VIRUS VŨ HÁN VÀ ĐỘ KHÔNG TÂM THỨC

Tại sao lại là Corpus Callosum? Ý nghĩa nghĩa đen của thuật ngữ Latinh này là "cơ thể mềm mại", không chỉ là một trong những caracteristics của nữ anh hùng, mà còn là một thuật ngữ y học đề cập đến cây cầu kết nối hai bán cầu não của chúng ta và cho phép giao tiếp giữa chúng. Trong tiểu thuyết, Mexico đại diện cho một nền văn hóa đã phát triển phù hợp với cả nhận thức bán cầu trái và bán cầu phải của thế giới. Manhattan, mặt khác, là trung tâm của một nền văn hóa bị chi phối bởi hợp lý hóa, kiểm soát và tối đa hóa lợi nhuận bên trái, giữa đó bất kỳ và tất cả nhận thức toàn diện dường như đã biến mất.

VIRUS VŨ HÁN VÀ ĐỘ KHÔNG TÂM THỨC
WUHAN VIRUS AND ZERO DEGREES OF CONSCIOUSNESS
Khế Iêm


Mọi hành động có ý thức bắt đầu với một ý nghĩ, mà ý nghĩ lại đến từ thế giới bên ngoài, thông qua năm giác quan. Nhưng ý thức chỉ dừng lại ở chỗ nhận biết, còn tiến trình tiếp theo và cuối cùng lại là chức năng của tiềm thức. Tiềm thức mạnh hơn một triệu lần ý thức, và 95 đến 99 % hành động của chúng ta đã được quyết định bởi tiềm thức. Và chỉ có dưới 5% những gì chúng ta làm, được điều khiển bởi những hành động có ý thức. Như vậy, tỉ lệ phần trăm rất nhỏ những suy nghĩ có ý thức được lặp đi lặp lại và tái hiện trong tiềm thức, theo thời gian, trở thành thái độ hay niềm tin, kiểm soát hành động của chúng ta.

Neocortex, não tư duy chiếm 2/3 bộ não là trung tâm kiểm soát và hành sử bộ não, chia làm bán cầu não phải và trái. Vấn đề của Neocortex là luôn luôn muốn chế ngự những não bên dưới, đặc biệt là cảm xúc, nhưng ít khi thành công. Limic system (tiềm thức) hay não cảm xúc là cái đệm giữa ý nghĩ (neocortex) và hành động bản năng (não bò sát), trong đó, có phần nhận thông tin cảm giác bên trong cơ thể (đói khát, nóng lạnh, đau đớn …), và phần nhận thông tin từ môi trường chung quanh, ngoài cơ thể (nguy hiểm, thực phẩm, vui thú …)

Mỗi người sản sinh trung bình khoảng 50.000 ý nghĩ mỗi ngày, và 95% là cùng những ý nghĩ được lặp đi lặp lại nhiều lần. Những ý nghĩ được lọc qua Bộ lọc Tâm trí, trung bình 80% những ý nghĩ này không quan trọng, và bị loại bỏ. Tâm trí căn cứ vào niềm tin của bản ngã, niềm tin về giá trị, niềm tin về kinh nghiệm, niềm tin về khả năng sống còn. Nói tóm lại là vào chính kinh nghiệm, và những gì mà chúng ta tin là đúng thực. Khi chúng ta sinh ra, mang theo gene di truyền của cha mẹ, lớn lên được sự giáo dục của gia đình, xã hội, ảnh hưởng môi trường văn hóa, tôn giáo và chính trị của thời đại. Tất cả tạo thành những niềm tin vững chắc được lập trình trong tiềm thức, những nhà nghiên cứu về não bộ gọi là những thói quen cũ, và những nhà tôn giáo gọi là định kiến.

