Nghiệm cảnh để phân biệt hội họa và minh họa ý tưởng

 

Triển lãm cá nhân với chủ đề “Nghiệm cảnh” của họa sĩ Nguyễn Thế Dung diễn ra từ nay đến 17-12, tại J Art Space (30 Đường số 10, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức).

Tác phẩm “Đêm nhiệt đới” trưng bày trong triển lãm

Cuộc trưng bày này là kết quả làm việc trong 3 năm gần đây của Nguyễn Thế Dung. Ở chặng đường này xuất hiện những yếu tố mới để hoạ sĩ ngẫm ra tên gọi “Nghiệm cảnh”. 20 bức tranh trải ra những khoảnh khắc hiện thực khác, là kết quả phóng chiếu nội tâm trải nghiệm hơn, cá nhân hơn và hình như lặng lẽ hơn. Hướng đi này ánh sáng mộng mị hơn, dường như đang bớt đi sự nghi hoặc mà tinh thần trào lộng trở nên kín đáo hơn.

Hoạ sĩ Nguyễn Thế Dung
Hoạ sĩ Nguyễn Thế Dung

Họa sĩ Nguyễn Thế Dung chia sẻ: “Nhiều người xem tranh thường hỏi tôi: “cái này” hay “cái kia” có ý nghĩa gì? Đôi khi họ cũng chia sẻ cảm nhận cá nhân với những liên tưởng rất xa, ám chỉ điều gì chăng?… Nhưng tôi không nghĩ nhiều như vậy. Tôi muốn nghệ thuật của mình hướng tới sự giản đơn, không nặng triết lý, chỉ đơn thuần là vẽ điều mình thích. Mỗi tác phẩm nghệ thuật có đời sống riêng và người xem tranh có quyền cảm nhận theo cách riêng của mình. Tôi tôn trọng điều đó”.

Tác phẩm "Thực tế và lãng mạn"
Tác phẩm “Thực tế và lãng mạn”

Xem qua tranh của Nguyễn Thế Dung trong triển lãm lần này, không ít công chúng nhầm lẫn giữa hội hoạ và minh họa ý tưởng. Lằn ranh giữa hội họa và minh họa ý tưởng tuy khá đơn giản nhưng trong tranh Nguyễn Thế Dung điều đó không bị rơi vào nhau hay lẫn vào nhau. Các tác phẩm hội họa đều là chính nó với sự sống động, âm ỉ để chực chờ bùng nổ.

Tác phẩm "Mặt trời đêm"
Tác phẩm “Mặt trời đêm”

“Nghiệm cảnh” là tất cả những ám ảnh, những suy tư trăn trở đã được họa sĩ đưa vào các tác phẩm. Đó là một trải nghiệm mới mà không hề dễ dàng để nhìn nhận và đánh giá, nhưng tác giả đã trải nghiệm, dấn thân và đạt được những dấu ấn mới rất riêng không bị nhạt nhoà trộn lẫn với xung quanh thực tại.

Hoạ sĩ Nguyễn Thế Dung sinh năm 1985, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Nguyễn Thế Dung đã tạo được dấu ấn riêng từ rất sớm trong cách khai thác hình tượng tạo hình độc đáo qua cả tranh và tượng mang xu hướng biểu hiện và có chút siêu thực.

THIÊN BÌNH

Source link

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

PHÂN TÂM HỌC VÀ THƠ

PHÂN TÂM HỌC VÀ THƠ Frederick Feirstein Hơn vài mươi năm...

TRUYỀN THỐNG MỚI, CÁI ĐẸP XƯA

Frederick Turner Frederick Turner’s Blog – Mark My Words: on...

TUẦN THƠ 36: THƠ SONG NGỮ

Giải Diễn đàn thơ Tân hình thức Việt được trao tặng cho những sáng tác thơ xuất sắc do các thành viên tham gia sáng tác trong mục “Thơ Sáng Tác” hoặc gửi về Ban biên tập thơ theo địa chỉ thư điện tử, địa chỉ bưu điện. Những sáng tác của những thành viên trong Ban quản trị và Ban biên tập không được xét để trao giải thưởng.

TUẦN THƠ 15: CON SÓI CÁI VÀ DẠ CỔ HOÀI LANG

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi về email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com | info@thotanhinhthucviet.vn

Bài thơ trong ngày: ‘Khi tôi nghe nhà thiên văn học uyên bác’

Poem of the Day: ‘When I Heard the Learn’d...

THƠ VĂN MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1975

TẠP CHÍ VĂN SỐ 45(1/11/1965)     FRANCOISE SAGAN DƯỚI MẮT CHÍNH...

Related Articles

KỊCH THƠ: HÒN THAN

KỊCH THƠ: HÒN THAN ___________________ Trầm Phục Khắc   Kịch dựng trên nền 3 bài thơ Mất Dạy của Xuân Thủy Vô Đề của Khế Iêm và À Ơi của Trầm Phục...

TUẦN THƠ 39: THÓI ĐỜI

Sáng tác xin gửi về Diễn đàn hoặc email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com | info@thotanhinhthucviet.vn Nguyễn Thói Đời ĐÊM LOAY HOAY Có những đêm không ngủ như đêm nay Không thể ngủ...

CHÙM THƠ ĐẠT GIẢI THƠ TÂN HÌNH THỨC 2007

Nhà thơ Trầm Phục Khắc lại để ý tới vấn đề ngôn ngữ thơ. Anh cho rằng bài thơ Những Tòa Nhà gần với ngôn ngữ thơ tân hình thức hơn cả, còn các bài khác vẫn còn là ngôn ngữ trừu tượng (có thể là cả nội dung nữa) của thơ tự do. Nhưng thế nào là ngôn ngữ thơ tân hình thức? Ngay nhà phê bình Đặng Tiến cũng từng đặt câu hỏi: “Cao đẹp thay dụng tâm đưa lời thường và đời thường vào thơ. Khốn nỗi, đời thường, ai biết là đời nào?” Ngôn ngữ đời thường chính là phóng chiếu từ những câu nói và sinh hoạt đời sống thường ngày.