Sổ Tay Tháng Tư: Tiểu thuyết Pháp hôm nay & tưởng nhớ một người bạn

Tạp chí VĂN / Sổ Tay Tháng Tư/2001

“Các nhà văn trẻ hiện nay ở Pháp và khắp nơi trên thế giới không có xu hướng họp nhau thành các nhóm (tôi không nói là thành các trường phái). Mọi người tự khép kín. Ngoài ra họ gần như bao giờ cũng từ chối phát biểu các quan điểm văn học của mình. Không có một phong trào nào, không có bản tuyên ngôn nào… Tôi hiểu rất rõ rằng mọi tuyên ngôn văn học – đó là sự giản lược. Chẳng hạn cuốn sách Vì Một Tiểu Thuyết Mới của tôi đã giản lược các vấn để một cách kinh khủng, đến mức như sơ đẳng. Nhưng cái đó lay động. được mọi người. Hiện nay không ai còn muốn lay động ai nữa”.
 
Nhà văn Alain Robbe Grillet, người sáng lập và lý thuyết gia của nhóm Tiểu Thuyết Mới một thời làm sôi động văn chương Phập vào thập niên 60 đã trả lời tạp chí Văn Học Nước Ngoài của Nga trong chuyển sang Mạc Tử Khoa tham dự Hội Thảo Mùa Xuân văn học Pháp như trên.
 
Một câu hỏi mà tôi rất chú ý đó là “Thời nay nhà văn thì nhiều mà độc giả thì ít. Còn sách thì vẫn phải bán. Vậy độc giả có vai trò gì trong quá trình văn học? Và vai trò của nhà xuất bản với tư cách trung gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ?”. Rõ ràng là một câu hỏi không chỉ dành cho người đọc ở Nga hay là ở Pháp. Đó là một câu hỏi chung cho tất cả mọi nước trên thế giới. Câu hỏi đó không chị đúng với tình hình văn học trong nước (Việt Nam) và còn đúng với cả người quan tâm đến sách vở báo chí ở hải ngoại.
 
Câu trả lời của Alain Robbe Grillet là” Các tác giả trẻ ngày nay muốn người ta đọc họ, và đó là một ý muốn táo bạo”. Theo ông các nhà văn trong nhóm Tiểu Thuyết Mới không bao giờ có ý chinh phục người đọc.
 
” Độc giả sẽ đến sau “. Chạy theo độc giả rất nguy hại cho người nghệ sĩ. Và vẫn theo ông, tất cả nhà văn trong nhóm Tiểu Thuyết Mới rốt cuộc đã có người đọc. Như Marguerite Duras. Mặc dù cả Duras, cả Claude Simon, cả Samuel Beckett, và cả ông không bao giờ có ý muốn chinh phục người đọc .
 
Trước khi bắt đầu viết văn, không ai đọc sách của tôi. Anh biết đó tôi nổi tiếng khá nhanh, nhưng vinh quang đó chính là ở chỗ’ không được đọc “. Giới phê bình ra sức chứng minh rằng không thể nào đọc nổi tác phẩm của tôi, rằng tôi là một thằng điên và thậm chí là một kẻ sát nhân. Những điều đó không làm tôi bận tâm. Tôi sống rất nghèo. Bởi để sống tàm tạm thì chỉ cần ít thứ thôi, thậm chí quần áo cũng chẳng phải mua, bạn bè bao giờ cũng sẵn lòng cho anh những bộ đồ cũ, thay vì vứt chúng đi. Tôi thuê căn buồng nhỏ, khoảng chục mét vuông và cảm thấy thoái mái ở trong đó. Bây giờ nhiều nhà văn trẻ cưới vợ rồi lại cần mot căn nhà. Để lấy nơi cho vợ sống. Họ lại cần cả xe hơi nữa.”…
 

