DẤU MỐC

Tôi đã tìm thấy tất cả trong dòng thơ THT Việt. Như bắt gặp được người bạn thành thực và để làm tốt người bạn ấy phải cởi mở thơ ra với mọi khả năng. Lúc đó chúng ta mới tìm gặp được thực chất đời sống của chúng ta.

DẤU MỐC bản Bìa cứng ( Hard cover ).

Một vài nhận định về thơ Tân Hình Thức của các tác giả Khế Iêm, Hà Nguyên Du và Phạm Quyên Chi viết thay lời tựa cho tập Dấu Mốc của Nguyễn Lương Ba.


KHẾ IÊM :

Triết gia Hy lạp, Aristotle (384-322 BC) cho rằng ngôn ngữ nói có trước ngôn ngữ viết, ý tưởng trực tiếp đến với người nghe nên ngôn ngữ nói là ký hiệu của ý tưởng, và ngôn ngữ viết là ký hiệu của ký hiệu. Nhưng theo triết gia Pháp, Jacques Derrida, chủ xướng chủ nghĩa hậu cấu trúc (Poststructuaralism), mỗi ký hiệu sẽ không hoàn tất nếu không nằm trong tất cả những ký hiệu khác. Điều này cho thấy, một nền thơ nếu cứ bất động và đứng lại với vần điệu và tự do, sẽ không còn là thơ đúng nghĩa. Cuối thập niên 1980s, thơ tự do Mỹ bị cáo buộc, không còn người đọc và đã chết; và thơ thể luật hồi sinh trở lại. Nhưng đến đầu thập niên 2000s, thơ thể luật cũng phải chuyển sang cách diễn đọc, giống như thơ cao bồi và thơ slam. Cần nhắc lại, “bản chất thơ là sáng tạo, mà sáng tạo thì phải thay đổi.” Thay đổi ở đây có nghĩa là thay đổi cách làm thơ, tạo thêm một thể thơ mới. Thay đổi hình thức sẽ làm thay đổi nội dung. Thơ Tân hình thức Việt là một thể thơ, với hai đặc tính: ý tưởng và nhịp điệu. Ghi nhớ, ý tưởng đến từ thực tại qua năm giác quan, chứ không phải từ những viễn tưởng.

Cũng cần nhắc lại, thơ tự do khởi đầu với tập thơ Lá Cỏ (Leaves of Grass) của nhà thơ Mỹ Walt Whitman, 1855, kết hợp giữa văn xuôi và cú pháp song song theo bản dịch kinh thánh thời King James, với những câu thơ dài. Nửa thế kỷ sau, chủ nghĩa Hình tượng (Imagism), T. S. Eliot phần mảnh (fragment) ý tưởng,vặn vẹo cú pháp, tạo thành một dòng thơ khó hiểu. Đến thập niên 1950s, với phong trào Black Mountain, tạo thành một cấu trúc thơ với những nhóm chữ biệt lập, phải phân tích mới hiểu. Cuối cùng, phong trào thơ Ngôn ngữ, ảnh hưởng chủ nghĩa Hậu cấu trúc thập niên 1960s, tách lìa chữ và nghĩa, bài thơ vô nghĩa, và ý nghĩa nằm trong lý luận của người làm thơ. Tóm lại, thơ tự do là một dòng thơ lý trí, chủ vào chữ, thiếu nhịp điệu và ý tưởng liền lạc, hoặc đơn giản chỉ là dòng dài dòng ngắn, ghi xuống những suy nghĩ rời rạc của người viết, bắt đầu thời hiện đại và chấm dứt vào thời hậu hiện đại, cuối thập niên 1980s. Hay nói khác, thơ tự do là một dòng thơ đã qua, thuộc về thế kỷ 20. Và một điều ghi nhận nữa, nếu thơ tự do chủ vào ngôn ngữ, và là một loại thơ khó, cần tới phê bình, thì thơ Tân hình thức Việt trực tiếp với người đọc, qua ngôn ngữ đời thường, không cần bất cứ sự đánh giá nào của bất cứ ai.

