Nghề sáng tạo: Một cuộc phỏng vấn với Dana Gioia

————————
Dana Gioia sinh năm 1950, đã xuất bản hai tập thơ Daily Horoscope và The Gods of Winter. Ông cũng đã xuất bản tập tiểu luận, Can Poetry Matter? Và một tập thơ dịch Motteti: Poem of Love của Eugenio Montale. Cùng với William Jay Smith biên tập Poems from Italy, và với Michael Palma, New Italian Poets. Ông cũng biên tạp cuốn The Ceremony and Other Stories của Weldon Kees. Trong 15 năm làm quản trị thương mại ở New York, ông trở thành nhà văn viết tự do từ năm 1992. Tác phẩm của ông xuất hiện trên The New Yorker, The Hudson Review, và nhiều tạp chí khác.
——————————————–

Hỏi: Làm sao ông biết mình có một chủ đề cho một bài thơ?
Đáp: Tiến trình làm thơ của tôi giải thích nó kì lắm. Tôi thực sự chẳng bao giờ chọn một chủ đề, mặc dầu những bài thơ của tôi thường có một đề tài rõ rệt. Tôi cũng chẳng chọn một thể thơ nào, mặc dù nhũng bài thơ của tôi sử dụng khuôn khổ, vận luật, hoặc thi đoạn. Chính là bài thơ chọn tôi. Một câu hoặc một hàng nảy ra trong đầu tôi cùng với sự ùa đến mạnh mẽ của cảm xúc. Viết ra bài thơ là cung cách của tôi để hình dung chính xác xung động đó đang bảo tôi điều gì. Tôi không dùng ý chí để đưa một bài thơ vào hiện hữu. Tôi tháo gỡ nó.

H: Làm cách nào ông hình dung ra hình dạng nó muốn mang?
Đ: Hầu hết tôi chỉ lắng nghe. Tôi khởi sự viết ra những hàng và những hình ảnh tới với tôi. Thông thường, chúng gợi ra một hình dạng nào đó mà ngôn ngữ mà những ý tưởng muốn khoác lấy.Tôi biết điều này nghe ra lạ lẫm, nhưng tôi tin rằng một nhà thơ cần phải hợp tác với ngôn ngữ. Tôi cố hình dung xem những lời lẽ muốn làm điều gì. Dĩ nhiên, chúng không thể làm bất cứ điều gì mà không có tôi, nhưng tôi cần phải tôn trọng chúng. Ngôn ngữ hiện hữu bên ngoài nhà thơ, và nó biết nhiều hơn bất cứ người nói cá thể nào có thể.
Để mô tả cùng sự kiện bằng những hạn từ thực dụng hơn nhé, tôi viết bản thảo đầu trong một cách như là lên đồng. Tôi không cố áp đặt bất cứ thiết kế nào lên bài thơ. Tôi chỉ để mặc cho nó tới với tôi trong bất cứ cung cách nào nó muốn. Tôi thường có được đâu đó từ một đến ba trang gồm những phần mảnh trước khi đà hứng khởi kia tiêu tan. Tôi thường ủ bài thơ trong một ngày. Khi tôi quay lại với nó, tôi ngó vào nó (và lắng nghe nó) để quyết định xem ngôn ngữ gợi ý ra hình dạng nào? Nó muốn trong thể thơ tự do hoặc là có khuôn khổ? Nó có muốn vận luật chăng? Nó có muốn chia thành những thi đoạn chăng? Và rồi tiến trình nhuận sắc bắt đầu.

H: Ông nhuận sắc như thế nào?
Đ: Một cách miệt mài. Lời khuyên tốt nhất tôi có được cho một nhà văn trẻ là mang cùng sự hào hứng và cởi mở đối với cảm hứng vào việc nhuận sắc giống như bạn làm với bản thảo đầu tiên. Có những điều gây kinh ngạc xảy ra trong việc nhuận sắc. Bài thơ có thể thay đổi trong những cung cách bất ngờ – đôi khi trở nên khác hoàn toàn về đề tài hoặc giọng điệu so với phiên bản gốc.

H: Ông có bất cứ phương pháp hữu ích nào cho việc nhuận sắc chăng?
Đ: Đầu tiên bạn làm nó dài ra hơn, rồi bạn làm nó ngắn đi hơn. Điều đầu tiên tôi làm là cố có được một bản thảo trọn vẹn của bài thơ, một phiên bản thô nháp của những gì tôi nghĩ bài thơ sau chót sẽ mang dáng vẻ và nghe ra giống như. Đôi khi điều này tới mau lẹ, nhưng thường tôi phải mất hàng tháng bởi vì thoạt tiên tôi không thể nhìn ra bài thơ sẽ kết liễu như thế nào. Một khi tôi đã làm được bản thảo đó, là rồi tôi cố cắt bỏ đi bất cứ thứ gì không tuyệt đối cần thiết. Đôi khi tôi không cắt mà tôi cô đúc. Chẳng hạn, tôi có thể lấy hai thi đoạn mỗi cái gồm bốn dòng, và rồi cô đúc chúng thành một thi đoạn thôi. Qua nhiều năm tôi đã học được cách một bài thơ thực sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn và phong phú hơn qua việc cắt bỏ và cô đúc.

