TÂN HÌNH THỨC, MỘT ĐÔI ĐIỀU

Trầm Phục Khắc

tram phuc khac vaTác giả Trầm Phục KHắc

Mười lăm năm trước gặp nhau rồi…
( Thơ Vũ Hoàng Chương )

Những bài thơ THT được các bạn thơ làm trong suốt mười lăm năm qua đã để lại cho chúng ta một di sản đáng kể, hay có và dở có. Nhìn lại dấu mốc những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, những yếu tố thuộc về kinh điển của Thơ THT đã được nhà thơ Khế Iêm phác họa, định hình và khai triển cùng với đóng góp của nhiều nhà thơ khác. Cũng thế, những bài thơ ông làm trong khoảng thời gian đó đã mang sức thuyết phục mạnh mẽ ( Con Mèo Đen, Cái Hộp, Ảo Ảnh, Người Đàn Bà, Bậc Thang, Tân Hình Thức Và Câu Chuyện Kể, …) khiến cho một số đông các bạn thơ trong đó có tôi cùng hăng hái nhập cuộc. Cuộc chơi ở trong giai đoạn khởi đầu này vô cùng hào hứng. Các bạn thơ đối diện với nàng thơ mà dung nhan đang còn phong kín, đã say sưa bước vào một cuộc phiêu lưu mới. Thời gian ấy, bỏ lại sau lưng dòng sông vàng in bóng đền đài của những mùa thơ cũ, chúng tôi bước vào buổi ban mai của dòng suối tinh khôi chảy róc rách qua kẽ chân nõn nà của nàng thơ THT. Đến nay, thời gian đã đủ dài để cho tôi nhìn lại. Nhìn lại sâu hơn, bằng với lòng lắng hơn, những nét dở và hay đã làm nên da thịt và tâm hồn của nàng thơ THT.

Tôi còn nhớ có một lần anh Khế Iêm chở tôi đi loanh quanh bằng chiếc xe cũ rích của anh, và mở cho tôi và anh cùng thưởng thức một bài ca cải lương vọng cổ được phát ra từ chiếc máy ọp ẹp gắn trong xe. Chất dân gian đời thường của câu chuyện lòng, qua lời vọng cổ kể lể, được lặp đi lặp lại một cách ai oán, hòa tan vào không gian ngổn ngang sách báo và chai lọ trong nội thất của chiếc xe. Hôm đó tôi được anh nói cho nghe nhận xét của anh về những điểm tương đồng độc đáo giữa bộ môn cải lương và thơ THT. Khi chia tay anh còn lưu luyến tặng cho tôi hai cuốn băng vọng cổ mang về để nghe chơi. Riêng tôi, bằng một sự ngẫu nhiên có ý thức, tôi nhận ra rằng việc thưởng thức một bài thơ THT hay và có hiệu quả, rất gần với với việc thưởng thức lời ru của một bà mẹ ru con. Lời ru có thể là một bài ca dao, một bài vè, một bài vọng cổ, hay là một bài thơ. Nhưng dù là bài gì đi nữa thì những lời ru luôn luôn chuyên chở trong nó cả một bầu tâm sự. Mà tâm sự của lời ru thường chính là tự sự, là chuyện. Nhưng ta biết tâm sự là một chủ thể có ý thức, trong khi cả bà mẹ và đứa con đều đang đi dần, đi dần vào trạng thái đê mê của lời ru bằng vô thức. Khi lời ru càng lúc càng ê a, càng lúc càng lặp đi lặp lại, thì lời ru cuối cùng chỉ còn là viên thuốc ngủ cho đứa con và là viên thuốc an thần cho bà mẹ. Tôi không biết bà mẹ của những dân tộc khác có ru con nhiều như những bà mẹ Việt Nam hay không. Nhưng cả bà mẹ và đứa con đều được hưởng cái hạnh phúc vô tư, hồn nhiên và chan hòa, cái hạnh phúc ê a, cái hạnh phúc lặp đi lặp lại và cộng hửơng theo lời ru chất chứa đầy tâm sự, đầy tự sự, và đầy tính truyện.

Vậy chúng ta thử so sánh xem thơ THT có cùng một cấu tạo và tác dụng như lời mẹ ru con chăng. Yếu tố ngôn ngữ đời thường và yếu tố tính truyện vốn bàng bạc trong mọi lời ru con qua mọi thời đại và đó là nhân tố tất yếu khiến cho lời ru ăn sâu vào văn hóa dân gian. Vậy đối với thơ THT, ngôn ngữ đời thường và tính truyện phải được thể hiện bằng cách nào và bằng một ý thức ra sao, để có thể đạt được cùng một hiệu quả như lời mẹ ru con. Câu hỏi trở thành một thách thức cho tôi và các bạn thơ. Khi mà trong lời ru, ngôn ngữ đời thường và tính truyện, xuyên qua vô thức, chỉ còn đọng lại nơi khóe môi cười của đứa bé đang thiếp đi cùng cánh diều viễn du trên vùng trời xanh thẳm. Cũng thế, cái đoạn đường đi từ ý thức đến vô thức đó chính là chuyến viễn du của một nhà thơ trong cuộc phiêu lưu đầy thách thức, chinh phục nàng thơ đang soi bóng dung nhan bình minh của mình bên dòng suối THT.

