10 bức tranh đắt nhất 2023 và người chủ đặc biệt của kiệt tác số 1

Năm 2022, ngành đấu giá tranh phục hồi sau thời kỳ tạm lắng do đại dịch. Đó là một năm thịnh vượng với nhiều kỷ lục mới, đặc biệt là bộ sưu tập huyền thoại của Paul Allen – người đồng sáng lập Microsoft với Bill Gates.

Sang năm 2023, theo Value, thị trường nghệ thuật có sự điều chỉnh và hạ nhiệt, một phần do thách thức của nền kinh tế toàn cầu. Tổng giá trị của 10 bức tranh đắt nhất được bán đấu giá là 675,4 triệu USD, giảm 44,5 triệu USD so với năm ngoái. Christie’s và Sotheby’s duy trì sự thống trị trong đó, Christie’s bán 6 bức trong danh sách và Sotheby’s bán 4 bức còn lại. Tám trong số mười tác phẩm hàng đầu đã được bán ở New York (Mỹ). Danh họa người Áo Gustav Klimt chiếm hai vị trí bao gồm bức tranh đắt thứ hai.

Femme à la montre (Cô gái đeo đồng hồ) – Pablo Picasso: 139,3 triệu USD

Bức Murnau mit Kirche II (Murnau với nhà thờ II) của Wassily Kandinsky: 44,8 triệu USD

Bức tranh đắt nhất năm 2023 thuộc về Femme à la montre (1932) của Pablo Picasso, đạt 139,3 triệu USD tại Sotheby’s New York (Mỹ) vào tháng 11, đồng thời trở thành tác phẩm có giá trị thứ hai của họa sĩ được bán đấu giá.

Bức tranh rực rỡ vẽ Marie-Thérèse Walter – nàng thơ đồng thời là người tình của Picasso. Sáng tác gây chú ý không chỉ vì nền màu xanh rực rỡ mà còn là sự xuất hiện của một chiếc đồng hồ. Mô típ chiếc đồng hồ chỉ xuất hiện trong ba bức chân dung suốt cả sự nghiệp của Picasso.

Đầu tiên là bức chân dung Olga – người vợ đầu tiên của Picasso từ năm 1917, một năm trước đám cưới của họ. Hơn một thập kỷ sau, mô típ này lại xuất hiện trong Femme à la montre, chiếc đồng hồ nằm trên cổ tay của của Walter, người đã “mượn” phụ kiện cũng như chiếm lấy tình cảm của Picasso. Bức tranh thứ ba được vẽ năm 1936, khi Picasso ly hôn với Olga đồng thời hết yêu Walter.

Tác phẩm trước khi bán đấu giá vào tháng 11/2023 thuộc về bà Emily Fisher Landau, một trong những nhà sưu tập và bảo trợ nghệ thuật vĩ đại nhất của Mỹ.

Năm 1966, nhà môi giới Ernst Beyeler đã chọn lọc bức Femme à la montre từ xưởng vẽ của Picasso. Hai năm sau, bà Landau mua lại tác phẩm và lưu giữ suốt 55 năm qua cho tới khi bà qua đời vào 27/3/2023 ở tuổi 103.

tran h2.jpg
Bà Emily Fisher Landau ngồi trước tác phẩm ‘Không đề – 1958’ của Mark Rothko

Nổi lên với tư cách là người bảo trợ từ cuối những năm 1960, bà Landau từng hào phóng tặng hơn 400 tác phẩm cho Bảo tàng Nghệ thuật Whitney. Năm 1991, bà thành lập Trung tâm Nghệ thuật Fisher Landau và chào đón công chúng tới thưởng lãm bộ sưu tập 1.500 tác phẩm của mình.

Theo New York Times, mối duyên với nghệ thuật của bà Landau bắt đầu từ một vụ trộm. Năm 1969, một băng nhóm đột nhập vào ngôi nhà ở New York (Mỹ) của bà Landau và chồng là doanh nhân Martin Fisher. Những tên trộm cải trang thành thợ sửa điều hòa lấy đi những bộ trang sức tuyệt đẹp mà ông Fisher tặng cho vợ qua nhiều năm.

Sau khi nhận được tiền bảo hiểm cho các món đồ bị ăn trộm, bà Landau quyết định đầu tư vào nghệ thuật. Cuối cùng, bà đã sở hữu một trong những bộ sưu tập đáng ngưỡng mộ nhất ở Mỹ. “Tôi chưa bao giờ chọn thứ gì vì nó hợp thời trang. Đó luôn luôn là những gì tôi thích theo bản năng”, bà Landau tâm sự.

Nguyên tắc đó định hướng hoạt động sưu tập của người phụ nữ này trong nhiều thập kỷ tiếp theo. Bức Femme à la Montre là một trong những thương vụ đầu tiên của bà Landau.

Rất ít nhà sưu tập non trẻ có đủ tự tin để mua tranh Picasso nhưng con mắt sắc sảo của bà Landau đã khiến nhà sưu tập ra quyết định nhanh chóng. Sáng tác của Picasso luôn là trung tâm trong bộ sưu tập của bà hơn 5 thập kỷ, được treo trong ngôi nhà ở New York.