H: Tại sao việc cắt lại quan trọng đến thế?
Đ: Một bài thơ cần yểm một lá bùa lên người đọc. Nó cần tóm bắt được sự chú tâm của người đọc trọn vẹn tới mức người đó thoải mái và để bài thơ nói với kí ức và trí tưởng tượng của mình. Chỉ cần một dòng tồi tệ là lá bùa kia bị vỡ. Tốt hơn là nói một điều gì đó bằng một dòng đáng nhớ và khơi gợi hơn là bằng năm dòng quá chi tiết và nôm na. Hầu hết các nhà thơ giải thích quá nhiều. Họ không tin cậy vào trí tuệ của người đọc. Đó là một sai lầm. Nhà thơ cần đạo đạt với người đọc như một người bình đẳng. Trong một bài thơ thực sự thành công tác gia và người đọc hợp tác để sáng tạo ý nghĩa. Tôi bắt đầu bài thơ với những lời trên trang giấy, nhưng người đọc cần hoàn tất nó trong trí tưởng tượng của chính mình.

H: Còn có bất cứ những bí mật nào khác về việc nhuận sắc không?
Đ: À, tôi làm một việc lạ lẫm nhưng hữu hiệu. Một thứ mê tín về sáng tạo. Một khi tôi nghĩ bài thơ đã xong trọn vẹn rồi, tôi đọc lại nó và kiếm ra cái dòng yếu ớt nhất. Tôi gạch bỏ nó và đi tới một dòng khá hơn. Điều hiện xuất thật là gây sửng sốt.

H: Làm sao ông biết là bài thơ đã hoàn tất hay chưa?
Đ: Tôi chẳng bao giờ hoàn tất một bài thơ cả. Nó chỉ sau cùng vượt ngoài tầm kiểm soát của tôi. Tôi nhuận sắc bài thơ thường khi đến năm mươi lần trước khi công bố nó trên một tạp chí. Đôi khi tôi lại nhuận sắc nó nữa ngay khi xem các bản in thử. Khi tôi đưa một bài thơ vào sách, tôi thường còn nhìn thấy một dòng hoặc một từ mà mình muốn thay đổi nữa. Đôi khi tôi còn nhuận sắc thêm đôi chút khi cuốn sách được tái bản. Đó là một thứ bệnh cuồng. Nhưng chủ điểm của toàn bộ sự việc là làm một cái gì đó cho tận sức hoàn hảo.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

‘On Seamus Heaney’ by R. F. Foster

‘On Seamus Heaney’ by R. F. Foster Review by “Off...

THÁNG BA

Trần Phương Kỳ Tháng Ba vẫn còn gió lạnh và thỉnh...

TUẦN THƠ 17: CON SÓI CÁI VÀ BƯỚC RẼ THÁNG TƯ

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi về cả 2 email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com ~ tanhinhthuc@gmail.com ~ info@thotanhinhthucviet.vn

Trăm năm ngày sinh nhà thơ Minh Hiệu: Nghĩ về nhân cách nhà văn

Nhà thơ LÊ TUẤN LỘC Tác phẩm chính đã xuất...

Như thế…Tôi đã đến với Tân hình thức.

When we try to help others, they consider us enemies. But we can thank them because, through them, we can know the nature of each person. The Wuhan Virus helps us to recognize the good and the bad, to rise above both to retain our human affection. Thanks to that, new love arises. Hopefully.

Báo Giấy Số ra mắt

Trong tiến trình hình thành, thơ Tân hình thức Việt là một thể thơ không vần thuần Việt, được kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Bước tiếp theo, chúng tôi nối kết cách đọc trên trang giấy theo truyền thống, và trên online. Điều này được khai triển từ phong cách tân chiết trung của Tân hình thức Việt. Đây là tờ báo giấy gọn nhẹ của thời công nghệ mới, có lẽ cũng chỉ thích hợp với thơ Tân hình thức, và là một trong những ưu thế của dòng thơ này. Trên thực tế, sau nhiều năm đọc trên online, chúng ta nhận ra rằng, đọc trên trang giấy vẫn là một cái thú không thể từ bỏ. “Thơ Tân hình thức” là một hình thức tối giản của báo giấy, đáp ứng nhu cầu chuyển tải qua các phương tiện truyền thông hiện đại. Với 8 trang khổ A4, quí bạn nhận được, save vào CD hay USB, rồi đem ra tiệm copy, in ra giấy, vừa tiện lưu giữ, vừa đọc trên trang giấy. Vì ít trang, nên tờ báo chú trọng vào những sáng tác và bài viết phê bình, tiểu luận ngắn và chọn lọc. Tờ báo giấy “Thơ Tân hình thức” dự trù, mỗi tháng 1 số, bắt đầu từ tháng 4 – 2014. Mong quí bạn ủng hộ, bằng cách copy ra và giới thiệu tới những bạn đọc khác. Xin thành thật cảm tạ.

Related Articles

GIỐNG NHƯ LÀ CUỘC SỐNG

GIỐNG NHƯ LÀ CUỘC SỐNG Vũ Thanh Lịch Giống như là cuộc sống, có lúc thăng lúc trầm, lúc tươi sáng ngọt ngào tràn đầy ước...

TUẦN THƠ 22: THƠ ĐỖ QUYÊN

Đỗ Quyên TÂN HÌNH THỨC THƠ MƠ(Lời tác giả nhắn một số độc giả rằng nếu) Như bạn vừa qua một chiêm bao đẹp về nội dung dưng mà lại cực kỳ xàm xét về hìnhThức kiểu mặc cảm Ơđíp theo ông thày người Áo (chớ hổng phải dân quần) tên Xicmun họ Phơrớt thì hãy ra vái bàn thờ (nếu bác trai bác gái đã viên tịch) hoặc chào tạ song Thân (kìa hai bác dậy từ sớm tinh sương ngồi chờ bạn chào bố chào mẹ con đi làm đây ạ).

TUẦN THƠ 15: CON SÓI CÁI VÀ DẠ CỔ HOÀI LANG

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi về email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com | info@thotanhinhthucviet.vn