HÒA BÌNH VÀ KINH NGHIỆM MỸ HỌC

Có nhiều câu hỏi cổ động cho giao điểm giữa ‘hòa bình’ và ‘nghệ thuật.’ Chiến tranh đã được biểu trưng trong văn chương và điện ảnh, và những thứ biểu trưng như thế có thể được dùng để thấm nhuần những hứa hẹn cho hòa bình? Sự đính ước với nghệ thuật có thể  giúp chúng ta tưởng tượng ra một tương lai an bình? Sự hài hòa tạo nên, thí dụ, trong trình diễn âm nhạc, có dẫn đến sự hài hòa lớn hơn trong đời sống hàng ngày hay không?

Sự Chung Sống, Hòa Giải và Nghệ Thuật


Cynthia Cohen

Ghi chú: Bản trước của tiểu luận này, đã đăng lần đầu trên PSA News, Newsletter of Peace Studies Association, v.6.n Summer 2000.


Có nhiều câu hỏi cổ động cho giao điểm giữa ‘hòa bình’ và ‘nghệ thuật.’ Chiến tranh đã được biểu trưng trong văn chương và điện ảnh, và những thứ biểu trưng như thế có thể được dùng để thấm nhuần những hứa hẹn cho hòa bình? Sự đính ước với nghệ thuật có thể  giúp chúng ta tưởng tượng ra một tương lai an bình? Sự hài hòa tạo nên, thí dụ, trong trình diễn âm nhạc, có dẫn đến sự hài hòa lớn hơn trong đời sống hàng ngày hay không?

Chúng ta biết rằng âm nhạc có thể dùng để khích động đoàn quân cũng như làm tâm hồn lắng xuống. Những hình ảnh rất linh động và tuyệt đẹp có thể được dùng như dụng cụ tuyên truyền cho những thể chế độc đoán, chắc chắn như việc chúng có thể khơi động những phản ánh từ thiện và tìm tòi phóng khoáng. Thế thì, có thể tổng quát hóa một cách có ý nghĩa, về mối liên quan của nghệ thuật đối với hòa bình hay không?

Trong bài tiểu luận ngắn này, tôi sẽ xét kỹ khía cạnh riêng biệt của sự tương quan giữa nghệ thuật và hòa bình — tức là phạm vi đính ước với các hình thái và tiến trình mỹ học có thể nuôi dưỡng những năng lực cần thiết cho sự chung sống và hòa giải. Dĩ nhiên, không phải tất cả mọi đính ước với ‘nghệ thuật’ đều có tính mỹ học; thỉnh thoảng chúng ta liên hệ với nghệ thuật một cách thực tế hoặc theo dụng từ kinh tế, không hề lưu ý đến việc đặc tính hóa một kinh nghiệm mỹ học. Và – không phải tất cả ‘kinh nghiệm mỹ học’ xảy ra đều liên quan hệ tới nghệ thuật; những cảnh thiên nhiên có thể kích thích một đáp ứng mỹ học, và bằng cách mang lại một kiểu chú ý riêng biệt nào đó đến kinh nghiệm về khoái lạc trần tục, chúng ta thường tìm thấy nét đẹp nơi các đối tượng và biến cố trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, tôi chú tâm tới ‘mỹ học’ hơn là ‘nghệ thuật’, vì tự chính tiềm năng đính ước mỹ học của nó với chúng ta mà tôi tin rằng nghệ thuật tìm thấy quan hệ vô cùng mạnh mẽ và kích thích cho hòa bình.

Vậy thì, cái gì đích xác tạo nên ‘mỹhọc’? Đây là khái niệm có vẻ thách đố sự định nghĩa. Chúng ta có thể xem đấy là điểm khởi đầu, rằng những kinh nghiệm mỹ cảm, ít ra không phải là ‘VÔ CẢM’ (ghi chú: người viết chơi chữ ở đây, aesthetic = thẩm mỹ; anaesthetic = tê mê, làm tê như trong giải phẫu. Tạm dùng chữ ‘mỹ cảm’ để đối với chữ ‘vô cảm’). Chúng được cảm nhận, không phải tê cóng. Chúng đính ước với chúng ta một cách say đắm. Nhưng một kinh nghiệm mỹ học không hoàn toàn là cảm giác hay cảm xúc: để hợp đủ điều kiện mỹ học, một kinh nghiệm phải đính ước với chúng ta một cách hợp lý hay nhận thức được, cả với cảm giác hay cảm xúc. Thế thì một đính ước mỹ học cần đến “sự cảm nhận tỉnh thức.” Loại đính ước này quan trọng cho hòa bình, vì đấy là thứ quan tâm mà hòa bình cần chúng ta làm tỉnh lại nỗi đau của kẻ khác, kể cả kẻ thù của mình.

