Kiều Maily: Thơ Thời sự

MƯỜI BÀI THƠ TÂN HÌNH THỨC THỜI SỰ
_____________________________________

Kiều Maily

I

LỜI KỂ CỦA CON CÁ

Tôi đã cố bơi xa thật xa nhưng
không thể nữa rồi bạn bè tôi anh
chị em tôi dù tôi đã cố bơi
xa thật xa nhưng tôi đã bơi trở
lại vào bờ. Bà con lối xóm tôi
đồng loại tôi chưa biết không ai báo
cho chúng biết dù tôi đã bơi thật
xa nhưng tôi đã bơi vào bờ trở
lại để báo cho chúng rằng chúng đang
gặp nguy rằng nhưng không thể kịp nữa
rồi không thể. Tôi nhìn thấy họ như
đang bơi vào bờ. Không phải bơi mà
là tắp vào giạt vào bờ cát thật
gần thật gần chúng phơi bụng trắng hếu
trên bãi cát. Khi lũ người chạy đến
xem tôi đã cố bơi xa thật xa
bờ cát trắng thân thương kinh hoàng ấy.
 
 
TIẾNG KÊU
Tôi nghe tiếng kêu trước mặt sau
lưng khắp xung quanh tiếng kêu tôi
chưa từng nghe một lần trong đời.
Tôi cố bơi thật xa khỏi tiếng
kêu hãi hùng rờn rợn tôi chưa
từng nghe mẹ tôi chưa từng nghe
bà ngoại tôi cũng chưa từng nghe
tiếng kêu. Tôi cố bơi thoát khỏi
tiếng kêu đuổi tôi sau lưng rờn
rợn tiếng kêu có thể chỉ xảy
ra trong truyện cổ tích ông cố
ngoại kể tôi nghe. Khi bão thốc
sóng lừng mây đen ập xuống đám
ngư dân gào thét tiếng kêu vọng
vào đêm tôi cố bơi thật xa thoát
khỏi tiếng kêu của đồng loại tôi.
Đồng loại tôi đang tuyệt vọng kêu
cứu.
 
SỐNG SÓT

Biển lặng. Sóng đã yên.
Tôi bơi trở lại gần
bờ gần bờ hơn. Đồng
loại tôi thấy thưa thớt
hơn. Như thể đi vắng.
Đám rong rêu quặt quẹo.
Loài tảo nằm mệt phờ.
Tôi bơi trở lại bờ.
Loài người và máy ảnh.
Không phải ngư dân. Không
phải đám con cháu họ.
Một loài người rất lạ
đến rồi đi. Rồi lại
đến lại đi. Tôi nhìn
và tôi quay đi. Bơi
ra xa bờ. Xa mùi
tử thi đồng loại tôi
chết phơi mình trắng bờ.
Biển đã lặng. Sóng đã
yên. Nhiều ngôi nhà đồng
loại tôi bỏ hoang. Tôi
hiểu từ nay lũ cá
đã phải sống sót như
chúng tôi khó sống hơn,
có lẽ.
 
Ở NƠI ẤY, TÔI THẤY (1)

Ở nơi ấy tôi thấy họ cào chúng
tôi chất đống rồi họ xúc chúng tôi
chở đi. Tôi đã thấy họ đổ chúng
tôi ra bãi sau chợ. Mấy bà bán
cá đi qua đi qua tôi thấy họ
nhìn chúng tôi ngờ ngợ rồi bỏ đi.
Mấy bà khác lại đến xúc chúng tôi
đến bày ở quày cá quen thuộc. Tôi
đã thấy những người mua cá nhìn chúng
tôi với ánh mắt đầy hồ nghi tôi
chưa từng nhìn thấy. Rồi những người mua
cá khác lại đến họ ngờ ngợ mua
một dúm như thể chúng tôi vừa phạm
tội gì đó không biết không thể biết.
Nhưng rồi dúm cá cũng được nấu chin,
tôi thấy họ bày chúng tôi lên bàn
ngờ ngọ họ gắp chúng tôi ngờ ngợ.
Tôi muốn khóc muốn kêu to lên rằng
chúng tôi không có lỗi không có lỗi
có lỗi.
 
Ở NƠI ẤY, TÔI THẤY (2)

Ở nơi ấy tôi thấy họ ngậm chúng tôi
họ đi dọc đường phố và họ vẽ
chúng tôi trên các bảng hiệu tôi đã
thấy tôi đã nghe họ kêu vang tên
chúng tôi khắp các nẻo phố chuyện tôi
tin chắc ông cố ngoại sẽ không bao
giờ tin nổi điều tôi đã tận mắt
nhìn thấy hôm nay trên đường phố Huế
Hà Nội Sài Gòn bà nội có thể
tin tôi kể điều tôi đã nghe đã
thấy tận mắt họ treo hình chúng tôi
như thể chúng tôi là nhân vật của
năm của dân tộc của đất nước Việt
Nam này tôi chợt hiểu chúng tôi trở
thành quan trọng như thế nào trong đời
họ dân tộc họ đất nước họ hôm
nay và mai sau tôi thấy họ viết
to hàng chữ CÁ CẦN BIỂN SẠCH tôi
đã thấy và chợt hiểu chúng tôi cần
gì và họ cần gì.
 
