Tổng Bí thư: “Chúng ta phải nắm chắc và xử lý tốt “tứ kiên định”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ kiên định phải đi đôi với đổi mới nhưng sự đổi mới có nguyên tắc, không tuỳ tiện, nóng vội; phải nắm vững và xử lý tốt "bốn kiên định".

Ngày 23/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng họp phiên đầu tiên. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban chủ trì Phiên họp.

Tiểu ban Văn kiện có nhiệm vụ chuẩn bị Báo cáo Chính trị và Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới trình Đại hội XIV của Đảng. Để giúp việc Tiểu ban Văn kiện, Ban Bí thư đã quyết định thành lập Tổ Biên tập Văn kiện.

Kiên định phải đi đôi với đổi mới

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng là sự kiện chính trị cực kỳ quan trọng.

Đại hội XIV của Đảng có nhiệm vụ đi sâu kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, tổng kết 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Từ đó, rút ra những bài học quan trọng; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong 5 năm tới (2026 – 2030), tiếp tục thực hiện thắng lợi Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2021 – 2030).

Đại hội XIV cũng kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; kiểm điểm việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XIII và tiến hành sửa đổi Điều lệ Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV.

Vì vậy, Tổng Bí thư nêu rõ, việc chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội XIV, đặc biệt là báo cáo chính trị – báo cáo trung tâm, có vai trò định hướng cho các văn kiện khác của Đại hội phải được tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc, có đổi mới trong cách làm.

Báo cáo chính trị phải bảo đảm thật sự có chất lượng, phản ánh đầy đủ thực tiễn mới của đất nước. “Đây là công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, bảo đảm sự thành công của Đại hội”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Để bảo đảm chất lượng công việc, Tổng Bí thư đề nghị các thành viên Tiểu ban, Thường trực Tiểu ban, đặc biệt là các thành viên trong Tổ Biên tập, Thường trực Tổ Biên tập quán triệt sâu sắc và thống nhất cao một số vấn đề về phương châm, phương pháp tư tưởng, hệ quan điểm chỉ đạo và cách làm.

Đâu tiên là, phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cốt lõi của hệ quan điểm này là kết hợp một cách khoa học giữa nền tảng tư tưởng, mục tiêu lý tưởng, đường lối của Đảng với tinh thần không ngừng đổi mới, sáng tạo, tuân theo quy luật khách quan

“Điều đó có nghĩa, kiên định phải đi đôi với đổi mới nhưng là sự đổi mới có nguyên tắc, không tuỳ tiện, nóng vội. Phải nắm vững và xử lý tốt “bốn kiên định”, đặc biệt là kiên định một cách sáng tạo và sáng tạo một cách kiên định, theo phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài và chưa có tiền lệ, còn rất nhiều khó khăn, thách thức”, Tổng Bí thư nói.

Không có lý luận là thực tiễn mù quáng…

Quan điểm thứ hai được Tổng Bí thư quán triệt là phải gắn kết nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn; giữa nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với định hướng chính sách.

Nhấn mạnh sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, Tổng Bí thư nói, thực tiễn không có lý luận là thực tiễn mù quáng; lý luận không có thực tiễn là lý luận suông.

“Căn nguyên của bệnh chủ quan là do kém lý luận, coi thường lý luận và lý luận suông; nguyên nhân của bệnh giáo điều là do xa rời thực tiễn, không sâu sát thực tiễn, không gắn bó với quần chúng nhân dân, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển khi đề ra chủ trương, đường lối và nhiệm vụ, giải pháp giải quyết vấn đề”, Tổng Bí thư nêu.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự phiên họp. Ảnh: VOV

Do đó, quá trình xây dựng các văn kiện Đại hội XIV của Đảng, phải gắn kết nhuần nhuyễn việc nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; với xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, hình thành đồng bộ thể chế phát triển nhanh và bền vững đất nước dựa trên những trụ cột là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Với báo cáo chính trị, Tổng Bí thư quán triệt phải là công trình khoa học kết tinh trình độ lý luận, tầm cao trí tuệ của toàn Đảng, niềm tin, khát vọng của cả dân tộc, phản ánh những quy luật khách quan của thực tiễn, xu thế vận động mới của thực tiễn.

