà thôi, chỗ khác không dùng được nữa.
 
Lạ thay mới thời kỷ tiếng Việt Nam đối với văn chương còn phôi thai hỗn độn như thời Lê mạt, không ai để ý đến tiếng nôm kia, không ai nghĩ đến ngày sau nó được mang cái huy hiệu là hai chữ “Quốc Văn” ta thường gọi, thế mà có người đàn bà đã biết dùng tiếng một cách rất xác đáng, xếp thành câu, thành điệu một cách tài tình như cô Xuân Hương. Đến nay nền “ Quốc Văn” một ngày một thịnh, tiếng dùng một cách đã có quy cũ, khuôn phép như xưa, mà hồn Cổ Nguyệt không thấy ứng hiện. Mới hay tinh hoa của non sông vẫn là vật hiếm mà tạp vật bình dị vẫn là số nhiều, cho nên cây cỏ hay văn chương cũng là :”cảnh tùy chủ“
 
Hay là hoa trong bụi rậm chưa muốn tỏa hương giời, ngọc ở giếng khơi chưa muốn phô vẻ quý, trên trần gian nhẫn nhục, không biết đến chăng? Thưa Quý Bà ?

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

CHÙM THƠ ĐẠT GIẢI THƠ TÂN HÌNH THỨC 2007

Nhà thơ Trầm Phục Khắc lại để ý tới vấn đề ngôn ngữ thơ. Anh cho rằng bài thơ Những Tòa Nhà gần với ngôn ngữ thơ tân hình thức hơn cả, còn các bài khác vẫn còn là ngôn ngữ trừu tượng (có thể là cả nội dung nữa) của thơ tự do. Nhưng thế nào là ngôn ngữ thơ tân hình thức? Ngay nhà phê bình Đặng Tiến cũng từng đặt câu hỏi: “Cao đẹp thay dụng tâm đưa lời thường và đời thường vào thơ. Khốn nỗi, đời thường, ai biết là đời nào?” Ngôn ngữ đời thường chính là phóng chiếu từ những câu nói và sinh hoạt đời sống thường ngày.

POETRY

Căn bản so sánh của Robinson cho thơ hiện đại là những thành đạt vĩ đại của Whitman, càng trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta để bài thơ “Oh for a poet – for a beacon bright” cạnh bài thơ “Walt Whitman,” của ông, bắt đầu với câu “Bài-hát-(của)-bậc-thầy đã chấm dứt” (The master-songs are ended) – chấm dứt với cái chết của Whitman.

Báo Giấy Số 3

Bạn đọc có thể đọc trực tiếp hoặc in...

THƠ TRẦM PHỤC KHẮC 1

THƠ TRẦM PHỤC KHẮC _____________________   NÀNG CÒN NON TRẺ QUÁ Nữ thần...

TUẦN THƠ 21: ĐỪNG BUỒN

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi về email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com ~ tanhinhthuc@gmail.com ~ info@thotanhinhthucviet.vn

Poem: Your Lifestyle Awaits

Biên soạn bởi John Miles | Tháng Chín 15, 2021 Monique...

Related Articles

NHỮNG THIÊN SỨ NỔI DẬY: 25 NHÀ THƠ TÂN HÌNH THỨC

MARK JARMAN & DAVID MASON   Cách mạng, như nhà phê bình Monroe Spears nhận xét, vốn được nuôi dưỡng từ trong cốt tủy của cá...

Sketching with Cezanne

Daniel Ross Goodman: is a postdoctoral fellow and research scholar at the University of Salzburg and the author of Somewhere Over the Rainbow: Wonder and...

VIRUS VŨ HÁN VÀ VƯƠNG VẤN TÌNH NGƯỜI

When we try to help others, they consider us enemies. But we can thank them because, through them, we can know the nature of each person. The Wuhan Virus helps us to recognize the good and the bad, to rise above both to retain our human affection. Thanks to that, new love arises. Hopefully.