Đối với người bình thường, mỗi người đều có cái nghĩ khác nhau, họ nhìn thế giới qua cái nhìn của họ. Như vậy, không có thế giới nào thực, chỉ toàn ảo. Theo kiến trúc hậu hiện đại, Charles Jencks, “Không có sự thực: tất cả sự thật chỉ là nửa sự thật.” Một nửa sự thật, dĩ nhiên, không phải là sự thật. Không phải thật thì giả. Đó là lý do con người phải sống trong cô độc, ngoại trừ với cha mẹ, vì chỉ có cha mẹ mới biết thương yêu và hy sinh mọi thứ cho con. Lời Phật dạy: “Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu, cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu” (kinh Nhẫn Nhục). Cha mẹ sinh con trời sinh tính, có đứa bất hiếu, để bù lại, có đứa có hiếu. Nhưng dù sao thì cũng chẳng ai có thể báo đáp được ơn nghĩa sinh thành.

John Assaraf, trong một cuốn sách, ông viết, “Tất cả mọi thứ trong thế giới vật chất được làm từ các nguyên tử. Các nguyên tử được tạo ra từ năng lượng. Năng lượng được tạo ra từ ý thức.” Điều này có nghĩa, vật chất được làm từ các phân tử, các phân tử lại được làm bằng các nguyên tử, các nguyên tử được làm bằng các hạt proton, notron và electron, tất cả được làm bằng sự rung động. Như vậy, mọi thứ chung quanh, ngay cả ý nghĩ, chỉ là những tần số rung, và khi phân tích tới mức hạ nguyên tử, chúng ta không thấy vật chất, mà chỉ thuần năng lượng. Mọi thứ trong vũ trụ di chuyển và rung động, không lúc nào yên.

Độ không tâm thức là độ không của cái nghĩ. Tu tập theo Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada Buddhism) thường là tụng niệm bằng tiếng Pàḷi, có nghĩa là làm mất đi cái nghĩ, giải thoát khỏi mê muội khổ đau, để tâm thái bình an. Vũ trụ có âm có dương, có sáng có tối.  Cái nghĩ, nếu sinh ra khổ đau thì cũng tạo nên đời sống và nền văn minh nhân loại. Bản tính con người có hiền lương, có hiểm ác, và không ai có thể tự thay đổi. Đó là số phận. Bộ óc con người chia ra não trái (lý trí), não phải (cảm xúc), được kết nối bởi bộ dây thần kinh Corpus callosum. Corpus callosum lớn có thể dễ dàng chuyển các dữ liệu giữa bên phải và trái, vì vậy giữa hai bên có thể cân bằng hơn. Nếu Corpus callosum nhỏ, con người có tính quyết đoán hơn. Như vậy làm sao bỏ được cái nghĩ đi dù phải mất cả đời tu tập?    

Cái nghĩ không bỏ được, và cũng không nên bỏ, vì đó là đặc tính của con người. Cái tốt, cái xấu, hạnh phúc hay khổ đau, phát sinh từ cảm giác, qua dây thần kinh, chuyển thành cảm xúc, đưa tới cái nghĩ, cái nghĩ đưa tới hành động. Trừ sinh lão bệnh tử, khổ đau luôn luôn gây ra từ hành động của kẻ khác. Cái ngã, tùy theo bản tính mỗi người, chỉ biết mình không biết người, hành động theo cái tính, chứ không có tình, ngay cả với cha mẹ, anh em. Thật ra, cảm giác hay cái nghĩ không thuộc về mình. Mỗi người có cái nghĩ khác nhau, nếu giao tiếp hay sống cùng nhau, dễ gây va chạm, đổ vỡ, khổ đau. Khổ đau không hẳn chỉ là khổ đau, mà còn đưa tới hạnh phúc. Vì nếu không có khổ đau thì làm sao chúng ta nhận biết được tình người, và người nghệ sĩ làm sao sáng tác những tác phẩm văn học nghệ thuật, làm cho nền văn hóa mỗi dân tộc trở thành phong phú? Hạnh phúc hay khổ đau đều là những nguyên tố tạo nên đời sống. Dù cái nghĩ có thuộc về mình hay không, không thành vấn đề. Vấn đề là chúng ta có chấp nhận hay không? Nếu không, chẳng lẽ chúng ta không phải là người?

