Ý NGHĨA VÀ THỜI GIAN TRONG THƠ TRẦM PHỤC KHẮC

Tự nơi sâu kín của lòng người, luôn luôn thao diễn một sự giằng co khủng khiếp, triền miên giữa hiện hữu thời gian và hiện hữu của hằng cửu cuộc đời. Nếu mỗi ý tưởng, mỗi tri giác, mỗi cảm tình đã như thế, người ta ghi lại như thế thì thơ, kịch, hay kí ức cũng thế và sân khấu trần gian kia như một chân trời


Ý NGHĨA VÀ THỜI GIAN
TRONG THƠ TRẦM PHỤC KHẮC


Phạm Quyên Chi


Nghệ thuật chết ở tự do, sinh ra từ gò bó và giải thích được những mâu thuẫn để mang lại một thế giới tư tưởng, tình cảm đầy ý nghĩa. Và một thời đại nào cũng cần đến nghệ thuật để phản ánh chân thực về bức tranh đời sống. Khi đó con người dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng và ngôn ngữ thì được tạo thành bởi những âm thanh; những âm thanh liên kết tạo ra những âm hiệu và mỗi âm hiệu mang theo một ý nghĩa. Tiến trình ấy chính là điều cốt yếu đã thiết định trong thi ca – một nền móng của tri thức. Làm nên một mẫu mực trong tư tưởng và nhà thơ Trầm Phục Khắc trong “Gã tình nhân và vở kịch không dành cho sân khấu” đã mở ra những hoàn cảnh mà càng tự do lựa chọn, quyết định về chính mình thì hiện sinh về tự do chuyển hóa tận gốc rễ trong quan năng tư tưởng để khám phá hiểu thấu và bao dung hơn chính mình. Những điều này được tác giả vận dụng sức cảm thụ tận bề của nghệ thuật, khơi gợi sâu sắc, rõ nét qua những dòng thơ:

“Người ta ghi lại cuộc
sống bằng kịch, không, người
ta ghi lại cuộc sống
bằng thơ, không, người ta
ghi lại cuộc sống bằng
kí ức, không, người ta
quên rồi người ta không
nhớ rằng người ta đi
một vòng rồi người ta
quay trở lại thế gian

Người ta ghi lại cuộc sống, người ta ghi lại cuộc sống, người ta đi một vòng rồi quay trở lại cái thế gian tuyệt vời này:

«tìm lại cho được bài
thơ không có lời, gã
tình nhân và vở kịch
không dành cho sân khấu»

Tự nơi sâu kín của lòng người, luôn luôn thao diễn một sự giằng co khủng khiếp, triền miên giữa hiện hữu thời gian và hiện hữu của hằng cửu cuộc đời. Nếu mỗi ý tưởng, mỗi tri giác, mỗi cảm tình đã như thế, người ta ghi lại như thế thì thơ, kịch, hay kí ức cũng thế và sân khấu trần gian kia như một chân trời mà K. Jaspers đã từng giảng giải: Mỗi khi hé nhìn vào sự phân ly của chủ thể kia ta thấy hiện lên một ý nghĩa huyền bí. Vậy ý nghĩa là gì?

Có một nỗ lực tìm kiếm trong hàng loạt từ ngữ được nhà thơ sắp xếp, trình bày một trật tự từ hợp lí nhấn mạnh đặc điểm, tính chất của sự vật. Một thủ pháp dùng từ độc đáo, sử dụng ngữ vị «rồi» đặt sau những động từ và chỉ công việc của động từ đã là hoàn tất: Người ta quên rồi, người ta đi một vòng rồi để nhấn mạnh đi về một quá khứ, đó là một đường lối tri giác như dùng để lĩnh hội một cái gì đó xác thực, nhưng không bao giờ lĩnh hội được toàn diện con người. Bởi cuộc sống – một ý nghĩa về sự chết đau khổ và thời gian như «gã thời gian» yêu, điên, tận cùng câm nín và lạnh lùng tước đoạt, chẳng bao giờ từ bỏ, và gã tình nhân và vở kịch không dành cho sân khấu. Một kiểu lí luận diễn dịch chứng minh luật nhân quả trong «tinh thần». Gã – một ý tưởng phổ quát hay trí năng phân tán, ly tán rồi ráp lại, liên kết như cuốn vào sự vận hành có tốc lực mạnh của tinh thần. Nhà thơ Trầm Phục Khắc với những ý tưởng đa chiều tạo nên một sơ đồ hình thức như tạo ra một động cơ để nhắc nhớ chúng ta về một điều gì đó. Sự bất mãn khi đứng trước chính mình, sự tuyệt đối diễn tả cuộc đời, hay sự khích lệ để cuộc đời đẹp đẽ, đích thực và đặc biệt đầy chất thơ.