“Coi trọng tổng kết thực tiễn và nắm chắc lý luận khoa học; kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với định hướng chính sách để phát hiện, tìm tòi những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp đang xuất hiện có sức sống từ trong thực tiễn, từ những nhân tố mới của thực tiễn, những mâu thuẫn chín muồi trong thực tiễn”, Tổng Bí thư nói.

Ông lưu ý, phải làm rõ những chủ trương, chính sách nào đã được thực tế khẳng định là đúng đắn, phù hợp và cái gì cần tiếp tục đổi mới, bổ sung, phát triển.

Cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến

Về cách làm, Tổng Bí thư nhấn mạnh phải phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể.

Theo đó phải có sự tham gia đóng góp của các cơ quan, ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân; tranh thủ sự tham gia đóng góp của các nguyên lãnh đạo, của giới trí thức, các nhà nghiên cứu, quản lý.

Đặc biệt, phải chú trọng khai thác kết quả nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế, chắt lọc kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học lý luận chính trị đặc biệt cấp quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045…

“Quá trình thảo luận, bàn bạc, cần hết sức cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, cùng tìm ra chân lý, tạo sự thống nhất cao, nhất là những vấn đề mới, vấn đề khó”, Tổng Bí thư yêu cầu.

Một lần nữa, Tổng Bí thư quán triệt, cần lưu ý Báo cáo Chính trị phải là báo cáo trung tâm, phải đặt ở tầm quan điểm, đường lối, chủ trương lớn; báo cáo Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội là báo cáo chuyên đề, bảo đảm không trùng lặp; nhất quán về quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển đất nước giai đoạn 2026 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Hương Giang

Source link

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

THƠ MIỀN NAM TRONG THỜI CHIẾN

Nguyễn Lương Ba   Nhà xuất bản Thư Ấn Quán, tọa...

TÌNH LẠ

TÌNH LẠ Nhạc Nguyễn Trung, Lời Khế Iêm, Ca sĩ...

Ý NGHĨA NỘI TẠI CỦA THỂ THƠ

Giới thiệu Diễn đàn thơ Tân hình thức Việt www.thotanhinhthucviet.vn/diendanTHT _____________________________________ Ý...

THƠ NHƯ NIỀM MÊ HOẶC

THƠ NHƯ NIỀM MÊ HOẶC ____________________ Dana Gioia     Làm cho thực tại...

TUẦN THƠ 11: BÀI THƠ CHỦ NHẬT

Đò ơi ... đằng nào thì đò cũng đầy rồi thôi thì đò cứ thế yên tâm mà sang sông đi nấn ná ở lại thì đò cũng có làm gì đò có chờ có đợi có chở thêm được ai đâu thôi thì đằng nào cũng phải rời bến đò cứ sang sông nhường bến lại

TUẦN THƠ 55: TIN MỪNG BÌNH AN CHO NHÂN LOẠI

  Thơ • Chủ trương & chủ bút Khế Iêm...

Related Articles

TUẦN THƠ 23: LỜI HỨA

Sáng tác xin gửi về Diễn đàn hoặc email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com | info@tintho.net Phạm Quyên Chi 1. LỜI HỨA Thưa đức Vua ngài đang Nhìn tôi đó à à Tôi sẽ làm...

THƠ DỊCH 2 (ĐỌC NHƯ THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT)

Tiểu sử: Frank O’ Hara (1926- 1966), là nhà thơ và nhà phê bình nghệ thuật, thuộc trường phái New York. Ông chịu ảnh hưởng của nhà thơ WilliamCarlos Williams, viết bằng ngôn ngữ thường ngày. Năm 1964, ông xuất bản tập thơ "Lunch Poems" (Những Bài Thơ Trong Bữa Ăn Trưa), mỏng, với 37 bài thơ, 70 trang, nhưng là tập thơ được tái bản mỗi năm, và được những nhà phê bình coi như là tập thơ của thế kỷ 21. Thơ ông thường ghi chep những chuyện vụn vặt thường ngày.

Writing Science Poetry

Writing Science Poetry - Làm Thơ Khoa học - Khoa học làm thơ 23 tháng 10 năm 2005 Science poetry or scientific poetry is a specialized...