Cuối cùng, đừng trách cứ một ai, mà hãy coi người khác cũng như chính mình, vì không ai làm chủ được cái nghĩ. Mỗi người đều sống trong môi trường và hoàn cảnh khác nhau, với cái giá phải trả. Không ai hiểu họ ngoài chính họ. Nếu nhận biết được khổ đau, họ sẽ không còn khổ đau, và không gây khổ đau cho người khác, nhưng mấy ai có được tầm hiểu biết như vậy. Chúng ta không trốn tránh khổ đau, nhưng chấp nhận như sự hiện hữu của con người. Đời người ngắn ngủi, hãy sống với từng giây phút hiện tại, và coi mọi thứ chỉ như một thoáng mây bay. Rồi chia tay, giã từ.

Thứ ba,  9 tháng 6, 2020

 

Every conscious action begins with one thought. But the thought comes from the outside world, through the five senses. Consciousness stops at awareness, and the next and final process is the function of the subconscious. The subconscious is over a million times more powerful than the conscious. 95 to 99% of our actions are determined by the subconscious. Less than 5% of what we do is driven by conscious thought. Thus, a very small percentage of conscious thoughts are repeated and subconsciously expressed over time, becoming attitudes or beliefs controlling our actions.

The neocortex, the thinking brain, which accounts for two thirds of the brain, is the control center for the utilization of the brain, divided into the right and left hemispheres. The problem with the neocortex is that it always wants to tame the underlying aspects of the brain, especially the emotions (the limic brain), although it rarely succeeds. The system (the subconscious mind), or the emotional brain, is the buffer between thought (in the neocortex) and instinctive action (the reptilian brain), in which there is the part which receives sensory information from inside the body (hunger, cold, pain, etc.) and the part which receives information from the surrounding environment outside the body (danger, food, pleasure, etc.)

Each person produces an average of 50,000 thoughts per day and 95% of these are the same ideas over and over again. Thoughts pass through mental filters, and an average of 80% of these are unimportant, and thus are discarded. The mind is based on the beliefs of the ego, beliefs about values, beliefs about experience, beliefs about ability to survive. In short, it is about experience and what we believe is true. When we were born, we were carrying the genetics of our parents, growing up, educated by our families and societies, and affecting the cultural, religious and political environment of our times. All of these elements constitute strong beliefs which are programmed subconsciously, which researchers of the brain have called “old habits” and religious people have occasionally termed “prejudices.”

The ordinary person each has a different mindset, and each sees the world through each one’s gaze. Thus, there is no real world, only the virtual world. In the field of postmodern architecture, Charles Jencks has said, “There are no whole truths: all truths are half-truths.” Half of the truth, of course, is not the truth. It means falseness. That is why people must live alone, except with parents, because only parents can love and sacrifice everything for their children. The Buddha’s Teaching, “The ultimate good is nothing more than filial piety, the extreme of evil is nothing more than filial impiety” (the forbearance prayer) is true here. Parents give birth to a child naturally; some have not piety, and in return, they receive some piety. At any rate, no one can repay the gift of birth.

John Assaraf has written in one of his books, “Everything in the physical world is made of atoms. Atoms are created from energy. Energy is created from consciousness.” This means that matter is made of molecules, molecules are made of atoms, atoms are made of protons, neutrons and electrons, all of which are made from vibrations. Thus, everything around us, even our thoughts, is just an expression of a vibrational frequency, and, when analyzed to the sub-atomic level, we don’t see matter, only pure amounts of energy. Everything in the universe moves and vibrates, never ceasing.

The zero degree of consciousness is the zero degree of thought. Practicing according to Theravada Buddhism is usually prayed in Pàḷi, which means losing the thought, liberation from the misery of suffering, and peace of mind. The universe has yin and yang, light and dark. The thought, if born of suffering, also creates human life and civilization. Human nature is gentle, evil, and no one can change it on its own. It is fate. The human brain is divided into the left brain (the mind), and the right brain (the emotion), but connected by the corpus callosum. A big corpus callosum can easily transfer data between the right and left, thus, each side can equilibrium the other more. If a corpus callosum is small, a person is more assertive. So how to get rid of thoughts even if it takes a lifetime of practice?