II.
NHỮNG BẦY CỪU

Những bầy cừu đi vào bãi nắng
Phan Rang những bầy cừu khờ khạo
cố đi về phía bên kia bãi nắng
với hi vọng bên ấy có cỏ.
Chúng nghĩ rằng bên ấy có nước
những bầy cừu khờ khạo tội nghiệp
đi vào bãi nắng Phan Rang chín tháng
mười lăm ngày không có hạt mưa
không có lùm mây bay ngang bầu
trời. Những bầy cừu khờ khạo đi
theo con đầu đàn vào bãi nắng
Phan Rang khô khát. Chúng đi về
phía bên kia bãi nắng tìm cỏ
tìm nước. Những bầy cừu đói cỏ
khát nước chúng chạy đi để rồi
chạy lại. Những bầy cừu khờ khạo
tội nghiệp băng qua cánh đồng không
mảnh rừng trắng băng qua con sông
cạn nước. Những bầy cừu khờ khạo
tội nghiệp.

CHỜ MƯA


Ngoại bảo lũ ếch giữa trưa nắng mà
kêu là trời sắp mưa nhưng mấy rày
chúng không còn để kêu nên không biết
đâu mà chờ. Chỉ thấy bầy trâu nằm
lơ đễnh dưới bóng me khô chờ đám
trẻ chúng tôi đi theo bà con Cham
xuống bãi biển làm lễ Cầu mưa chờ
những cơn mưa đầu mùa. Như mỗi năm
người Cham làm lễ và chờ. Trên rẫy
bắp anh nông dân bước ra khỏi chòi
tranh nhìn trời và chờ. Thằng em thợ
may thành phố vừa phone về hỏi mẹ
Sài Gòn đang mưa quê mình có mưa
Không, mẹ bảo cha mi dưới ruộng sâu
đang chờ cơn mưa đầu mùa vẫn chưa
tới. Đã qua tháng tư tháng năm sắp
vào tháng sáu, dân quê mình vẫn mỏi
cổ chờ những cơn mưa chắc sẽ không
bao giờ tới.
 
PALEI

Thuở đất trời đổi mới
dân làng bỏ đi vào
thành phố làm ăn làm
việc làng làm thưa. Để
mấy tháng sau xum xuê
về rủ rê nhau bỏ
đi nhiều hơn làng thưa
hơn. Rồi Ramưwan
người về màu áo tiếng
cười làng như thể xôm
hơn. Và rồi năm tới
năm sau nữa người bỏ
làng đi có nhiều người
không về làng vắng càng
vắng hơn. Tết không về
Katê không về đến mùa
Ramưwan cũng không
thấy về. Cha nói năm
có mỗi Ramưwan
mà không về palei
một lần thì thôi chớ.
Năm nay lấy cớ hạn
hán mất mùa không có
nước tưới nước tắm nước
đánh răng cũng phải mua.
Phan Rang nóng hơn Sài
Gòn khô hơn miền Tây
chú Thăn không về chị
Thoa không về. Nhà bỏ
hoang Ghur thành Ghur hoang
làng làm hoang. Người bỏ
đi đâu mất rồi.
 
THẰNG XANH

Thằng Xanh năm đổi mới là chàng
trai Cham đầu tiên bỏ làng đi
biệt tăm. Để bảy năm sau thằng
Xanh trở về mua đất rẫy, sắm
lũ bò dê cừu đến người Cwah
Patih làng bên mấy bận lác
mắt nhìn thằng Xanh dân Pabblap
thức thời biết chớp cơ hội làm
ăn. Trong khi thanh niên Cham rục
rịch học hội nhập thì lũ bò
dê cừu thằng Xanh đã đẻ chật
chuồng. Cha thằng Xanh tìm mua thêm
đất trồng cỏ, hỏi mua đất thổ
cư xây nhà nuôi đám lâu la
chăn bò dê cừu giúp việc thằng
Xanh. Năm nay tôi về, làng kể
đất rẫy nhiễm mặn nặng cỏ chết,
thằng Xanh bán lũ bò. Nắng hạn
thiếu nước, bầy dê cừu cũng đã
bán tháo. Đám lâu la thằng Xanh
bỏ vào thành phố kiếm việc. Làng
kể thằng Xanh hôm kia vừa kêu
bán nhà. Biết đâu thằng Xanh bỏ
làng đi, lần nữa.
 