Nguyễn Xuân Hoàng


Đêm vượt biên ở Phước Tỉnh

Mình gặp Nguyễn Quý Đức tại trại tỵ nạn Galang (năm 1983). Anh từ Mỹ sang làm việc tại trại trong chương trình giảng dạy CO (Cultural Oriental) cho những người thuộc diện định cư ở Mỹ. Anh ở trong khu nhà tiền chế dành cho những thầy giáo dạy học thuộc Cao Ủy LHQ tuyển chọn. Anh là một trong những người Việt hiếm hoi qua trại tỵ nạn làm việc thiện nguyện để giúp đỡ thuyền nhân. Bạn bè nói anh qua trại vào năm đó để thăm dò tin tức gia đình vượt biên qua. Bố của anh, Giáo sư Nguyễn Văn Đãi (nhà văn Hoàng Liên) vừa mới ở tù ra rất có hy vọng sẽ theo làn sóng vượt biên của những năm 80 ào ạt mỗi ngày. Qua một người bạn, mình gặp anh ở trước cửa phòng của anh. Anh thật đẹp trai linh hoạt rất vui vẻ. Ý định của tôi và người bạn là muốn mượn địa chị hòm thư của anh (PO BOX) để chuyển thư từ từ VN và Mỹ qua PO BOX của anh. It sợ bị thất lạc và cũng nhanh chóng hơn. Anh ok ngay và thế là chúng tôi quen thân. Tôi và người bạn (hiện ở Chicago) và anh cũng là đồng hương người Huế vẫn rủ anh ra quán uống cà phê. Thời gian đó anh chỉ mới hai mươi mấy tuổi rất phong độ vẫn thường chạy bộ mỗi sáng cùng với một người bạn gái người Mỹ các đường quanh co trên đảo. Nay nghe tin anh đã qua đời thật hết sức bất ngờ. Thời gian lần lượt trôi bất tận. Đã hơn 40 năm không gặp lại anh., mỗi người mỗi phương. Nay viết những dòng này để tưởng nhớ tới anh. Một người bạn tốt bụng, luôn luôn lo lắng giúp đỡ bạn bè anh em. Cầu mong anh an nghỉ. Những gì anh đã làm vẫn còn lại, vẫn còn lại trong lòng yêu quý của bạn bè, anh em.

R.I.P anh Nguyễn Qúy Đức

Nguyễn Lương Ba


 

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

THÂN THỂ CỦA THƠ (THE BODY OF POETRY)

(Luận văn về phụ nữ, hình thức, và tự...

Services set for Jacqueline Warren-Moore, Syracuse poet, author, activist, columnist

Central NY News Syracuse, N.Y. — A memorial service has...

Review “Thơ kể” Poetry Narrates

William Noseworthy University of Wisconsin-Madison Review Thơ Kể: Tuyển Tập Thơ Tân...

THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT NAM – SỰ HIỆN DIỆN VÀ TƯƠNG LAI

Trong hoàn cảnh thế giới đang hòa nhập cả về vật chất lẫn văn hóa tinh thần và tâm linh của con người để trở thành một phức thể, văn chương nghệ thuật phải là tiếng nói của tư tưởng cá nhân về cộng đồng, nhân loại, khi sử dụng các hình thức cũ để diễn đạt nội dung mới, bằng các nguyên tắc riêng, các nhà thơ tân hình thức Việt Nam đã không chỉ phát huy được khả năng sáng tạo của người làm thơ mà còn gia tăng khả năng hội nhập với văn hóa, văn học thế giới cho thơ mình. Đưa những nội dung mới vào những hình thức cũ và sử dụng mới các hình thức cũ ấy thực chất cũng là cách sáng tạo hình thức mới, góp phần làm phát triển thơ ca. Đây chính là tinh thần của thơ tân hình thức Việt Nam.

HÒA BÌNH VÀ KINH NGHIỆM MỸ HỌC

Có nhiều câu hỏi cổ động cho giao điểm giữa ‘hòa bình’ và ‘nghệ thuật.’ Chiến tranh đã được biểu trưng trong văn chương và điện ảnh, và những thứ biểu trưng như thế có thể được dùng để thấm nhuần những hứa hẹn cho hòa bình? Sự đính ước với nghệ thuật có thể  giúp chúng ta tưởng tượng ra một tương lai an bình? Sự hài hòa tạo nên, thí dụ, trong trình diễn âm nhạc, có dẫn đến sự hài hòa lớn hơn trong đời sống hàng ngày hay không?

Poetry ponderings from the produce section

Aug. 22—I read a beautiful poem by Alison...

Related Articles

XUÂN THU NHÃ TẬP VÀ THƠ TÂN HÌNH THỨC – TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH

Các nhà Tân hình thức cho rằng thơ vận hành theo hình thái của hiệu ứng cánh bướm: “Ngôn ngữ tạo ra âm thanh, ý tưởng và hình ảnh, biểu tượng cho tính tự tương đồng trong hình học fractal và yếu tố trật tự trong lý thuyết hỗn mang. Kỹ thuật lặp lại làm chức năng phản hồi (feedback) và lặp lại (iteration) mang những âm thanh, ý tưởng và hình ảnh chuyển động. Và vắt dòng làm thành sự tuôn chảy liên tục của hệ thống động lực là bài thơ. Sự tác động ngầm của tất cả những yếu tố trên tạo ra ý nghĩa bài thơ”(5).

MỘT VÀI KHÁI NIỆM VỀ THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT

MỘT VÀI KHÁI NIỆM VỀ THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT Nguyễn Lương Ba   1. TÍNH TRUYỆN VÀ TÍNH KHÁCH QUAN   VớI thơ Tân hình thức, tính khách...

PHÂN TÂM HỌC VÀ THƠ

PHÂN TÂM HỌC VÀ THƠ Frederick Feirstein Hơn vài mươi năm qua, một trong cách biện minh cho việc từ bỏ các kỹ thuật “hình thức”...