Thêm vào sự liên kết giữa khoái cảm và lý tính, phạm vi thẩm mỹ thường được phân ranh trong triết học phương Tây, dính líu tới hình thái phán đoán, lưu ý đến những phẩm chất chính thức của vật thể hay biến cố đang được quan sát (ngược lại với việc chỉ chú ý đến nội dung). Qua cách này, mối đính ước của chúng ta với vật thể nhấn mạnh vào một đáp ứng có đặc tính không-thực-dụng. Thế thì, chúng ta dùng chữ ‘mỹ cảm’ để nói đến sự nhận biết rõ về một cái gì đó bởi ích lợi của nó, phân biệt (ít ra cũng tạm thời) sự hình thành mục đích của riêng ta. Về mặt này, nhận thức thẩm mỹ liên quan tới ‘sự tôn trọng,’ khuyên chúng ta không nên coi việc nhận thức người khác (kể cả người đã từng được coi là cừu địch hay kẻ thù) duy nhất là phương tiện cho cứu cánh, hoặc là trong mục tiêu của nhu cầu chính mình. Loại nhận thức tôn trọng này cần cho hòa bình.

Tìm đến thơ, có lẽ là kiểu mẫu nằm trong địa hạt  đính ước mỹ học loại này. Theo triết gia người Pháp Gaston Bachelard, để hiểu một bài thơ, chẳng những chúng ta cần chú tâm đến chữ và âm thanh của bài thơ, mà còn phải chú tâm đến cách nào những chữ và âm thanh đó vang dội trong ta. Ông nói, sự chú tâm của chúng ta “rọi sáng”, giữa hình ảnh thi vị và đáp ứng của chính mình. Như vậy, bài thơ mời gọi chúng ta kinh nghiệm vài điều mà trước đó tự mình không biết về mình; và ngược lại, chỉ bằng cách chú tâm đến thứ được khơi dậy bên trong chúng ta, mới có thể “hiểu” được bài thơ. Bachelard nhắc đến loại cảm thông này – sự cảm thông sâu xa xảy ra cùng lúc của bản ngã và kẻ khác qua nhau – như một xuyên-chủ-thể.

Sự tương thuộc nhận thức và luân lý với kẻ thù và cừu địch, giống như đặc tính xuyên chủ thể của việc chúng ta hiểu về bài thơ. Càng thấy tính nhân bản của ‘cái khác’ bị ghét bỏ trước kia, chúng ta càng bị thách đố nhiều hơn để phát triển thêm sự hiểu biết về chính mình và những hành động đã xảy ra. Và càng xem xét lại một cách sâu xa hơn những ý niệm chúng ta đã có trước về chính mình, chúng ta càng có thể trở nên thật sự biết ơn người khác.

Đính ước mỹ học với nghệ thuật, tôi tin rằng, có tiềm năng thấm nhiễm những thói quen của tấm lòng và tâm trí trong chúng ta – cảm nhận tỉnh thức, kính trọng người khác, và thực hành sự tương thuộc nhận thức – rất cần thiết cho hòa bình. Cũng có thể, khi tìm hiểu về kẻ thù hay cừu địch của mình thông qua các hình thái nghệ thuật, những phẩm chất tiếp nhận mời gọi bởi tác phẩm nghệ thuật cũng mở rộng chúng ta ra với người khác.

Những năm gần đây, khái niệm ‘mỹ học’ xuất hiện từ triết phương Tây đã bị thách đố từ vài phương hướng. Thí dụ như những học giả Nữ quyền và châu Phi dùng chữ ‘mỹ học’ để diễn tả những nghi thức tập thể, đam mê (hơn là cá thể và tách rời) và những tạo tác, giống như tấm chăn (quilts) và bộ bàn ăn là những thứ có trong  đời sống hàng ngày. Những thách đố này giúp điều chỉnh những định kiến văn hóa và ưu tú đã được đóng ấn trong phương hướng triết lý về ‘mỹ học.’

Khảo sát những phê phán này, rõ ràng đính ước mỹ học liên hệ đến tầm rộng của sự hỗ tương lạc thú giữa tổ chức của nhiều yếu tố trong cấu trúc chính thức, khả năng nhận thức và phán đoán của người cảm nhận. Lạc thú chiết từ cách mà qua đó những hình thái hòa giải áp lực giữa cá nhân và tập thể, giữa canh tân và truyền thống, và giữa hỗn mang với nghiêm khắc. Mực độ canh tân và trật tự thay đổi tùy theo văn hóa và bối cảnh.

Theo khái niệm rộng hơn, nghi thức là một hình thái đính ước mỹ học. Nghi thức cung hiến cho các cộng đồng nhân bản những phương cách cưỡng bức nội tại (không bạo động) để tưởng tượng ra những hình trạng xã hội mới và để minh chứng cho viễn ảnh của họ. Vì lý do này, nghi thức có thể trở nên vô cùng quan trọng cho việc tạo ra hòa bình. Qua nghi thức chúng ta có thể kinh nghiệm – dù chỉ trong khoảnh khắc cuồng nhiệt – những khía cạnh khác của một tương lai an bình mà chúng ta tìm cách tạo nên.