9 tác phẩm đắt giá khác

tranh 3.jpg
Bức ‘Dame mit Fächer’ (Quý bà cầm quạt) của Gustav Klimt: 108,4 triệu USD
tranh 4.jpg
Bức ‘Le bassin aux nymphéas’ (Ao hoa súng) của Claude Monet: 74 triệu USD
tranh 5.jpg
Bức ‘El Gran Espectaculo’ (Sông Nile) của Jean-Michel Basquiat: 67,1 triệu USD
tranh 6.jpg
Insel im Attersee (Đảo ở Attersee) của Gustav Klimt: 53,1 triệu USD
tranh 7.jpg
Figure in Movement (Nhân vật trong chuyển động) của Francis Bacon: 52,1 triệu USD
tranh 8.jpg
‘Recollections of a Visit to Leningrad’ (Ký ức về chuyến thăm Leningrad) của Richard Diebenkorn: 46,4 triệu USD
tranh 9.jpg
Untitled (Yellow, Orange, Yellow, Light Orange) – Không đề (Vàng, Cam, Vàng, Cam sáng) của Mark Rothko: 46,4 triệu USD
tranh 11.jpg
Les Flamants (Chim hồng hạc) của Henri Rousseau: 43,5 triệu USD


Lý do Van Gogh vẽ tới 10 bức tranh hoa hướng dương

Lý do Van Gogh vẽ tới 10 bức tranh hoa hướng dương

Van Gogh muốn được biết tới là họa sĩ chuyên vẽ hoa hướng dương. Đối với ông, loại hoa này tượng trưng cho lòng biết ơn, niềm khát khao có được tính cách lạc quan, tràn đầy hy vọng.


Danh họa Michelangelo từng bị án tử hình, phải trốn ở hầm bí mật suốt 2 tháng

Danh họa Michelangelo từng bị án tử hình, phải trốn ở hầm bí mật suốt 2 tháng

Sở hữu tài sản khổng lồ, Michelangelo có thể coi là triệu phú vào thời của ông. Nhưng cuộc đời của thiên tài hội họa không nhờ vậy mà dễ dàng hơn.


Source link

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

Báo giấy số 5

Bạn đọc có thể đọc trực tiếp hoặc in...

NGHĨ VỀ CÁCH LÀM THƠ

Tiếp theo Vũ Điệu Không Vần, tập tiểu luận này quan tâm tới việc thực hành và sáng tác thơ Tân hình thức Việt. Vì những bài viết được viết rải rác trong những thời điểm khác nhau, nên có một số chi tiết nòng cốt thường được lập lại để bạn đọc nắm được vấn đề, ghi nhớ và dễ dàng trong việc làm thơ. Những sai sót chắc chắn là có, xin bạn đọc rộng lòng lượng thứ.

CON ĐƯỜNG THƠ

   

‘VŨ ĐIỆU KHÔNG VẦN’ VÀ NHỮNG SUY NIỆM VỀ THƠ TÂN HÌNH THỨC

Chưa bao giờ, đọc một tiểu luận về thơ mà sự ám ảnh của nó đối với tôi mạnh mẽ đến thế!? Ý tưởng réo gọi ý tưởng, tập tiểu luận là công trình nghiên cứu công phu, nghiêm cẩn và sâu sắc về thơ, trong đó có thơ Tân hình thức đã cuốn hút, dẫn dụ tôi đi vào “ma trận” của những suy niệm về thơ mà ở đó, tưởng đâu gặp những diễn ngôn tắt tị, rối rắm, mơ hồ, nhiều khi đến khó hiểu như vẫn thường gặp ở một số bài nghiên cứu, lý luận, phê bình về thơ. Nhưng không, khi đọc tập tiểu luận Vũ điệu không vần của nhà thơ Khế Iêm, tôi luôn bắt gặp ở đó những suy tưởng chứa đầy sắc hương và ánh sáng. Đó là thứ hương sắc của tâm hồn, của cảm xúc và ánh sáng của trí tuệ với những luận giải về thơ đầy chất triết luận và một tình yêu thơ ca mãnh liệt, thể hiện một khao khát cháy bỏng về hành trình đổi mới thơ Việt mà thi nhân xem đây như một sứ mệnh được lịch sử thi ca dân tộc giao lại cho thế hệ mình.

Poetry ponderings from the produce section

Aug. 22—I read a beautiful poem by Alison...

NHẠC THƠ TÂN HÌNH THỨC

[soundcloud url="https://api.soundcloud.com/playlists/1278407230" params="color=#ff5500&auto_play=false&hide_related=false&show_comments=true&show_user=true&show_reposts=false&show_teaser=true&visual=true" width="100%" height="300" iframe="true" /] Thơ tân hình...

Related Articles

GHI CHÚ VỀ MỘT LÀNG VĂN BOHEMIA MỚI

Dana Gioia Cách đây hai mươi năm, tôi bắt đầu cao học. Tôi là con của một người thuộc giai cấp công nhân gốc gác...

Nhà thơ Viên Linh “Hóa Thân”* tại VA, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi.

Sáng nay, ngày 28 tháng Ba, nhà thơ Viên Linh đã bỏ cuộc nhân sinh từ giã chúng ta vào lúc 11:11 giờ sáng,...

TUẦN THƠ 36: THƠ SONG NGỮ

Giải Diễn đàn thơ Tân hình thức Việt được trao tặng cho những sáng tác thơ xuất sắc do các thành viên tham gia sáng tác trong mục “Thơ Sáng Tác” hoặc gửi về Ban biên tập thơ theo địa chỉ thư điện tử, địa chỉ bưu điện. Những sáng tác của những thành viên trong Ban quản trị và Ban biên tập không được xét để trao giải thưởng.

Discover more from THO VIET

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading