BÙI CHÁT : THƠ VÀ HỌA

BÙI CHÁT : THƠ VÀ HỌA

Nguyễn Lương Ba

Trong một bài diễn thuyết nhan đề là :”Nguồn gốc tác phẩm nghệ thuật” đọc ở Francfort tháng chạp 1936. Heidegger đặt vấn đề tại sao có nghệ thuật, hoặc rõ rệt hơn tại sao có tác phẩm nghệ thuật , vì hỏi tại sao có nghệ thuật người ta có thể hiểu như là tra hỏi về một cái gì có thể có như một lý tưởng, không phải là thực tại đang có. Vì thế phải hỏi: tại sao thực sự chúng ta có những tác phẩm nghệ thuật. Có phải vì có nghệ sĩ mà có tác phẩm, cũng như vì có thợ đóng giày mà có giày dép không, hay là vì chúng ta cần có giày dép như một nhu cầu mà có giày, và do đó có thợ đóng giày, cũng như vì chúng ta cần nghệ thuật như một nhu cầu mà có tác phẩm nghệ thuật và có nghệ sĩ.

Như vậy nghệ thuật là một đòi hỏi căn bản của con người, nó biểu lộ một dự phóng ở đời của con người và dự phóng đó thường dựa trên một nền tảng tổng hợp cấu tạo nên cuộc đời của một cộng đồng tập thể. Ví dụ đây là một ngôi chùa .Trước hết ngôi chùa tượng trưng cho một niềm tin tôn giáo của con người, nó gắn liền mọi khía cạnh liên đới giữa con người với con người ,chia sẽ quan niệm về thờ cúng, sự sống, sự chết cũng như bày tỏ niềm hân hoan, an lạc hạnh phúc có được trong cuộc đời này nhưng cuộc đời đó chỉ có thể bày tỏ trên một nền tảng hài hòa của thiên nhiên như ngôi chùa đã nói phải được dựng xây trong một bối cảnh đất trời nào đó nào là dòng sông uốn quanh phía trước đến cổng tam quan dẫn vào một khỏang đất trống lát đá sỏi, hai bên là những hàng cây phủ rạp bóng mát. Phía bên trái là cái tháp chuông Đại Hồng Chung được đúc từ thời vua Thiệu Trị, phía bên mặt là một tấm bia cao cả một mét viết bằng chữ Hán ghi lịch sử của ngôi chùa, ghi nhớ công đức của các vị đã sáng lập nên ngôi chùa. Kế đến là những bức tượng của các vị thần La Hán, các bức tượng Phật hai bên dẫn vào Chánh Điện, bên trong có những bức tranh vẽ Đức Phật từ lúc đi tu cho đến khi nhập Niết Ban. Nói cách khác tất cả những rung động của ta về những hình ảnh, những xúc cảm về ngôi chùa đều được xây dựng trên một nền tảng nguyên ủy mà Heldegger gọi là Trái Đất (die Erde). Khi xây dựng tác phẩm, người nghệ sĩ chỉ là bày tỏ, thể hiện những khuôn mặt của trái đất.

Với những đặc tính như là cổng tam quan, các bức tượng La Hán, các tượng Phật và những bức họa bên trong ngôi chùa… đều là những yếu tố cấu tạo nên tác phẩm cũng là những đặc tính của trái đất bởi thế ta mới hiểu đựơc nghệ thuật như một biểu lộ , có thể bày tỏ mà chính nó không bày tỏ ..

Nghệ thuật là nền tảng, mặc khải những chân lý về cuộc đời thì nghệ thuật tất yếu đều có tính cách thi ca (tout art poétique) có tiếng nói của chính thi ca và cũng có những tiếng nói im lặng, âm thầm như trong hội họa, điêu khắc, những chạm khắc các bức tượng, các tranh vẽ trong Chùa cũng đều bày tỏ , biẻu lộ cũng là một thứ tiếng nói nhưng là tiếng nói của im lặng.

Khi nói về thơ thì nó hoàn toàn là ngôn ngữ thuần tuý, chỉ ngôn ngữ thuần tuý. Hegel còn cho rằng ngôn ngữ là hủy thể tính có nghĩa khi nói ra một sự vật gì thì sự vật đó bị triệt tiêu, lu mờ ngay bởi vì ngôn ngữ nói ra một điều nhưng cũng chẳ nói được gì vì ngôn ngữ không bao giờ nói hết. Ngôn ngữ là một ngỏ cụt. Nhưng vượt lên những suy nghĩ tiêu cực, ngôn ngữ là một đặc ân của con người , lời nói là nói lên, kêu tên sự vật và biểu lộ cách thế ở đời của con người.

Nói về thơ của Bùi Chát là nói về ngôn ngữ. Ngôn ngữ này đến từ cái nhìn. Nếu định nghĩa người với người là một tương quan bạo động vì không ai muốn mình bị áp bức. Sartre nói:” Cuộc đời người khác là sự đe dọa của tôi ” (Ma chute originell, c’est l’existence de l’autre) bởi vì tự do của người khác sẽ đối chọi với tự do của tôi :

Ở trạng thái này hắn làm sao

để giấu. Bỏ bàn tay sau lưng

ngay túi áo, trong hộc tủ. Tay

phải cầm tay trái, hoặc ngược lại

Rồi giấu cả hai tay, bằng cách

cùng nắm chắc một vật cố định

tư thế lao về trước. Lộn người

để bung ra như búp bê tháo

mình bởi ngoại lực thế là đủ

Để an tâm vấn đề này (nọ)

Hắn nghĩ. Nếu ném đá chỉ để

giấu tay, hoặc giấu tay mà tiếp

tục ném đá. Thì tốt hơn (thua)

hãy quay về biển để làm gì

Nhiều cô gái đang bơi ngửa lưng

Hắn ném cái nhìn vào lưng những

cô gái, phải giấu gì của mình

bây giờ . Đang băn khoăn về mô

típ này hắn thấy một động vật

(và) bị giam cầm (cập) đang cố

gắng vượt rào trước mắt mọi người

Hắn xuống tàu & vội vã ra khơi.

(Búi Chát: Giếm)

Thật ra Bùi Chát sáng tác với nhiều thể loại. Đầu những năm 2000, anh cùng một nhóm bạn thơ lập nhóm Mở Miệng ( Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy, Nguyễn Quán…) có khuynh hướng đối kháng với những bất công xã hội, với cuộc đời và với chính mình như là thận phận của con người vì ta không thể tránh được việc luôn luôn phải xác định thái độ trong mọi hành động Đó là con đường của nhận thức và là một tình cảm luân lý. Đặt ngược vấn đề như cụ Trần Tế Xương đã than:

“Thiên hạ có khi đang ngủ cả

Tội gì mà thức một mình ta”

Trần Tế Xương

Câu thơ cảnh tỉnh như một tấn tuồng hồi tưởng cho các sĩ phu thời bấy giờ và như đã biết những bài thơ của Mở Miệng trong thời gian này đã được viết thành luận án cấp Đại Học (biên soạn bởi nhà văn Nhã Thuyên)

Nhưng mặt khác thơ Bùi Chát trong một lúc nhận ra rằng cuộc đời này chỉ là sự ra đi, như một kẻ bỏ nhà lang thang nghĩa là sống trong hoài niệm. Hoài niệm về cái vẻ thần kỳ của ngày xưa, về cái tôi cô đơn, luôn luôn bị ám ảnh là chỉ có một mình. Con người cô đơn là linh hồn của trường phái lãng mạn:

” Nằm đêm anh cứ thương em

Rơi nghiên nước mắt một bên gối nằm

Thế này cho hết trăm năm

Đến muôn năm vẫn âm thầm thương em”

(Xuân Diệu)

Con người thiết yếu tương quan với mọi người. Trong cô đơn không có tương quan đó nên con người cô đơn luôn luôn muốn vượt thoát mình để tìm đến tha nhân. Đó là điều hết sức bi đát( La solitude est tragique):. Con người không muốn ở trong cô đơn nên luôn muốn phá vỡ nó bằng cách tìm đến những mối thông cảm, tìm một tương giao với ngoại cảnh và sự vật:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

(Xuân Diệu)

hay như thơ của Đinh Hùng:

Trời cuối thu rồi – Em ở đâu?

