Giới thiệu tác phẩm “Những Tiêu điểm thẩm mỹ Thơ”

Yến Thanh


Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Hồ Thế Hà là một nhà phê bình chuyên nghiệp, ông dành cả cuộc đời sống và đời viết để sống trải với thơ ca, từ sáng tác, phê bình cho đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học về thơ. Ông sinh năm 1955, quê tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.


Ông giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại, chuyên chú về thơ tại Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế) từ năm 1986. Hồ Thế Hà là tác giả các chuyên luận dày dặn, có tính khoa học cao và từng nhận được rất nhiều giải thưởng văn chương danh giá, tiêu biểu như: “Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên”, “Những khoảnh khắc đồng hiện”, “Thơ Việt Nam hiện đại-thi luận và chân dung”, “Sức bền của thơ”, “Thao thức thơ”, “Khoảng lặng thơ”, “Đường biên thơ”…

Sau các cơn bạo bệnh, ở tuổi trên 70, ông lại làm bạn bè, đồng nghiệp và những học trò bất ngờ với chuyên luận phê bình thơ rất mới mẻ có tựa đề “Những tiêu điểm thẩm mỹ thơ” (Nhà xuất bản Văn học, 2023). Vừa qua, công trình này vinh dự được Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tặng thưởng mức B.

 “Những tiêu điểm thẩm mỹ thơ” là một công trình phê bình thơ dày dặn và có tính hệ thống cao. Hơn 300 trang sách, Hồ Thế Hà đã lần lượt giới thiệu với chúng ta giá trị nghệ thuật, đặc trưng phong cách và các đóng góp cách tân của 20 gương mặt thơ ca Việt Nam đương đại. Trong số những gương mặt được lựa chọn để phê bình, có những người đã khá nổi tiếng trên văn đàn, như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Trọng Tạo, Chế Lan Viên, Yến Lan, Hàn Mặc Tử hay Huỳnh Thúc Kháng, song cũng có nhiều người khá mới mẻ so với đa phần bạn đọc phổ thông như Lê Văn Ngăn, Hải Kỳ, Hải Bằng, Trịnh Công Lộc, Lê Hữu Khóa, Cao Hạnh. Cái hay ở Hồ Thế Hà đó là, có những nhà văn, danh nhân lâu nay không được chú ý nhiều về thơ, song trong chuyên luận “Những tiêu điểm thẩm mỹ thơ” vẫn nhìn nhận những tác gia này dưới các sáng tác thi ca của họ, tiêu biểu có Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Phủ Ngọc Tường hay Nguyễn Quang Hà hoặc Hồng Nhu.

Những tiêu điểm thẩm mỹ thơ

Việc lựa chọn 20 gương mặt thơ trong chuyên luận “Những tiêu điểm thẩm mỹ thơ” rõ ràng không tránh khỏi sự lựa chọn chủ quan của Hồ Thế Hà, dựa trên gu đọc và thẩm thơ, hoặc có thể, dựa vào mối quan hệ quen biết, yêu cầu nghiên cứu trường quy của ông. Song dẫu lựa chọn gương mặt nào, cái mà Hồ Thế Hà làm được đó là nhà phê bình luôn tìm được nhãn tự, con mắt thơ, tức phong cách cá nhân riêng của từng trường hợp. Đây là việc làm không dễ dàng gì, đòi hỏi sự nhạy cảm trong tiếp nhận thi ca, cũng như một trình độ lý luận thể loại nhất định.

Ví dụ, khi phê bình thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hồ Thế Hà nhận ra đây là một hồn thơ luôn khắc khoải, suy tư về nỗi buồn nhân thế, ám ảnh phù du có dấu ấn mơ mộng ảnh hưởng từ triết học. Lệ Thu là hồn thơ với những đam mê dâng hiến, càng về sau càng nghiêng về cảm hứng đời tư thế sự, “sống hết cái tôi nghệ sĩ của mình để sống hết cái ta nhân hậu”. Với Nguyễn Khắc Thạch, đó là thứ thơ lữ hành cô độc, dồn nén, ít nói và đậm chất thiền. Với Hồng Nhu, phong cách thơ đầy tính chất khắc khoải thời gian, một nghệ thuật “thời gian hóa không gian”. Thơ Lê Văn Ngăn thì đậm tiếng nói công dân, trữ tình, đề cao trách nhiệm công dân, cảm thức hiện sinh và triết lý cũng nổi lên như một phong cách riêng của ông.