«Rồi quay trở lại cái
thế gian tuyệt vời này
tìm lại cho được bài
thơ không có lời»

Đến đây, như đã biết thế nào là một vấn đề. Đó là một sự thể thâm nhập đến tận cùng. Khi không tìm được trọn vẹn và nó cứ trở đi trở lại, ta cần tìm được mâu thuẫn dao động tâm thức và đi theo nó vì mỗi hoàn cảnh đã không soi chiếu vào nó hoàn toàn và tận cùng. Tìm về một bài thơ. Với Poe cái ác chính là sự sai lầm, khi ông bị bệnh thần kinh, con trai của người cha nghiện rượu, anh của một em gái khù khờ, sống trong sự ám ảnh và tạo ra một định luật trong vũ trụ đời mình «định mệnh tuyệt đối của tinh thần». Số mệnh nó là lý luận và trong vũ trụ ấy Poe không bao giờ có mặt trong một mặt nạ nào. Một bài thơ phải đi sâu vào cảm thông. Nhà thơ Trầm Phục Khắc qua đó như muốn tìm đến triết lý đời sống bằng sự
bắt đầu ý thức về hoàn cảnh. Triết gia khắc kỷ Epictete cũng từng nói: «Nguồn suối triết lý là nhờ khi ta thấy ta nhu nhược và bất lực. Tôi phải bỏ qua những gì tôi bất lực vì lẽ tất nhiên không làm nổi». Điều đó đã gợi đến thân phận con người, trong những hoàn cảnh giới hạn bất dịch:

«Anh biết rằng anh vẫn còn yêu một
đóa hoa vàng
mặc dù
em đã ngủ với bao đàn ông khác
trên chiếc nệm thơm trong căn nhà
của quê hương đã mất»

Những hoàn cảnh giam hãm số phận chúng ta. Hết hoàn cảnh này lại đến một cơ hội. Mỗi cơ hội lỡ là một cơ hội không bao giờ trở lại. Và «anh» đã không dấn thân để thay đổi một hoàn cảnh hay có những hoàn cảnh không thể thay đổi. «một đóa hồng vàng» nếu chúng ta nhận ra trần gian này không có gì đáng tin cậy cả. Và giờ phút thất vọng khi đã đi qua, ta sẽ tự lãng quên rồi buông theo cái nhàn nhạt. Có phải đóa hoa ấy là chính sự phản bội kia, nó đã không còn là sự đe dọa. Hay trong sự phản bội kia có ít nhất một sự đảm bảo đáng tin cậy trong lòng chủ thể như «em», như «quê hương» nên anh vẫn còn «yêu». Mà chủ nghĩa khắc kỷ (stoicisme) luôn khuyên nhủ con người hãy sống theo tự do, tự do tư tưởng. Nhưng nếu như vậy cũng là lúc ta rơi vào trạng thái cô đơn, vì hi sinh bằng một tình yêu tha thiết:

«anh chết tiệt
bọn đàn ông chết tiệt
anh biết rằng em vẫn trở lại đây vẫn
ngủ với anh
em ngủ với anh…với anh…với anh…
mặc dù
như ngủ với một tên đói khát»

Nỗi đau khổ «chết tiệt» vì không cảm được hay thông cảm được, hay đó là nỗi đau bộc thành lời thành thật nhất của một người đàn ông. Vì sao thế? vì một mình anh đã không là gì cả! Lí trí, sự cảm thông tạo nên một con người (trung gian) thế giới hữu hình, một thế giới gồm những gì hiện qua rồi biến mất. «ngủ với bao đàn ông khác», «ngủ với anh», «ngủ với một tên đói khát» một hành vi tuyệt đối trong tình yêu, cũng như những cuộc tranh đấu và đi đến cao cả. Hành vi ấy được anh nhắc lại để tỏ rõ lòng chân thành thì phải bị gắn vào cái nghiền nát, không ai trong chúng ta qua quan sát mà thấu rõ được nét sơ bộ bên trong, cho nên liệu tình yêu ấy có đủ sức làm phong phú thêm trong cuộc đời vô nghĩa. Đâu thể bo bo những điều êm ấm, có người đã dám hiến dâng:

«em vẫn lượm anh lên em rửa ráy anh
như rửa cái rễ cây bẩn thỉu
và cắm trở lại nơi cánh đồng quê

mùa xuân bên dòng nước nơi cửa mình em
mùi của những con cá chết
mặc dù
anh biết rằng anh vẫn còn yêu»

Sống dưới ánh sáng ngập tràn, con người vẫn có thể lạnh lùng ngay những quyết định chắc chắn, như vật thể đang lơ lửng cố xóa đi những tổn thương ở trần gian. Lòng tin tưởng ấy như một lời cảm tạ «em vẫn lượm anh» ai có thể nâng đỡ nổi ý nghĩ khi anh vẫn còn yêu:

«và chúng ta đã khác
và em ngủ với bao đàn ông khác
đã khác
trên chiếc nệm thơm em vẫn ngủ
như điên…như điên…
trong căn nhà của quê hương đã mất
những căn nhà khác con đường khác
và những
sông
núi
khác»