Nằm bên đất lạnh chắc em sầu?

Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy

Ta muốn vào thăm nắm mộ sâu.

Và thơ của Mai Thảo, một ngày buồn một mình uống rượu:

Ngồi tượng hình riêng một góc quầy

Tiếng người: kia, uống cái chi đây?

Uống ư? một ngụm chiều rơi lệ

Và một bình đêm rót rất đầy

Nhưng những ngày tháng ở đời như thế sẽ đưa đẩy nghệ thuật như là phương tiện cứu rỗi để phục hồi cuộc sống an nhiên, hạnh phúic và như Camus trở về với đời , lòng vẫn đầy mơ ước, khi biết thức tỉnh, phản kháng, tình cảnh lưu đày trong phận làm người;

Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao

Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng vẻ

Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tỉnh lặng

Chẳng chịu cho lòng ta yên ổn

Anh mãi mê về một màu mây xa xôi

Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ thó

Về cái vẻ thần kỳ của ngày xưa

Em hát một câu thơ cũ sì

Cái say mê của thời thiếu nữ

Mỗi mùa hoa đỏ về quê

Hoa như mưa rơi rơi rụng

Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi đẹp

Như máu ứa một thời trai trẻ trung

Hoa như mưa rơi rơi rơi

Như tháng ngày xưa ta khờ khạo

Ta nhìn vào tận sâu mắt nhau

Mà thấy lòng đau xót xa

Trong câu thơ của em nhỏ

Anh không có mặt mẹt

Câu thơ hát về một thời yêu đương tha thiết

Anh đâu buồn mà chỉ tiếc rẽ

Em không đi hết những ngày đắm say sưa

Hoa cứ rơi ồn ào như tuổi trẻ trai

Hoa đặt vào lòng chúng ta một vệt đỏ chói

Như vết xướt của trái tim gan

Sau bài hát rồi em lặng im

Cái lặng im rực màu hoa đỏ ối

Anh biết mình vô nghĩa đi bên em

Sau bài hát rồi em như thể dục

Em của thời hoa đỏ ngày xưa kia

Sau bài hát rồi anh cùng thế giới

Anh của thời trai trẻ ngày xưa đó.

(Bùi Chát: Màu hoa đỏ lè)

Và rồi thì tình yêu thương con người là đáng quý nhất bao hàm một quan niệm biết thông cảm. Sự đau khổ vẫn là của riêng mình, không thể nào chia xẻ cho người khác nhưng tình cảm an ủi, thấu hiểu cần thiết của một người bạn người tình sẽ giúp cho khả năng chịu đựng sự cô độc vơi đi với người em thương nhớ vì không ai có thể trách nhiệm cuộc đời người khác:

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi

Nào đâu cái yếm lụa sồi

Cái dây lưng dúi nhuộm hồi sang xuân

Nào đâu cái áo tứ thân

Cái khăn mỏ qụa cái quần nãi đen

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng nhau

Hoa cau nở giữa vườn cau

Thầy u mình có cái đầu chân quê

(Bùi Chát: An toàn là bạn mà)


Bùi Chát đã chuyển qua vẽ tranh cả mười năm nay. Anh tự học, nghiên cứu và triển lãm tranh. Được rất nhiều bạn bè đến ủng hộ. Ở đây tôi chỉ trích dẫn các ý kiến về hội họa của các họa sĩ lừng nổi tiếng một thời. Vì thật sự tôi chỉ biết xem tranh, theo sở thích của mình, rất hạn chế về kiến thức cũng như am hiểu về vẻ đẹp của các trường phái hội họa. Vì thế chiêm nghiệm các kinh nghiệm của các họa sĩ tiền bối cũng đáng để cho chúng ta học hỏi. Những ý kiến này được trích trong báo Văn số 93 năm 1967 (chuyên đề về hội họa) xuất bản tại saigon.