Những diễn tả có nghệ thuật và nghi thức đạt được tính năng động vì chúng đóng khung  xung đột và áp lực giữa các yếu tố bên trong những hình thức có giới hạn. Bởi vì xung đột và áp lực là những khía cạnh không tránh khỏi của đời sống, sống chung với những người khác buộc chúng ta phải cấu tạo nên những hình thức xã hội, giữ lại các áp lực và xung đột để chúng có thể được dùng trong những phương cách hữu ích. Trong nghĩa này, sống hòa bình buộc chúng ta sống nghệ thuật, và tận dụng khả năng đã nuôi dưỡng mình qua sự đính ước với những hình thái và tiến trình mỹ học.

Thế thì, bằng một vài cách nào đó, những hình thái và tiến trình mỹ học là căn nguyên cho sự chung sống, hòa giải và hòa bình. Đính ước với mỹ học có thể nuôi dưỡng khả năng và xu hướng về cảm nhận tỉnh thức, sự kính trọng và có thể đào sâu sự tỉnh thức của chúng ta về mối liên quan nhận thức đối với người khác (kể cả kẻ thù của mình). Nghi thức và nghệ thuật có thể cho   những kinh nghiệm mãnh liệt về một tương lai an bình hơn là thứ tương lai chúng ta tìm cách để tạo nên. Trong khả năng mang những yếu tố xung đột vào trong một quan hệ đầy năng động và linh hoạt, các hình thái nghệ thuật chính là biểu tượng của những cộng đồng nhân bản lành mạnh. 

Nguyễn Thị Ngọc Nhung dịch

 

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

TUẦN THƠ 55: TIN MỪNG BÌNH AN CHO NHÂN LOẠI

  Thơ • Chủ trương & chủ bút Khế Iêm...

TUẦN THƠ 53: XÂU CHUỖI THƠ: CHUYỆN KỂ TRƯỚC CỔNG TRƯỜNG

XÂU CHUỖI THƠ CHUYỆN KỂ TRƯỚC CỔNG TRƯỜNG Nguyễn Văn Vũ CHUYỆN...

Báo Giấy Số ra mắt

Trong tiến trình hình thành, thơ Tân hình thức Việt là một thể thơ không vần thuần Việt, được kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Bước tiếp theo, chúng tôi nối kết cách đọc trên trang giấy theo truyền thống, và trên online. Điều này được khai triển từ phong cách tân chiết trung của Tân hình thức Việt. Đây là tờ báo giấy gọn nhẹ của thời công nghệ mới, có lẽ cũng chỉ thích hợp với thơ Tân hình thức, và là một trong những ưu thế của dòng thơ này. Trên thực tế, sau nhiều năm đọc trên online, chúng ta nhận ra rằng, đọc trên trang giấy vẫn là một cái thú không thể từ bỏ. “Thơ Tân hình thức” là một hình thức tối giản của báo giấy, đáp ứng nhu cầu chuyển tải qua các phương tiện truyền thông hiện đại. Với 8 trang khổ A4, quí bạn nhận được, save vào CD hay USB, rồi đem ra tiệm copy, in ra giấy, vừa tiện lưu giữ, vừa đọc trên trang giấy. Vì ít trang, nên tờ báo chú trọng vào những sáng tác và bài viết phê bình, tiểu luận ngắn và chọn lọc. Tờ báo giấy “Thơ Tân hình thức” dự trù, mỗi tháng 1 số, bắt đầu từ tháng 4 – 2014. Mong quí bạn ủng hộ, bằng cách copy ra và giới thiệu tới những bạn đọc khác. Xin thành thật cảm tạ.

Writing Science Poetry

Writing Science Poetry - Làm Thơ Khoa học -...

Bài thơ trong ngày: ‘Khi tôi nghe nhà thiên văn học uyên bác’

Poem of the Day: ‘When I Heard the Learn’d...

Related Articles

NGHĨ VỀ CÁCH LÀM THƠ

Tiếp theo Vũ Điệu Không Vần, tập tiểu luận này quan tâm tới việc thực hành và sáng tác thơ Tân hình thức Việt. Vì những bài viết được viết rải rác trong những thời điểm khác nhau, nên có một số chi tiết nòng cốt thường được lập lại để bạn đọc nắm được vấn đề, ghi nhớ và dễ dàng trong việc làm thơ. Những sai sót chắc chắn là có, xin bạn đọc rộng lòng lượng thứ.

Sống lại tuổi thơ với “Chiếc bánh trăng”

HUYỀN CHI  -  Thứ ba, 02/01/2024 "Chiếc bánh trăng" của tác giả Lâm Ngọc Quỳnh Anh do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành, gồm...
00:11:48

VIRUS VŨ HÁN VÀ BI KỊCH KHỔ ĐAU

  Virus Vũ Hán Và Bi Kịch Khổ Đau March 25, 2020 Khế Iêm Nhà thơ Khế Iêm tên thật Lê Văn Đức sinh năm 1946 tại Lê...

Discover more from THO VIET

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading