GIỚI THIỆU TUYỂN TẬP THƠ TÂN HÌNH THỨC 2016

Trong sáng tạo nghệ thuật, ở lĩnh vực nào cũng vậy, đều có quy luật này: sự thay thế của các mô hình. Một mô hình nghệ thuật ra đời, tồn tại và phát triển, đến một lúc nào đó, nó tự rắn lại trong các nguyên tắc mà chính nó đề ra. Đến lúc này, nó buộc phải được tiếp sức bởi nhiều cách thức khác nhau để sao cho vừa làm mới chính mình vừa không bị đánh mất mình.

LỜI MỞ SÁCH
Văn Giá


Thơ Tân hình thức như những người chủ trương nó muốn thiết lập một thi pháp riêng, khác so với cả truyền thống lẫn đương thời.

Thi pháp này dựa trên một “thiết chế” gồm bốn nguyên tắc: vắt dòng, lập lại, tính truyện và ngôn ngữ đời thường trong sự hòa phối tế vi giữa chúng.

Về lý thuyết thể loại, tôi cho rằng thơ Tân hình thức đã đủ mạnh để tạo dựng một khuynh hướng.

Về thực hành, thơ Tân hình thức cũng đã có một thế hệ nhà thơ với những thành tựu thơ đủ tầm vóc để được xác quyết.

Về tiếp nhận, tuy chưa có một điều tra xã hội học cụ thể, song bằng trực quan, tôi thấy có lẽ thơ Tân hình thức chưa có nhiều độc giả; và số những độc giả đang có thường là những người trong nghề. Điều này có nghĩa là, thơ Tân hình thức chưa có một “thi phần” xứng đáng.

Trong sáng tạo nghệ thuật, ở lĩnh vực nào cũng vậy, đều có quy luật này: sự thay thế của các mô hình. Một mô hình nghệ thuật ra đời, tồn tại và phát triển, đến một lúc nào đó, nó tự rắn lại trong các nguyên tắc mà chính nó đề ra. Đến lúc này, nó buộc phải được tiếp sức bởi nhiều cách thức khác nhau để sao cho vừa làm mới chính mình vừa không bị đánh mất mình.

Tôi nghĩ, thơ Tân hình thức đã không còn sớm nữa khi đặt ra vấn đề này.

Dường như tinh thần sáng tạo của thơ Tân hình thức lâu nay vẫn đi theo hướng bị nghiêm trang hóa, thiếu một tinh thần “trò chơi” cần thiết. Tôi nghĩ, nghệ thuật nào cũng có ít nhiều tính trò chơi. Bản thân thơ Tân hình thức cũng bao hàm tính trò chơi rất đậm. Cách vắt dòng chính là chơi. Ngôn ngữ đời thường là chơi. Tính lập lại là chơi. Riêng việc thơ Tân hình thức có vẻ như chú trọng vào tính biểu nghĩa, chủ về nghĩa quá mức xem chừng đã tự làm hạn chế tinh thần khai phóng vốn đã chất chứa khá mạnh trong tính khởi nguyên của nó. Trong khi đó, thơ hay lại rất cần “mơ hồ”, “mờ” nghĩa để đạt được sự gợi nghĩa, đa nghĩa.

Ngay cả một số nhà thơ Tân hình thức, theo tôi nghĩ, cũng lại bị lệ thuộc quá vào tính truyện và ngôn ngữ đời thường, thành ra có trường hợp đã biến thơ thành một bài văn xuôi, nặng về kể chuyện, thiếu cảm xúc, thiếu tính nhịp điệu. Như thế là người làm thơ chẳng những chưa thành thục thơ Tân hình thức mà lại còn chưa đạt đến độ “chơi” cần thiết.

Tính trò chơi trong nghệ thuật không nên hiểu là sự tùy tiện, mà là sự khai phóng của tâm hồn, tư tưởng, tài năng; là sự chống lại những cái đông cứng, trì đọng, vụ lợi. Tính trò chơi trong thơ Tân hình thức cũng vậy. Nó phiêu lưu chứ không bất chấp. Nó chủ trương đời thường chứ không tầm thường. Nó lập lại có tính nghệ thuật chứ không cơ giới. Nó chỉ tựa vào một/vài chi tiết cuộc sống làm nguyên cớ để khai triển cảm xúc và ý tưởng chứ nó không kể chuyện dông dài. Nó chống lại cái thô vụng phi nghệ thuật để trở thành cái tinh vi nghệ thuật.

Những bài thơ Tân hình thức nào vừa “chấp pháp” bốn nguyên tắc trên lại vừa có tính “trò chơi” một cách linh diệu đều là những bài thơ hay.

Trong tập thơ này, đã có không ít bài như vậy.

Tôi rất vui vì đã được viết mấy lời mở sách thay cho lời giới thiệu này.

Thơ Tân hình thức đã tham dự sâu vào công cuộc sáng tạo thơ Việt và là thành viên chính thức của nền thơ Việt đương đại.

Hà Nội, hè 2016


Bạn đọc có thể đọc trực tiếp hoặc in ra giấy để đọc, đặt mua sách
đóng góp, thơ, tiểu luận xin Gửi Email về Ban Biên Tập – Chân thành cảm ơn!

TRÊN APP ĐỌC SÁCH ISSUU


LỜI CẢM TẠ


Tuyển tập thể hiện tinh thần thơ Tân hình thức qua sự nối kết giữa truyền thống (họa sĩ Thái Tuấn) và hiện đại (các họa sĩ khác), giữa các họa sĩ hiện đang sinh hoạt nghệ thuật (Lê Thánh Thư, tranh bìa), họa sĩ thuộc thế hệ đã qua (Thái Tuấn & Bửu Chỉ, phụ bản), và họa sĩ đương thời thuộc về nền văn hóa khác (Alden Marin, phụ bản). Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cảm tạ nhà văn & phê bình Văn Giá, các họa sĩ Lê Thánh Thư, Alden Marin, và tất cả những nhà thơ tham gia trong tuyển tập. Sự sai sót trong biên tập, chắc chắn, không tránh khỏi, xin bạn đọc lượng thứ.

Poems


MỤC LỤC


Lời Mở Sách
Văn Giá

Biển Bắc: Bất Chợt – Ký Ức Của Tương Lai – Gió Mưa Và Tác Dụng Cản Trở – Dọc Ngang – Đất Nước Dầu – Chứng Bệnh Của Những Thần Hỏa Tinh – Bên Bờ Vực Thẳm – Lục Bát Nát – Bóng Mây – Phông Chắn Gió – T/Rừng Người – Vi – Ai … Dừa Tươi … Hôn (!?) – Con Dế

Đinh Thị Như Thúy: Mùa Lau Trắng – Cây Trong Sương

Hà Nguyên Du: Ám Ảnh – Tôi Là Ai – Chuyện Xảy Ra

Hạnh Ngộ: Tâm Biến Đổi – Cảm Ơn Em – Dặn Anh – Có Tiếc Không? – Cố Hữu Bỏ Đói Nỗi Nhớ – Vô Đề

Phụ bản Nguyễn Đại Giang

Hồ Đăng Thanh Ngọc: Cà Phê Chiều – Một Ý Nghĩ – Mưa Biến Sắc – Nghe Nhạc Paul Mauriat – Thức Dậy Giờ Đó – Chơi Bàn Tay – Trong Mưa Xuân – Những Con Đường – Hoàng Hôn Trên Sông An Cựu – Hoa Hồng Mưa Xuân – Trên Bờ Biển – Đường Về

Hoàng Huy Hùng: Tíc tắc – Cánh Cửa – Con Đường – Câu Chuyện kể Lại – Chuyện Tình – Một Góc Trời – Kết Thúc Có Hậu – Mơ Mộng – Niềm Vui Trẻ Thơ

Phụ bản Bửu Chỉ

Hường Thanh: Ngày Quay Đầu Ra Ban Công – Cúp Điện – Di Vết – Lớp Kính – Khi – Cô Gái Bên Chiếc Cửa Kế Tiếp – Chờ Ngày Mưa – Hai Người Gặp Nhau – Tưởng Hình – Cái Vòi Nước – Cô Gáo Lên Rừng – Tủ Lạnh – Trống Rỗng

Khế Iêm: Tết Ở New York – Héo Tàn – Khuya Khoắt – Hỏi Cây – Nắng Vàng – Hỏi Nắng – Kẻ Viết – Lại Nỗi Buồn – Những Cái Tôi Buồn – Mây Viết – Khóc Vang – Nàng – Chiếc Xe Đạp – Lập Thể Người