“Đứng trước cảnh trí thiên nhiên, sự lựa chọn giữa cái đẹp và cái xấu do từ một rung cảm thuần khiết chân thành. Song nếu nguồn mỹ cảm bản năng đã giúp cho con người hưởng thụ những vẽ đẹp thiên nhiên thì ngược lại khó có thể giúp cho ta hưởng thụ trọn vẹn một công trình nghệ thuật . Những nghiên cứu về tâm lý và về hình học đã cho biết ý thức thẩm mỹ của con người dần dần phát triển qua bao nhiêu thế hệ với nhiều đổi thay để trở nên tế nhị và cũng phức tạp hơn do hoàn cảnh và ảnh hưởng đời sống.
Từ cảnh trí ở ngoài thiên nhiên đến phong cảnh trong bức hoạ, sự vật đã biến dạng để trở thành chất liệu cho người sáng tác. Hình nét trong tranh này có thể từ sự vãt mà đến nhưng không còn là sự vật và thuộc về sự vật nhìn thấy
Màu tóc này là ánh mây muôn màu rực rỡ nhưng cũng là mái tóc ai sầu muộn.. Ánh sáng này của ngày hôm nay nhìn thấy nhưng cũng là của ngày hom6 qua hồi tưởng và ngày mai ước vọng…”

Họa sĩ Thái Tuấn:

“Cũng như âm nhạc, tác phẩm hội họa có tác động thẳng đối với tâm hồn thưởng ngoạn bằng ngôn ngữ trực tiếp của nó là màu sắc và hình thể. Mỗi màu sắc chỉ riêng một ấn tượng . Thí dụ: vàng: nóng, bực tức, màu ấy gợi nhớ đất. lam :gợi bầu trời, màu thanh thản, trong, trang nghiêm, lạnh- đỏ:nồng nàn, đam mê, mạnh bạo- xanh:tĩnh, thụ động, trung hòa- trắng:và đen: thì cũng là im lặng nhưng im lặng ở trắng tiềm tàng sức mạnh. Hình ảnh cũng là những ký hiệu thị giác . Nhiều hình thể có thể có những tác dụng rõ ràng riêng biệt có hương thơm tinh thần riêng. Góc nhọn tam giác tương ứng ý nghĩa màu vàng, tương ứng với màu đỏ là góc vuông và hình vuông, . Những đường nét cũng vậy không phải chỉ để xác định hình thể hay chỉ trình bày chuyện động, chúng có thể diễn tả những chiều hường toát ra, sự nẩy mầm của những sức lực tự nhiên..”

Hoạ sĩ Nguyễn Đồng

“Người thưởng ngoạn đừng bao giờ tìm công dụng của đồ vật trong tranh. Cái ghế trong hội họa không để ngồi. Cái cây không để che bóng mát. Và người đàn bà trong tranh cũng không để ôm ấp, sờ mó. Còn sự bắt gặp giữa người sáng tác và người thưởng ngoạn, theo tôi là một điều hết sức khó khăn. Người thưởng ngoạn thường đòi hỏi một cách khó tính. Phải nhớ rằng người sáng tác chỉ phát lên một tiếng kêu. Tiếng kêu ấy có thể hiểu ở mỗi người một cách khác. (tạp chí Sáng Tạo bộ mới só 3-09/1970)”

Họa sĩ Ngọc Dũng

“Trước một tác phẩm hội họa người thưởng ngoạn không phải chỉ cốt nhìn xem trong ấy có những hình thù gì để có thể tự cho là hiểu thấu bức tranh này bức tranh nọ. Tôi cho điểm chính là cần phải nhìn được cái tâm tư tác giả qua toàn thể bức tranh. Điều ấy nó hiển hiện qua nét bút hoặc màu sắc hoặc lối diễn tả. Đề tài theo ý tôi là điều phụ thuộc. Một bức tranh có thể không nói gì hết ở đề tài nhưng điều quan trọng là ở chỗ khác, chính là bức tranh ấy đã tự nói đầy đủ tiếng nói của nó rồi.Tác giả không cần phải giải thích hộ bức tranh bằng lời nữa. Không cần phải nói rằng tôi vẽ bức tranh này nhân khi xúc động trước một buổi chiểu vàng, cái màu xanh màu đỏ đặt như thế này cốt để diễn tả tư tưởng này nọ. Gỉai thích hộ tác phẩm mình là một họa sĩ hạng bét. Tác phẩm sẽ vô giá trị khi tự nó không nói gì hết, tự nó không đứng vững nổi trong cuộc sống. Nói gần hơn nếu tự nó không đứng vững trên một bức tường”

