BÁO GIẤY SỐ 63: PHẢN HỒI VỀ BÁO SONG NGỮ

Trong thời đại thơ ít người đọc, ngay cả thơ sáng tác, tại sao thơ Tân hình thức Việt lại được quan tâm đặc biệt như vậy? Có lẽ, đây là thời điểm của những giá trị đa văn hóa, và với những xung đột về chủng tộc, tôn giáo xảy ra khắp nơi trên thế giới, văn học đang là một phương tiện hàng đầu để tìm hiểu văn hóa của mọi sắc dân, trong đó thơ là một bộ môn tiên phong.

Bạn đọc có thể đọc trực tiếp hoặc in ra giấy để đọc, đặt mua sách, báo
đóng góp, thơ, tiểu luận xin Gửi về Diễn đàn hoặc Email về Ban Biên Tập 
Chân thành cảm ơn!



Báo Giấy • Tháng 12 năm 2020 • Năm thứ 4 • Số 63
Email: baogiaytanhinhthuc@gmail.com • www.thotanhinhthucviet.vn • www.tintho.net

POETRY JOURNAL IN PRINT • BÁO GIẤY
Print it out yourself
Vietnamese & English Poetry • Two-Monthly
December 2020 • Number 63
Publisher: Tan Hinh Thuc Publishing Club
USA
www.thotanhinhthucviet.vn
ISSN: 2475-2274
Contact: Khe Iem, email: baogiaytanhinhthuc@gmail.com
Editorial Staff: Richard Sindt, Khế Iêm, Trần Vũ Liên Tâm, Điểm Thọ


Tờ báo được gửi khoảng 300 email tới những tạp chí văn học, tạp chí thơ của Mỹ, Anh, Canada, Úc, và khoảng 2500 nhà thơ Mỹ.

Những phản hồi

Nhà thơ Robert Okaji: “Tôi có dịp đọc tờ báo của bạn và phát hiện nó vô cùng thích thú. Thơ xuất sắc, và đặc biệt nhờ thế mà tôi được thưởng thức những bài thơ Việt dịch ra. / I’ve had an opportunity to read your journal, and found it quite enjoyable. The poetry was excellent, and I particularly enjoyed seeing Vietnamese poems in translation, as otherwise I would not know them.

Nhà thơ Susan A. Katz: “Những khoảnh khắc đẹp đẽ trong những bài thơ tôi đã đọc. Đặc biệt tôi bị hấp dẫn bởi hình ảnh. Chúc may mắn cho tờ báo của bạn. / Some beautiful moments in the poems I read.  I was particularly drawn to the imagery.  Wishing you much good luck with your new Poetry Journal.

Nhà thơ Camille Norton, Ph.D., giáo sư Anh ngữ, phân khoa Anh ngữ, Đại học Pacific: “Cám ơn nhiều đã gửi báo tới tôi. Thật thú vị. Tôi sẽ chuyển cho bạn tôi, Vinh, và tới đồng nghiệp của tôi, Zhou Xiaojing. / Thank you so much for sending the to me. It’s just lovely. I am passing it on to my friend, Vinh, and to my colleague Zhou Xiaojing. (Camille Norton, Ph.D., Professor of English, Department of English, University of the Pacific.)

Nhà thơ Mark Osaki: “Rất ấn tượng. Chào mừng sứ mệnh của bạn. Tôi đã từng ở Việt Nam nhiều năm, phục vụ như một viên chức trẻ. Tôi rất kính trọng văn hóa và con người Việt.” / Very impressive. I salute your mission. I’ve been to Vietnam many years ago as a young foreign service officer. I very much respect Vietnamese culture and its people.

Dịch giả và nhà nghiên cứu John Balaban: “Tôi mới đọc thóang qua và rất tò mò về ý tưởng của bạn về Tân hình thức. Tôi sẽ đọc kỹ sau, bây giờ tôi download xuống. Tôi bị mê hoặc bởi những bài thơ 6 chữ, 5 chữ, và đã nhắc tôi nhớ tới ca dao.” / I read through it quickly, curious about your ideas on a new formalism. I will read it more carefully later, now that I have it downloaded. I was fascinated by the rigor of the Vietnamese poems and their frequent resort to 6-syllable or 5-syllable lines and was reminded of ca dao.

Tân hình thức Việt lôi cuốn người đọc ngoại quốc

Trong thời đại thơ ít người đọc, ngay cả thơ sáng tác, tại sao thơ Tân hình thức Việt lại được quan tâm đặc biệt như vậy? Có lẽ, đây là thời điểm của những giá trị đa văn hóa, và với những xung đột về chủng tộc, tôn giáo xảy ra khắp nơi trên thế giới, văn học đang là một phương tiện hàng đầu để tìm hiểu văn hóa của mọi sắc dân, trong đó thơ là một bộ môn tiên phong. Nhưng thơ dịch lại rất ít có cơ hội thành công, vì phụ thuộc quá nhiều vào ngôn ngữ. Thơ Tân hình thức Việt rút tỉa và giải quyết tình trạng đó bằng cách, thay đổi cách sáng tác để khi dịch ra, người đọc đọc như một bài thơ sáng tác. Vì thế tác động của thơ Tân hình thức Việt mạnh và vượt trội.