Sang đến yếu tố vắt dòng, có thể nhận thấy nơi nhịp võng đong đưa, hay là nhịp vỗ về của bàn tay bà mẹ vỗ lên lưng đứa bé. Khi đó hơi thở bị ngắt ra làm nhiều quãng khiến cho lời ru bị vắt dòng một cách vô thức. Và chính cái yếu tố đong đưa, vỗ về đó đã khiến cho lờ ru bị vắt dòng càng lúc càng trở nên thiết tha mời gọi. Cùng một dòng chảy đó, lời ru được cà kê dê ngỗng rồi lập đi lập lại, nỉ non, mang cùng một yếu tố của thơ THT. Và câu hỏi được đặt ra vẫn là, yếu tố vắt dòng và yếu tố lập lại, vốn có một hiệu quả tất yếu được thể hiện một cách vô thức trong lời mẹ ru con, phải được thể hiện như thế nào để cho một bài thơ THT có thể chấp cánh bay lên như lời ru đê mê của mẹ. Bay lên. Bay lên. Chơi vơi một chút lấy đà thôi rồi bay vút lên đạt tới khoảng trời xanh cao thẳm, đó có phải là một thách thức tuyệt vời cho các bạn thơ tài hoa của chúng ta chăng.
Cũng cần góp ý thêm, đó là xuyên xuốt bài thơ, cái phần tâm tư, ý tưởng, tức là cái tứ thơ phải làm chủ mọi câu và chữ. Bởi đó và qua đó phần kĩ thuật của thơ, vốn là con dao hai lưỡi, không làm hỏng bài thơ. Tính truyện chỉ là tính truyện không phải truyện, cần hàm chứa tránh lan man. Tính đời thường phải thường tránh cưỡng ép, cường điệu. Tính vắt dòng như hơi thở nên uyển chuyển tránh lạm dụng. Tính lập lại phải điều tiết cho thành nhạc tính, hòa tan vào mọi yếu tố khác để đẩy cái hồn thơ bay vút lên cao. Một điều đáng lưu ý đó là tất cả các tính cách ấy không nhất thiết phải đồng loạt thể hiện trong cùng một bài thơ. Chúng ta biết rằng tất cả đều chỉ là phương tiện, và một bài thơ hay vốn trước tiên là một bài thơ chứ không phải là một bài thơ đúng.
Các bạn thơ thân mến, trên đây chỉ là đôi điều chia xẻ vụn vặt. Mong các bạn góp ý thêm để thơ THT vẫn là một sân chơi trong rất nhiều sân chơi của chúng ta. Cùng chơi cùng làm cùng cộng hưởng. Sự cộng hưởng ngay thật cho chúng ta cơ hội để bổ khuyết, để hoàn thiện và ngay cả để bỏ đi làm lại từ đầu.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

NGHĨ VỀ CÁCH LÀM THƠ

Tiếp theo Vũ Điệu Không Vần, tập tiểu luận này quan tâm tới việc thực hành và sáng tác thơ Tân hình thức Việt. Vì những bài viết được viết rải rác trong những thời điểm khác nhau, nên có một số chi tiết nòng cốt thường được lập lại để bạn đọc nắm được vấn đề, ghi nhớ và dễ dàng trong việc làm thơ. Những sai sót chắc chắn là có, xin bạn đọc rộng lòng lượng thứ.
00:25:02

Red Deer poet, farmer and war veteran remembered in award-winning documentary film – Red Deer Advocate

LANA MICHELIN | Ngày 18 tháng 8 năm 2021 [youtube https://www.youtube.com/watch?v=DHnxsiMOMUA] A...

Sổ Tay Tháng Tư: Tiểu thuyết Pháp hôm nay & tưởng nhớ một người bạn

Tạp chí VĂN / Sổ Tay Tháng Tư/2001 "Các...

Read poetry to remember people

09/02/2024 | Nguyễn Công Khanh The Years I Walked –...

What Influences Art?

Điều gì ảnh hưởng đến Nghệ thuật? Bởi Melville D Jackson...

VIRUS VŨ HÁN VÀ VƯƠNG VẤN TÌNH NGƯỜI

When we try to help others, they consider us enemies. But we can thank them because, through them, we can know the nature of each person. The Wuhan Virus helps us to recognize the good and the bad, to rise above both to retain our human affection. Thanks to that, new love arises. Hopefully.

Related Articles

Kiều Maily: Thơ Thời sự

MƯỜI BÀI THƠ TÂN HÌNH THỨC THỜI SỰ _____________________________________ Kiều Maily I LỜI KỂ CỦA CON CÁ Tôi đã cố bơi xa thật xa nhưng không thể nữa rồi bạn...

The Cat Poem (Now in Spanish and English)

The Cat Poem (Bây giờ bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh) Tác giả Dennis Siluk Dr.h.c. | Nộp ngày 07 tháng 1 năm 2006 Note by the...

TUẦN THƠ 51: CHUỖI THƠ: NGƯỜI VỢ TRẺ

XÂU CHUỖI THƠ: NGƯỜI VỢ TRẺ Hường Thanh   THƠ DẠI người mẹ non dại khi đứa con thơ sinh ra đầu đời đứa con thơ sinh ra người mẹ trẻ sau...