Về thơ Thạch Tốt ( bút hiệu của Nguyễn Lương Ba) nội dung bao gồm: miêu tả cảnh tượng mùa đông Bắc Mỹ (Cư Xá Mùa Đông); tâm sự (Con Đường Có Ngọn Đèn Đỏ, Con Đường Không Giới Hạn); sinh hoạt thường ngày (Bốn Giờ Sáng, Hội Đồng Hương, Tiệm Giắt Ủi); hồi tưởng (Trong Thành Phố Này, Đêm Không Cùng, Đi Qua Dòng Sông) … Nói chung là những câu truyện kể với những ý tưởng liền lạc theo tiêu chuẩn thơ Tân hình thức Việt. Ngoài ý tưởng, nhịp điệu là yếu tố chính của thơ Tân hình thức Việt, vì nếu không có nhịp điệu thì không thể lôi cuốn người đọc. Điều này tùy thuộc tài năng của người làm thơ. Nhịp điệu thơ tạo thành từ sự lập lại câu chữ hay những thanh âm bằng trắc ở khắp bài thơ. Chúng ta có thể nhận ra nhịp điệu qua sự lập lại chữ:

như lá

Vàng rơi trên lối đi mùa thu
mùa thu đã tới, lá đã rơi
lá rơi rồi lá sẽ khô. Lá
sẽ lạnh lẽo.

bốn giờ sáng đề máy
xe nổ rẹt rẹt rồi
chiếc xe đổ rác lại
đến đổ rác…

Nói tóm lại, thơ Tân hình thức nối kết giữa tự do và vần điệu, làm thành một thể thơ mới. Là một dòng thơ mới, số người tham gia không nhiều, nên chưa thể hiện được hết những khả năng diễn đạt của thơ. Chúng ta trân trọng những nhà thơ đã đến với Tân hình thức, vì nếu không có họ, đã không có phong trào thơ Tân hình thức như hiện nay. Và nhà thơ Thạch Tốt là một trong những nhà thơ khởi đầu của dòng thơ này. Xin giới thiệu đến bạn đọc.


HÀ NGUYÊN DU :

Xuyên qua cách viết các thể loại truyện hay thơ, đều ghi nhận lại và viết ra từ nguồn ý tưởng, ký ức hay hoài niệm đời sống của tác giả.

Ở đây tôi chỉ nói về Thơ. Dù thể loại thơ nào, cũng mang tính rất căn bản và tất yếu là ít nhiều mang tính chuyện kể, như đời sống thường nhật trong giao tiếp của mỗi người với nhau, từ địa hạt nhỏ của mỗi cá nhân, gia đình đến xã hội rộng lớn. Tính truyện kể là một tín hiệu đương nhiên của con người. Tín hiệu phát ra từ lời nói, từ ngôn ngữ hay bài viết hoặc qua các loại hình nghệ thuật như ca, kịch ,diễn ngâm…

Riêng về tín hiệu mới mẻ phát ra từ phong trào cũng rất mới mẻ chưa từng có xưa nay, bắt đầu mở ra từ năm 2000 của thế kỷ trước do nhà thơ Khế Iêm chủ xướng…( sự phản ứng như một đương nhiên của tiền lệ xưa nay qua các phong trào, hoặc dị ứng hay không ủng hộ). Điều thú vị là các sự thể ấy ngày một ít đi, nhường lại phần nhiều giới trẻ ở trong nước. Sự tham dự vào phong trào thơ THT này có thể so sánh như một đóa hoa nho nhỏ, ngày một nở rộ nở chúm chím… Nở với tính rộ, tính rộ mới phát như một khiêm nhường.
Tôi thích bài thơ Tân Hình Thức của nhà thơ Nguyễn Lương Ba, như bài “Cánh Cửa” có thể so sánh như mang những hình tượng vừa siêu thực vừa hiện thực trong thi ca. Xin trích dẫn:

