Nghề sáng tạo: Một cuộc phỏng vấn với Dana Gioia

————————
Dana Gioia sinh năm 1950, đã xuất bản hai tập thơ Daily Horoscope và The Gods of Winter. Ông cũng đã xuất bản tập tiểu luận, Can Poetry Matter? Và một tập thơ dịch Motteti: Poem of Love của Eugenio Montale. Cùng với William Jay Smith biên tập Poems from Italy, và với Michael Palma, New Italian Poets. Ông cũng biên tạp cuốn The Ceremony and Other Stories của Weldon Kees. Trong 15 năm làm quản trị thương mại ở New York, ông trở thành nhà văn viết tự do từ năm 1992. Tác phẩm của ông xuất hiện trên The New Yorker, The Hudson Review, và nhiều tạp chí khác.
——————————————–

Hỏi: Làm sao ông biết mình có một chủ đề cho một bài thơ?
Đáp: Tiến trình làm thơ của tôi giải thích nó kì lắm. Tôi thực sự chẳng bao giờ chọn một chủ đề, mặc dầu những bài thơ của tôi thường có một đề tài rõ rệt. Tôi cũng chẳng chọn một thể thơ nào, mặc dù nhũng bài thơ của tôi sử dụng khuôn khổ, vận luật, hoặc thi đoạn. Chính là bài thơ chọn tôi. Một câu hoặc một hàng nảy ra trong đầu tôi cùng với sự ùa đến mạnh mẽ của cảm xúc. Viết ra bài thơ là cung cách của tôi để hình dung chính xác xung động đó đang bảo tôi điều gì. Tôi không dùng ý chí để đưa một bài thơ vào hiện hữu. Tôi tháo gỡ nó.

H: Làm cách nào ông hình dung ra hình dạng nó muốn mang?
Đ: Hầu hết tôi chỉ lắng nghe. Tôi khởi sự viết ra những hàng và những hình ảnh tới với tôi. Thông thường, chúng gợi ra một hình dạng nào đó mà ngôn ngữ mà những ý tưởng muốn khoác lấy.Tôi biết điều này nghe ra lạ lẫm, nhưng tôi tin rằng một nhà thơ cần phải hợp tác với ngôn ngữ. Tôi cố hình dung xem những lời lẽ muốn làm điều gì. Dĩ nhiên, chúng không thể làm bất cứ điều gì mà không có tôi, nhưng tôi cần phải tôn trọng chúng. Ngôn ngữ hiện hữu bên ngoài nhà thơ, và nó biết nhiều hơn bất cứ người nói cá thể nào có thể.
Để mô tả cùng sự kiện bằng những hạn từ thực dụng hơn nhé, tôi viết bản thảo đầu trong một cách như là lên đồng. Tôi không cố áp đặt bất cứ thiết kế nào lên bài thơ. Tôi chỉ để mặc cho nó tới với tôi trong bất cứ cung cách nào nó muốn. Tôi thường có được đâu đó từ một đến ba trang gồm những phần mảnh trước khi đà hứng khởi kia tiêu tan. Tôi thường ủ bài thơ trong một ngày. Khi tôi quay lại với nó, tôi ngó vào nó (và lắng nghe nó) để quyết định xem ngôn ngữ gợi ý ra hình dạng nào? Nó muốn trong thể thơ tự do hoặc là có khuôn khổ? Nó có muốn vận luật chăng? Nó có muốn chia thành những thi đoạn chăng? Và rồi tiến trình nhuận sắc bắt đầu.

H: Ông nhuận sắc như thế nào?
Đ: Một cách miệt mài. Lời khuyên tốt nhất tôi có được cho một nhà văn trẻ là mang cùng sự hào hứng và cởi mở đối với cảm hứng vào việc nhuận sắc giống như bạn làm với bản thảo đầu tiên. Có những điều gây kinh ngạc xảy ra trong việc nhuận sắc. Bài thơ có thể thay đổi trong những cung cách bất ngờ – đôi khi trở nên khác hoàn toàn về đề tài hoặc giọng điệu so với phiên bản gốc.

H: Ông có bất cứ phương pháp hữu ích nào cho việc nhuận sắc chăng?
Đ: Đầu tiên bạn làm nó dài ra hơn, rồi bạn làm nó ngắn đi hơn. Điều đầu tiên tôi làm là cố có được một bản thảo trọn vẹn của bài thơ, một phiên bản thô nháp của những gì tôi nghĩ bài thơ sau chót sẽ mang dáng vẻ và nghe ra giống như. Đôi khi điều này tới mau lẹ, nhưng thường tôi phải mất hàng tháng bởi vì thoạt tiên tôi không thể nhìn ra bài thơ sẽ kết liễu như thế nào. Một khi tôi đã làm được bản thảo đó, là rồi tôi cố cắt bỏ đi bất cứ thứ gì không tuyệt đối cần thiết. Đôi khi tôi không cắt mà tôi cô đúc. Chẳng hạn, tôi có thể lấy hai thi đoạn mỗi cái gồm bốn dòng, và rồi cô đúc chúng thành một thi đoạn thôi. Qua nhiều năm tôi đã học được cách một bài thơ thực sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn và phong phú hơn qua việc cắt bỏ và cô đúc.

H: Tại sao việc cắt lại quan trọng đến thế?
Đ: Một bài thơ cần yểm một lá bùa lên người đọc. Nó cần tóm bắt được sự chú tâm của người đọc trọn vẹn tới mức người đó thoải mái và để bài thơ nói với kí ức và trí tưởng tượng của mình. Chỉ cần một dòng tồi tệ là lá bùa kia bị vỡ. Tốt hơn là nói một điều gì đó bằng một dòng đáng nhớ và khơi gợi hơn là bằng năm dòng quá chi tiết và nôm na. Hầu hết các nhà thơ giải thích quá nhiều. Họ không tin cậy vào trí tuệ của người đọc. Đó là một sai lầm. Nhà thơ cần đạo đạt với người đọc như một người bình đẳng. Trong một bài thơ thực sự thành công tác gia và người đọc hợp tác để sáng tạo ý nghĩa. Tôi bắt đầu bài thơ với những lời trên trang giấy, nhưng người đọc cần hoàn tất nó trong trí tưởng tượng của chính mình.