1/ Thơ Tân hình thức Việt có hình thức là những thể thơ Việt và có nhịp điệu.

2/ Có ý tưởng liền lạc và đặc sắc bởi những khác biệt văn hóa.

3/ Văn chương cần văn phong tự nhiên của ngôn ngữ nó dịch ra. Nguyên tắc dịch thuật và ngữ học, đòi hỏi người dịch từ tiếng Việt qua tiếng Anh, phải là người mà ngôn ngữ tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, người được chọn dịch thơ Tân hình thức Việt ra tiếng Anh, phải sinh ra ở Mỹ và biết tiếng Việt, hoặc tới Mỹ ở độ dưới 10 tuổi và là một nhà thơ sáng tác bằng tiếng Anh. Bởi một lý do dễ hiểu: người đọc tiếng Anh sẽ không đọc, nếu bản dịch không có văn phong là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.

4/ Báo Song Ngữ (Poetry Journal in Print) có một ban biên tập Việt Mỹ chuyên nghiệp, bảo đảm giá trị biên tập của một tờ báo.

Dịch thuật là một yếu tố then chốt của thơ Tân hình thức Việt, vì thế trong tương lai, người dịch phải đáp ứng điều kiện nêu trên. Và để bảo đảm giá trị trước khi đưa ra trước công chúng, cũng cần tới những nhà biên tập chuyên nghiệp Việt và Mỹ.

Sinh hoạt mới

1/ Báo Song Ngữ nhận được email từ Hội nghị Văn học (Literature Conference) của trường đại học Bridgewater, Virginia, Hoa kỳ, mời tham gia Đại hội Thơ Quốc tế (International Poetry Festival) vào những ngày 12-15 tháng Giêng 2017. Trong cuộc đọc thơ này, nhà thơ có thể đọc thơ sáng tác hay thơ dịch bằng tiếng Anh. Đây là một sinh hoạt được tổ chức hàng năm, chẳng phải chỉ ở đại học Bridgewater, mà còn ở các đại học khác như Austin, Texas, Hoa Kỳ, và khắp nơi trên thế giới.

2/ Nhà xuất bản Cross-Cultural Communications (Truyền thông Giao lưu Văn hóa) nhờ báo Song Ngữ chuyển dịch bài thơ của nhà thơ Mỹ Stanley Kunitz, “The Layers”, từ tiếng Anh qua tiếng Việt, trong dự án dịch ra 100 ngôn ngữ khác nhau. Anh Phạm Kiều Tùng đã dịch bài thơ.

Cũng qua trung gian của nhà xuất bản này, với những liên hệ toàn cầu về thơ, báo Song Ngữ trong những số tới không những chỉ giới thiệu thơ Mỹ, Anh hay Úc, mà còn mở rộng liên hệ tới những nhà thơ Đại Hàn, Bangali, xứ Welsh … và các nước khác nữa.

Những sự kiện mang tính tòan cầu

1/ Hoa kỳ có 50 tiểu bang, những tạp chí dịch thuật văn học lại có tới khoảng 60 tờ báo, đa số từ những trường đại học. Người dịch đòi hỏi phải có bằng cao học (Master degree) về dịch thuật, ngoài việc thông thạo 2 ngôn ngữ, còn phải tốt nghiệp một lớp sáng tác. Thơ dịch thường chỉ đăng phần tiếng Anh, mục đích để nghiên cứu những nền văn học khác. Cũng như Cơ quan Nghiên cứu Á châu (Association for Asian Studies), nghiên cứu về mọi đề tài từ văn hóa, chính trị, kinh tế các nước ở Á châu từ Đại hàn, Nhật, Trung quốc xuống đến các nước phía Nam.

Văn học Hải ngoại từng có tờ báo giấy tiếng Anh, Wordbridge (Câu Chữ), tạp chí văn học và văn học dịch thuật, và trên online, The Writer Post (www.thewriterpost.net), cả hai được thành lập từ năm 1999, do nhà văn N. Sao Mai sáng lập và chủ biên.

2/ Hiện nay có 18 nước chấp nhận những sáng tác được dịch ra tiếng Anh, gửi đến từ mọi nơi trên thế giới: Argentina, Papua New Guinea, Canada, South Africa, Tây Ban Nha (Spain), Trung Quốc, Singapore, Tân Tây Lan (New Zealand), Nigeria, Thái Lan, Úc, Hòa lan (Netherlands), St Vincent and the Grenadines, Pakistan, Nhật Bản, Botswana, Ái Nhĩ Lan (Ireland), Hoa Kỳ.