Họa sĩ Duy Thanh

Bài viết trích tạp chí Sáng Tạo bộ mới só 3 (09/1970)

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

Lenin: Một nghiên cứu về sự thống nhất tư tưởng của ông.

Georg Lukacs | 1924 First published: by Verlag der Arbeiterbuchhandlung,...

Như thế…Tôi đã đến với Tân hình thức.

When we try to help others, they consider us enemies. But we can thank them because, through them, we can know the nature of each person. The Wuhan Virus helps us to recognize the good and the bad, to rise above both to retain our human affection. Thanks to that, new love arises. Hopefully.

ĐÔI NÉT VỀ HIP HOP

Giới thiệu Diễn Đàn Thơ Tân hình thức Việt __________________________________ wwww.thotanhinhthucviet.com ĐÔI...

The Inseparables – read an extract from the newly discovered novel by Simone de Beauvoir | Simone de Beauvoir

Written 75 years ago but deemed ‘too intimate’ to publish...

MỘT CHUYẾN TRỞ DẠ CỦA NÀNG THƠ

William Noseworthy vừa là nghiên cứu sinh của Trường Đại Học Wisconsin-Madison vừa là nghiên cứu viên cao cấp cho Trung Tâm Khmer Học ở Phnom Penh, Cambodia. Sau khi nhận bằng thạc sĩ (2011), anh đã được một nhánh nghiên cứu về “Văn chương của Cộng đồng Hải Ngoại.” Những bài nghiên cứu của anh xuất hiện trên: ASEAS, the Middle Ground Journal và The IIAS Newsletter. Anh cũng viết bài điểm sách cho Studies on Asia và Cha: An Asian Literary Journal. Hiên này anh đang nghiên cứu về “các ghi nhớ về khu vực biên giới” ở Cambodia và Việt Nam.

TUẦN THƠ 34: CƠN SÓNG ÐẦU TIÊN NĂM MỚI ÐẾN

Giải Diễn đàn thơ Tân hình thức Việt được trao tặng cho những sáng tác thơ xuất sắc do các thành viên tham gia sáng tác trong mục “Thơ Sáng Tác” hoặc gửi về Ban biên tập thơ theo địa chỉ thư điện tử, địa chỉ bưu điện. Những sáng tác của những thành viên trong Ban quản trị và Ban biên tập không được xét để trao giải thưởng.

Related Articles

TUẦN THƠ 54: chuỗi tràng hạt !!

HÀ BẠCH QUYÊN tên thật: Nguyễn Thị Duyên Tuổi Thân 1956 Nơi sinh: Khánh Hội - Quận 4 Sài Gòn Bút hiệu cũ trước 1975: Thương Thanh Duyên...

THANH TRÍ, người bạn cùng thời hay tiếng sóng vỡ dưới trăng…

THANH TRÍ, người bạn cùng thời hay tiếng sóng vỡ dưới trăng… Đinh Cường Thanh Trí vẽ mà “tưởng chừng đang hái giấc mơ” …Giấc mơ...

“BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC KINH” CỦA THANH TÂM TUYỀN

Tôi thực sự bất ngờ khi đọc bài Kinh Nghiệm Sáng Tác Trong Tù của anh Tâm do Khế Iêm gửi hai tháng trước đây, khoảng giữa tháng giêng 2007. Bài được viết tháng hai năm 1993, nhưng mười bốn năm sau tôi mới được đọc. Tôi đọc đi đọc lại đoạn cuối [“Trong quyển sổ tay mang thoát từ trại cải tạo về, có một câu tự nhủ khác: Viết như thể không có gì xảy ra. Không có gì đáng kể.