Tóm lại, dù được viết ở nhiều thời điểm khác nhau, cũng như mức độ, trình độ nghệ thuật của các tác gia thơ Việt Nam đương đại mà Hồ Thế Hà lựa chọn để phê bình trong “Những tiêu điểm thẩm mỹ thơ” là có độ chênh nhất định, song cái thành công của công trình đó là đã tìm ra được mã thẩm mỹ riêng của từng thi sĩ. Để tìm được nhãn tự thơ đó, cần độ nhạy cảm tinh tế của tâm hồn nhà phê bình, và hơn hết là quá trình sống trọn vẹn với thi ca.


https://www.qdnd.vn/van-hoa/sach/ket-noi-van-hoa-doc-nhan-dien-cac-tieu-…

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

TUẦN THƠ 13: NHỚ NÚI

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi về email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com & info@thotanhinhthucviet.vn

XUÂN THU NHÃ TẬP VÀ THƠ TÂN HÌNH THỨC – TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH

Các nhà Tân hình thức cho rằng thơ vận hành theo hình thái của hiệu ứng cánh bướm: “Ngôn ngữ tạo ra âm thanh, ý tưởng và hình ảnh, biểu tượng cho tính tự tương đồng trong hình học fractal và yếu tố trật tự trong lý thuyết hỗn mang. Kỹ thuật lặp lại làm chức năng phản hồi (feedback) và lặp lại (iteration) mang những âm thanh, ý tưởng và hình ảnh chuyển động. Và vắt dòng làm thành sự tuôn chảy liên tục của hệ thống động lực là bài thơ. Sự tác động ngầm của tất cả những yếu tố trên tạo ra ý nghĩa bài thơ”(5).

TUẦN THƠ 14: LẠI KỂ VỀ CON SÓI CÁI

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi về email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com | info@thotanhinhthucviet.vn

CAN POETRY MATTER?

Dana Gioia Thơ Mỹ hiện nay thuộc về một nhóm...

XÂU CHUỖI THƠ: CHUYỆN TÌNH NGƯỜI BÁN VÉ SỐ

  XÂU CHUỖI THƠ ______________ CHUYỆN TÌNH NGƯỜI BÁN VÉ SỐ ĐI DÉP...

MỘT BÀI THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT ĐƯỢC CHO LÀ HAY?

Tôi nghĩ, cho đến thời điểm này, phong trào thơ Tân hình thức Việt đã xong giai đoạn lập thuyết, và đã bước hẳn sang giai đoạn thành tựu. Tại sao lại nói như vậy? Xin thưa, bằng nỗ lực của Khế Iêm và những người đồng chí hướng, bạn đọc đã được chứng kiến hàng loạt các tiểu luận và thực hành thơ đã được in ấn hoặc trên các trang mạng suốt từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, tức là đã hơn 20 năm có lẻ

Related Articles

VIRUS VŨ HÁN VÀ CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU

When we try to help others, they consider us enemies. But we can thank them because, through them, we can know the nature of each person. The Wuhan Virus helps us to recognize the good and the bad, to rise above both to retain our human affection. Thanks to that, new love arises. Hopefully.

Em về như bóng trăng nguyên thủy

Hư Vô Em về như bóng trăng nguyên thủy Em về như thể trăng mười sáu Lối xưa cỏ mọc đã xanh xao Con đường ngắn dài theo...

“BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC KINH” CỦA THANH TÂM TUYỀN

Tôi thực sự bất ngờ khi đọc bài Kinh Nghiệm Sáng Tác Trong Tù của anh Tâm do Khế Iêm gửi hai tháng trước đây, khoảng giữa tháng giêng 2007. Bài được viết tháng hai năm 1993, nhưng mười bốn năm sau tôi mới được đọc. Tôi đọc đi đọc lại đoạn cuối [“Trong quyển sổ tay mang thoát từ trại cải tạo về, có một câu tự nhủ khác: Viết như thể không có gì xảy ra. Không có gì đáng kể.