3/ Những tạp chí song ngữ, thơ và văn học, tiếng Anh và các ngôn ngữ khác, có thể kể: Đại hàn, Nhật, Trung Quốc, Đức, Pháp, Phần Lan … các ngôn ngữ Anh-Latino, Anh-Bengali …

Tho Tuyen Duc PHO: Hard Cover (Hardcover) | Sparta Books

4/ Nhà thơ Ý Lidia Chiarelli, chủ trương Blog Immagine.Poesia, sau khi đăng những bài tiểu luận ngắn về con Virus Vũ Hán, đã giới thiệu nhà biên tập Maria Vnuck, tạp chí văn học quốc tế International Writers’ Journal sáng lập từ January, 2020, tại Mỹ, đăng bài thơ và tiểu luận sau đây:
– IWJ 1/2021 (January-March) – Lingering (Níu Lại)
– IWJ 2/2021 (April-June) – New Eclectic Style (Phong Cách Tân Triết Trung)

5/ Sách Mới Nhận: Tuyển Tập Thơ Đức Phổ, Văn Học Mới xuất bản, 355 trang, giá 20.00 US.

Hy vọng báo Song Ngữ sẽ nhập vào được với sinh hoạt mới lạ và phong phú này, đưa một phần thơ Việt làm quen với những dòng văn học mang tầm quốc tế khác.


Thư tòa soạn


Khe Iem
THE BICYLE POEM / BÀI THƠ XE ĐẠP
For Dr. Carol J. Compton

THE MYTH OF INNOCENCE
THẦN THOẠI VỀ NÀNG NGÂY THƠ
Khế Iêm chuyển dịch thơ 
Louise Glück

THƠ LIDIA CHIARELLI
Khế Iêm chuyển dịch
Niagara
Boston


KỊCH THƠ
THƠ VẦN ĐIỆU & TỰ DO


Trầm Phục Khắc
HÒN THAN

Đức Phổ
THÁNG TƯ ĐẠI DỊCH

Lý Thừa Nghiệp
SƯ VỀ NÚI

Phan Tấn Hải
MỜI EM VỀ NGỒI

Phạm Quốc Bảo
ĐIÊN

Linh Vũ
AN TRÚ TÂM

Lê Giang Trần
MỘT NGÀY CÔ ĐỘC

Mục Tú
ĐÊM CHỜ BÃO


THƠ TÂN HÌNH THỨC


Phạm Quyên Chi
ẢO TƯỞNG VỀ TUỔI THƠ ĐÃ QUA

Xuân Thủy
ĐỌC VÀO ĐÊM

Hường Thanh
MELBOURNE

Nguyễn Đặng Thùy Trang
THÀNH PHỐ KHÔNG ROMANTIC

Nguyễn Hải Thảo
ĐỀ KHÁNG

Nguyễn Ngọc Trìu
SOI GƯƠNG

Nguyễn Văn Bút
ANH

Thạch Tốt
CON ĐƯỜNG CÓ NGỌN ĐÈN ĐỎ

Trần Văn Quyết
ĐƯỜNG QUÊ

Vĩnh Phúc
SINH NHẬT EM


TIỂU LUẬN


THƠ THÀNH TÔN: THÂN XÁC NHƯ MỘT ÁM ẢNH HIỆN SINH
Trần Doãn Nho


 

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

00:06:27

EM ĐÃ BAY ĐI

Em đã bay đi - Khế Iêm Phổ nhạc Nguyễn...

Poet Ashesh Srivastava’s latest collection of poems launched

Thứ hai, ngày 23 tháng 8 năm 2021| Nhân...

DẤU MỐC

DẤU MỐC bản Bìa cứng ( Hard cover ). Một...

NHẠC THƠ TÂN HÌNH THỨC

Thơ tân hình thức Việt · NHẠC THƠ TÂN...

Ralph Murre Remembers Bill Guenzel Through Poem

Door County Pulse Podcasts · Remembering Bill Guenzel Bill Guenzel...

Đọc Thơ

ĐỌC THƠ Khế Iêm - Trích Vũ điệu không vần Glenn...

Related Articles

SINH KHÍ THƠ CỦA TAM KHOA

SINH KHÍ THƠ CỦA TAM KHOA ___________________________ Frederick Turner   Dĩ nhiên, khi để chữ “Tam Khoa” trong tựa đề, tôi muốn nói đến những thứ liên quan...

THƠ NHÃ CA, MỘT VÀI TƯ LIỆU NHỎ

Nguyễn Lệ Uyên Nửa cuối thập niên 1950s đến đầu 1960s, diễn đàn văn học miền Nam là sự nối dài của Tự Lực Văn...

THÁNG BA

Trần Phương Kỳ Tháng Ba vẫn còn gió lạnh và thỉnh thoảng cơn buồn lại kéo dài đã đi qua một chặng lắng nghe tiếng chân bước thầm...