ANH
Ramưwan năm nay đang gió
Xalatan thổi tan mấy vũng
nước nhỏ cuối cùng gượng đọng lại
dưới đám ruộng trũng sau nhà. Anh
về không. Ramưwan năm xưa
mưa đổ xuống đồi quê anh về
trượt chân ngã em đỡ anh dậy
hai mình cười như bị thọc léc.
Ramưwan năm nay anh về
không nắng Phan Rang đốt cháy chùm
me non cuối ngõ chúng mình hái
năm xưa Ramưwan mưa trút
nước lên ba lô anh về con
Mực nhảy chồm vào anh ba nạt
Ramưwan năm nay nó vừa
bỏ đi đâu không biết nhà không
còn nghe tiếng nó sủa em nghe
nhớ Ramưwan năm xưa mấy
chú dê non nhà bên ăn no rửng
mỡ chơi húc nhau em nhớ. Anh
về không…
 
Cover Page: Fish Still Life with Stormy Seas, Willem Ormea and Abraham Willaerts, Dutch Golden Age, 1636
 

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

TUẦN THƠ 33: NHIỆT ĐỚI BUỒN

Trang Thơ tân hình thức Việt là trang Web để lưu trữ bài vở và Diễn Đàn dành cho những nhà thơ, bạn đọc sinh hoạt, chia sẻ, học hỏi, phê bình, phản hồi, để tìm kiếm những sáng tác hay và giá trị...Thơ Tân hình thức” là một hình thức tối giản của báo giấy, đáp ứng nhu cầu chuyển tải qua các phương tiện truyền thông hiện đại.

ĐỌC THƠ DIỄN ĐÀN: Kỳ 1

Ở mặt kỹ thuât, bài thơ này hội đủ trung bình những điểm cơ bản của TTHTV. Về ý tưởng thì rất là một câu chuyện có thể xảy ra ở đời sống thường ngày mang những cái suy tư rối rắm giữa hư thực của cuộc sống như là choáng váng men say và hơi mang tính “liêu trai quái dị”. Qua bài thơ này tính đa dạng của nội dung TTHTV được làm giàu thêm.

THƠ NGUYỄN VĂN VŨ 2

THƠ NGUYỄN VĂN VŨ ___________________   NHÀ THỜ ĐÁ Những người thợ đá...

MỘT CHUYẾN TRỞ DẠ CỦA NÀNG THƠ

William Noseworthy vừa là nghiên cứu sinh của Trường Đại Học Wisconsin-Madison vừa là nghiên cứu viên cao cấp cho Trung Tâm Khmer Học ở Phnom Penh, Cambodia. Sau khi nhận bằng thạc sĩ (2011), anh đã được một nhánh nghiên cứu về “Văn chương của Cộng đồng Hải Ngoại.” Những bài nghiên cứu của anh xuất hiện trên: ASEAS, the Middle Ground Journal và The IIAS Newsletter. Anh cũng viết bài điểm sách cho Studies on Asia và Cha: An Asian Literary Journal. Hiên này anh đang nghiên cứu về “các ghi nhớ về khu vực biên giới” ở Cambodia và Việt Nam.

TUẦN THƠ 22: THƠ ĐỖ QUYÊN

Đỗ Quyên TÂN HÌNH THỨC THƠ MƠ(Lời tác giả nhắn một số độc giả rằng nếu) Như bạn vừa qua một chiêm bao đẹp về nội dung dưng mà lại cực kỳ xàm xét về hìnhThức kiểu mặc cảm Ơđíp theo ông thày người Áo (chớ hổng phải dân quần) tên Xicmun họ Phơrớt thì hãy ra vái bàn thờ (nếu bác trai bác gái đã viên tịch) hoặc chào tạ song Thân (kìa hai bác dậy từ sớm tinh sương ngồi chờ bạn chào bố chào mẹ con đi làm đây ạ).

Keki N Daruwalla: The Poet and Novelist

KEKI N. DARUWALLA THE POET AND NOVELIST by ASHA VISWAS...

Related Articles

TÌNH LẠ

TÌNH LẠ Nhạc Nguyễn Trung, Lời Khế Iêm, Ca sĩ Khánh Dũng “Một người tình ngủ quên trong rừng mơ làn tóc mai vời gió non...

RA MẮT SÁCH – SINH HOẠT THƠ – CON MÈO ĐEN

Vì thế thơ Tân hình thức Việt chuyển những thể thơ truyền thống 5, 7, 8 chữ và lục bát có vần thành không vần để đưa thơ Việt ra ngoài thế giới. Những thể thơ mới này gọi là thể thơ không vần, sử dụng kỹ thuật vắt dòng để chuyên chở ý tưởng liền lạc, và kỹ thuật lập lại bằng trắc để tạo nhịp điệu. Kết quả giới đọc giả Mỹ đã quan tâm tới thơ Việt qua tờ báo song ngữ Anh Việt, Journal Poetry.

TUẦN THƠ 45: NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÔ DANH

Nguyễn Lương Ba tặng Khế Iêm     có thể người đó đã kể những câu chuyện khác nhau về đời sống những câu chuyện bình thường có thể lẫn lộn...