H: Còn có bất cứ những bí mật nào khác về việc nhuận sắc không?
Đ: À, tôi làm một việc lạ lẫm nhưng hữu hiệu. Một thứ mê tín về sáng tạo. Một khi tôi nghĩ bài thơ đã xong trọn vẹn rồi, tôi đọc lại nó và kiếm ra cái dòng yếu ớt nhất. Tôi gạch bỏ nó và đi tới một dòng khá hơn. Điều hiện xuất thật là gây sửng sốt.

H: Làm sao ông biết là bài thơ đã hoàn tất hay chưa?
Đ: Tôi chẳng bao giờ hoàn tất một bài thơ cả. Nó chỉ sau cùng vượt ngoài tầm kiểm soát của tôi. Tôi nhuận sắc bài thơ thường khi đến năm mươi lần trước khi công bố nó trên một tạp chí. Đôi khi tôi lại nhuận sắc nó nữa ngay khi xem các bản in thử. Khi tôi đưa một bài thơ vào sách, tôi thường còn nhìn thấy một dòng hoặc một từ mà mình muốn thay đổi nữa. Đôi khi tôi còn nhuận sắc thêm đôi chút khi cuốn sách được tái bản. Đó là một thứ bệnh cuồng. Nhưng chủ điểm của toàn bộ sự việc là làm một cái gì đó cho tận sức hoàn hảo.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

NGHĨ VỀ CÁCH LÀM THƠ

Tiếp theo Vũ Điệu Không Vần, tập tiểu luận này quan tâm tới việc thực hành và sáng tác thơ Tân hình thức Việt. Vì những bài viết được viết rải rác trong những thời điểm khác nhau, nên có một số chi tiết nòng cốt thường được lập lại để bạn đọc nắm được vấn đề, ghi nhớ và dễ dàng trong việc làm thơ. Những sai sót chắc chắn là có, xin bạn đọc rộng lòng lượng thứ.

Sự kiện Đọc thơ và Âm nhạc Đặc biệt

Ngày 26 tháng 10 năm 2016 Sự kiện Đọc thơ...

Chùm thơ: Gyảng Anh Iên

Giới thiệu Diễn Đàn thơ Tân hình thức Việt http://www.thotanhinhthucviet.com _____________________________ Chùm...

Báo giấy số 5

Bạn đọc có thể đọc trực tiếp hoặc in...

MỘT CHUYẾN TRỞ DẠ CỦA NÀNG THƠ

William Noseworthy vừa là nghiên cứu sinh của Trường Đại Học Wisconsin-Madison vừa là nghiên cứu viên cao cấp cho Trung Tâm Khmer Học ở Phnom Penh, Cambodia. Sau khi nhận bằng thạc sĩ (2011), anh đã được một nhánh nghiên cứu về “Văn chương của Cộng đồng Hải Ngoại.” Những bài nghiên cứu của anh xuất hiện trên: ASEAS, the Middle Ground Journal và The IIAS Newsletter. Anh cũng viết bài điểm sách cho Studies on Asia và Cha: An Asian Literary Journal. Hiên này anh đang nghiên cứu về “các ghi nhớ về khu vực biên giới” ở Cambodia và Việt Nam.

TUẦN THƠ 33: NHIỆT ĐỚI BUỒN

Trang Thơ tân hình thức Việt là trang Web để lưu trữ bài vở và Diễn Đàn dành cho những nhà thơ, bạn đọc sinh hoạt, chia sẻ, học hỏi, phê bình, phản hồi, để tìm kiếm những sáng tác hay và giá trị...Thơ Tân hình thức” là một hình thức tối giản của báo giấy, đáp ứng nhu cầu chuyển tải qua các phương tiện truyền thông hiện đại.

Related Articles

THƠ VIỆT TRÊN ĐƯỜNG BIẾN ĐỔI – Khế Iêm

Tùy theo vị trí, các nhà sử học, xã hội học hay văn học có thể nhìn và đánh giá những sự kiện lịch sử theo những chiều hướng khác nhau. Ngay cả trong phạm vi văn học, chúng tôi cũng chỉ lược qua những điểm chính yếu để nhìn ra chiều hướng thay đổi  chứ không đi sâu vào toàn bộ những dòng văn học khác nhau của từng thời kỳ. Vì vậy, khuyết điểm chắc chắc không thể trách khỏi, mong được sự góp ý và bổ sung thêm của thân hữu và bạn đọc. Chúng tôi xin gửi lời cảm tạ tới các thân hữu: Nhà phê bình Đặng Tiến, nhà văn Nguyễn Tiến Văn và Phạm Thị Hoài, nhà thơ Đỗ Kh. và Nguyễn Thị Ngọc Nhung đã góp ý và hiệu đính một số sai sót để bài viết tương đối được hoàn chỉnh. Bài này mới là bài chính thức và mới nhất.

The Personal & the Political | Book Review — The Illuminated: A Novel by Anindita Ghose

The book rages against the different ways of seeing men and women (Express photo) By Nawaid Anjum In his revolutionary book, Ways of Seeing (1972),...

Câu hát dòng Lam

Câu hát dòng Lam Bùi Minh Huệ Từ thuở nhỏ, tôi đã được nghe nhiều câu dân ca man mác, da diết và sâu lắng về...