Thoughts cannot be dropped, nor should they be, because they are a human characteristic. Good, evil, happiness, suffering arise from feelings, through nerves, turning into emotions, leading to thought, thought leading to actions. Except for birth and death, suffering is always caused by the actions of others. The self, depending on the nature of each person, knows only that it does not know the person, acting according to their nature, not having love, even with their parents and siblings. Actually, this feeling or thought does not belong to us. Each person has a different mindset; if communicating or living together, it is easy to cause collisions, crashes, and suffering. Suffering is not just suffering, however, it also leads to happiness. Because, if there is no suffering, how can we recognize human love and how can an artist create literary and artistic works which enrich each culture? Happiness and suffering are both elements of life. Whether or not the thought belongs to us does not matter. The problem is whether or not we accept thoughts? If not, are we not human?

Finally, we must not blame anyone but must consider others as ourselves, because no one can control other’s minds. Everyone lives in different environments and situations at a cost. No one understand themseft but themselves. If they are aware of suffering, they will no longer suffer and will cause no suffering to others, but few people have such knowledge. We do not avoid suffering, but we accept it as human existence. Human life is short. Live it with the present moment and consider everything as fleeting as the clouds. As there is separation, farewell.

Tuesday, June 9, 2020


Translated  from Vietnamese to English by Dr. William B. Noseworthy – phó giáo sư tiến sĩ sử học, đại học Wisconsin, Madison, Hoa kỳ.


Đọc thêm, “Virus Vũ Hán và Vấn Vương Tình Người

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

Báo Giấy Số ra mắt

Trong tiến trình hình thành, thơ Tân hình thức Việt là một thể thơ không vần thuần Việt, được kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Bước tiếp theo, chúng tôi nối kết cách đọc trên trang giấy theo truyền thống, và trên online. Điều này được khai triển từ phong cách tân chiết trung của Tân hình thức Việt. Đây là tờ báo giấy gọn nhẹ của thời công nghệ mới, có lẽ cũng chỉ thích hợp với thơ Tân hình thức, và là một trong những ưu thế của dòng thơ này. Trên thực tế, sau nhiều năm đọc trên online, chúng ta nhận ra rằng, đọc trên trang giấy vẫn là một cái thú không thể từ bỏ. “Thơ Tân hình thức” là một hình thức tối giản của báo giấy, đáp ứng nhu cầu chuyển tải qua các phương tiện truyền thông hiện đại. Với 8 trang khổ A4, quí bạn nhận được, save vào CD hay USB, rồi đem ra tiệm copy, in ra giấy, vừa tiện lưu giữ, vừa đọc trên trang giấy. Vì ít trang, nên tờ báo chú trọng vào những sáng tác và bài viết phê bình, tiểu luận ngắn và chọn lọc. Tờ báo giấy “Thơ Tân hình thức” dự trù, mỗi tháng 1 số, bắt đầu từ tháng 4 – 2014. Mong quí bạn ủng hộ, bằng cách copy ra và giới thiệu tới những bạn đọc khác. Xin thành thật cảm tạ.

The Dutch City Poets Who Memorialize the Lonely Dead

Author: Christine Ro | Dec 24 2016 Any funeral is poignant....

THƠ HÀO SẢNG: MỘT CÂU TRUYỆN

THƠ HÀO SẢNG: MỘT CÂU TRUYỆN By Frederick Feirstein Thơ Hào...

THƠ NHÃ CA, MỘT VÀI TƯ LIỆU NHỎ

Nguyễn Lệ Uyên Nửa cuối thập niên 1950s đến đầu...

Interpersonal Theory of Poetry – T.S. Eliot

LÝ THUYẾT THI CA VỀ TÍNH CÁCH CÁ NHÂN Swastik...

Related Articles

TUẦN THƠ 17: CON SÓI CÁI VÀ BƯỚC RẼ THÁNG TƯ

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi về cả 2 email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com ~ tanhinhthuc@gmail.com ~ info@thotanhinhthucviet.vn
00:01:25

Indian-Canadian poet Rupi Kaur’s Amazon Prime Video special to debut on Aug. 27 | Entertainment

TORONTO - Renowned Indian-Canadian poet Rupi Kaur is set to debut her first-ever taped show on Amazon Prime Video. The company says "Rupi Kaur...

Bản chất của thơ: Một điệu tango ngập ngừng giữa cái trước và sự bộc lộ của cái trước mắt

Naveen Kishore | Feb 12, 2024 · 05:30 pm Mối quan hệ giữa cái bóng với mặt trời. Sự vui tươi của họ. Lên xuống và...