Những gì ở đời khi xuất hiện ra trong thời gian và nhờ thời gian mà ý thức được chính mình; chỉ trong thời gian và do thời gian mới định đoạt những gì đời đời «đã khác» như để kiểm chứng niềm tin bằng một niềm tin khác. Khi anh hiến dâng cho một niềm tin hạnh phúc được sinh ra. Tình yêu và cuộc đời của anh như một lữ khách đi qua tai họa của số mệnh. Nhìn chung, nhà thơ Trầm Phục Khắc có một tình cảm hết sức sâu nặng với con người, quê hương xứ xở, với nỗi hoài mong, những cảm xúc bắt rễ ăn sâu qua dòng thời gian, không gian và cả qui luật cuộc đời. Cuộc sống và con người hiện đại mà ông tái hiện lại trong thơ bao giờ khi đọc vào chúng ta cũng bắt gặp nét đẹp giản dị mà sâu lắng truyền thống của con người. Đọc « “Gã tình nhân và vở kịch không dành cho sân khấu” giống như đọc bức thư – mà câu chuyện thơ gắn lên cái nhìn bao quát đối với đời sống sáng tạo của văn chương. Từ những điều đã đề cập đến có thể nhìn ra, với nhà thơ điều gì thực sự là quan trọng? chính là được đi trên con đường của chính mình – con đường « tự do » và đặc biệt hơn nữa, nó lại mở lối vẫy gọi tất cả đi vào bằng những lời thơ chân thành, thuần khiết.

«thơ là kịch
kịch là thơ
thơ không ở nữa mà thơ đi
thơ không mượn chữ mà trả chữ
thơ không đọc mà thơ diễn xuất
thơ quá giang mọi chuyến tầu
ở những ga không tên
những đời không tuổi
thơ không kịch bản
thơ diễn xuất
với diễn viên không sân khấu
mà ở cuộc đời
khoảnh khắc rồi tan biến»

Đó có phải là thơ của thời đại chúng ta không?


Trích Báo Giấy số 61


Bạn đọc có thể đọc trực tiếp hoặc in ra giấy để đọc, đặt mua sách, báo đóng góp, thơ, tiểu luận xin Gửi về Diễn đàn hoặc Email về Ban Biên Tập  Chân thành cảm ơn!

 

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

TUẦN THƠ 51: CHUỖI THƠ: NGƯỜI VỢ TRẺ

XÂU CHUỖI THƠ: NGƯỜI VỢ TRẺ Hường Thanh   THƠ DẠI người mẹ...

TUẦN THƠ 12: THƠ HỒ ĐĂNG THANH NGỌC 2

tiếng hát được cất lên từ đáy buổi chiều đáy bốn gọng vó giăng ngang mặt sông đã không còn mảnh lưới chỉ bốn gọng vó chiều làm chiếc cung bắn tiếng hát bay lên và bóng con hoàng hạc chở tiếng hát bay về hút mặt trời lặn/ họ cùng cất tiếng hát từ mặt

TUẦN THƠ 24: CHÙM THƠ NHƯ QUỲNH DE PRELLE

THƠ NHƯ QUỲNH DE PRELLE - TÂN HÌNH THỨC VÀ OBAMA Cá và Obama chả có gì liên quan chả có gì chẳng qua màn diễn cùng diễn ra một lúc chưa ai biết cá chết tại sao thì Obama đến đem lại niềm vui hy vọng trong bảy mươi hai giờ rồi tắt ngóm chưa biết cái chết của cá và biển khơi đầy chất độc thì chúng ta vẫn phải tiếp tục sống sống bằng cách mỗi người tự chọn một con đường một tương lai chứ không phải

Thư gửi người thi sĩ trẻ tuổi

Ông hãy thử tự nhận với ông rằng nếu người ta cấm ông viết thì ông có phải chết mất đi không? Nhất là: ông hãy tự hỏi vào giây phút thầm lặng nhất trong đêm tối: “tôi có thực sự phải cần viết không?”. Hãy đào xới trong tâm hồn của ông để tìm cho ra một câu trả lời thâm thuý nhất. Nếu câu trả lời kia xác nhận sự đòi hỏi trong tâm tư ông, nếu ông có thê đối mặt với câu hỏi nghiêm trọng này bằng một câu trả lời dứt khoát giản dị “tôi phải viết”, nếu có thể trả lời như thế thì ông hãy xây dựng đời ông theo mối nhu cầu tâm tư ấy.

Related Articles

Nhà thơ Ý Nhi

LAM ĐIỀN 09/01/2020 Sau tập sách Kỷ niệm không có mưa viết về bạn văn và đồng nghiệp như một dạng hồi ức, nhà thơ...

THƠ TRẦM PHỤC KHẮC 1

THƠ TRẦM PHỤC KHẮC _____________________   NÀNG CÒN NON TRẺ QUÁ Nữ thần dân chủ đáp xuống trên quê hương nghèo khó tiếng hoan hô như sóng vỡ rồi tắt...

CHỦ NGHĨA TOÀN THỂ HÌNH THỨC MỘT TUYÊN NGÔN – ANNIE FINCH

Gặp nhau để ăn mừng việc xuất bản tuyển tập trên, chúng tôi hai đứa nguệch ngoạc bản sơ thảo của tuyên ngôn này trên một tờ giấy ăn trong một quán lau ở tiểu bang New Orleans, Hoa Kỳ.