Cánh cửa như cánh hoa
mười giờ trước cửa luôn
mở em ạ ! giờ yên
vui hớn hở có thấy

gì căn nhà hình như
vừa sáng nay hoa mười
giờ trong trái tim anh
em dưới hiên nhà chùm

cúc vàng là em đó
em đi xa có thấy gì
cánh cửa vẫn mở những
sớm mai trầm lặng tôi

nói yêu em yêu em
một ngày nào đó( vầng
trăng làm chứng)? Để bây
giờ…vẫn rơi vẫn rơi…

Bài thơ vui vui, chắc cảm xúc của tác giả khi nói “Sớm mai trầm lặng tôi NÓI YÊU EM” Nhất là vui vui mà lại buồn buồn, khi bài thơ THT mang tính liên văn bản với nhạc:” tôi nói yêu em yêu/ em một ngày nào đó/ vầng trăng làm chứng…) (lời nhạc của nhạc sĩ Đức Huy)

Có thể lấy câu thơ THT liên văn bản để chúng ta nói rằng: Một ngày nào đó, thơ THT do thi sĩ Khế Iêm chủ xướng cũng có thể nói rằng: CÓ VẦNG TRĂNG LÀM CHỨNG… nhằm chứng minh sự sáng tỏ như vầng trăng… Với hy vọng ngày càng có nhiều người tham gia hơn.

04/22/2019.


PHẠM QUYÊN CHI :

Nhà thơ Mỹ Robert White Creeley đã từng viết : “Hòa bình đến từ những cuộc trò chuyện. Những bài thơ là hơi thở đầu tiên của cuộc trò chuyện đó”. Hay trong cả cái mà Ezra Pound đã nói rất thiết tha “Những gì yêu dấu đều còn lại, mọi thứ khác đều tan biến thành cặn bã”. Đúng quan trọng nhất là khi chúng phát âm rõ lại câu chuyện thường nhật của đời sống, vắt dòng một cách nhịp nhàng tạo ra ý tưởng mới mẻ bằng cảm xúc. Tôi đã tìm thấy tất cả trong dòng thơ THT Việt. Như bắt gặp được người bạn thành thực và để làm tốt người bạn ấy phải cởi mở thơ ra với mọi khả năng. Lúc đó chúng ta mới tìm gặp được thực chất đời sống của chúng ta.


Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

Sexuality, Entropic Warfare and Unbalanced 20th Century Science

Sexuality, Entropic Warfare and Unbalanced 20th Century Science /  Tình dục,...

THÁNG BA

Trần Phương Kỳ Tháng Ba vẫn còn gió lạnh và thỉnh...

CHÙM THƠ ĐA NHỊP ĐIỆU: Nguyễn Văn Vũ

  CHÙM THƠ ĐA NHỊP ĐIỆU _______________________  Nguyễn Văn Vũ   Tính liền lạc...

Cách tân và sự ứng xử với truyền thống

Cách tân và sự ứng xử với truyền thống Ts....

BÌNH LUẬN VỀ “THƠ KHÁC”

Trong khoảng vô số giờ phút thú vị tôi chúi mũi vào một tập thơ hoặc văn, có những lúc tôi ngẩng đầu khỏi cuốn sách hoặc ngước mắt khỏi dòng chảy nhịp nhàng của bài thơ, và tự đặt một câu hỏi mà nó đòi được giải đáp: điều gì đã buộc tôi tiếp tục; điều gì hiện hữu bên trong bài thơ khiến đôi mắt khát khao của tôi dán chặt vào những dòng dưỡng chất, năm này qua năm khác?

Related Articles

MỘT SỐ NHẬN XÉT TÁC PHẨM: “VŨ ĐIỆU KHÔNG VẦN”

"VŨ ĐIỆU KHÔNG VẦN" TẬP TIỂU LUẬN GIỚI THIỆU VỀ THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT

VỀ ĐÂU, THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT?

VỀ ĐÂU, THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT? (một Biên bản về thơ tân hình thức Việt) Inrasara 1. Thơ Tân hình thức Việt trên con đường tiếp...

TUẦN THƠ 19: MƠ HOANG

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi về cả 2 email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com ~ tanhinhthuc@gmail.com ~ info@thotanhinhthucviet.vn