Lê Hưng Tiến: Bức Tranh Ảo – Cái Tôi Có Thể – Chữ Ký – Chuyện Của Mấy Người – Lu Lu – Má Tôi – Ngụ Ngôn Của Dế – Hãy Là Giấc Mơ Hoang – Huế Khôi Nguyên – Sầu Lên Khơi – Thời Vụ – Thơ Nhìn Nghiêng

Nguyên Quân: Đơn Phương – Ở Trạm Xe Bus

Nguyễn Thánh Ngã: Hồ Thiên Nga – Nhuận Giây – Bài Thơ Rác – Đám Giỗ Mèo – Đám Tang Kiến – Đàn Vịt Trời – Trong Đôi Mắt Dế – Cho – Bài Thơ Về Bềnh Bồng

Phụ bản Alden Marin

Nguyễn Thói Đời: Đêm Loay Hoay – Đám Giỗ – Cột Chống Trời – Dọn Nhà – Vũng Nước Khác – Nhật Ký Cho Một Ngày – Chúng Mình Ơi Chúng Mình

Nguyễn Văn Vũ: Thật Mà – Những Người Phụ Nữ Và Cái Lò Gạch – Quán Cà Phê Khẩu Đường Trương Định – Những Chiếc Đèn Lồng Biến Mất – Thơ Gì Thơ Tôi – Hết Mắc Kẹt Rồi – Đoạn Cuối Cái Tổ Tò Vò – Mắt Khuya – Những Ông Già Tuyết Tội Nghiệp – Những Tích Tắc

Thạch Tốt: Bài Thơ Cho Thiếu Lập

Thiền Đăng: Bài Tình Thơ Ca – Thị Phần, Văn Bản – Bước – Đoạn Kịch Trên Hai Mặt Phẳng – Một Đoạn Kịch Khác – Gia-Lai Kon-Tum, Hay Về Một Chỗ Đã Sống – Phố Chết – Trừ Tôi Ra

Trầm Phục Khắc: Bên Lề – Một Người – Tôi Sống – Rodeo Drive

Trần Vũ Liên Tâm: Trò Chơi Giả Vờ

Phụ bản Đinh Cường

Xuân Thủy: Tận Cùng – Mất Chìa Khóa – Giấc Mộng Con – Bài Thơ Chào Buổi Sáng – Ôi! Trời Ôi! – Đứa Trẻ Không Nhà – Những Đứa Trẻ Già Bé – Ngày Hôm Nay – Có Những Ước Muốn Bình Thường – Gặp Lại Em


Tuyển Tập, Một Thời Điểm


Tiểu Sử

Bìa Tranh Lê Thánh Thư

Nhà xuất bản Thuận Hóa


ĐỌC TRÊN ISSUU

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

TUẦN THƠ 52: XÂU CHUỖI THƠ: CHIẾC XE ĐẠP

 XÂU CHUỖI THƠ CHIẾC XE ĐẠP Khế Iêm   BỨC TRANH Người đàn ông...

NHỮNG THIÊN SỨ NỔI DẬY: 25 NHÀ THƠ TÂN HÌNH THỨC

MARK JARMAN & DAVID MASON   Cách mạng, như nhà phê...

José González shares poems in celebration of Hispanic Heritage Month

By Cait Kemp News Editor @caitlinkemp09  José González has presented his...

TUẦN THƠ 05: DẶN ANH

TUẦN THƠ: DẶN ANH Frank O'Hara BUỔI SÁNG Tôi phải nói với...

CAN POETRY MATTER?

Dana Gioia Thơ Mỹ hiện nay thuộc về một nhóm...

Related Articles

Em về như bóng trăng nguyên thủy

Hư Vô Em về như bóng trăng nguyên thủy Em về như thể trăng mười sáu Lối xưa cỏ mọc đã xanh xao Con đường ngắn dài theo...

HỘI HỌA HIỆN ĐẠI

Clement Greenberg (born Jan. 16, 1909, Bronx, N.Y., U.S.—died May 7, 1994, New York, N.Y.) American art critic who advocated a formalist aesthetic. He is best known...

THƠ DỊCH 3: NHỮNG THIÊN SỨ NỔI DẬY

NHỮNG THIÊN SỨ NỔI DẬY Khế Iêm dịch Bruce Bawer ON LEAVING THE ARTISTS’ COLONY The way love rests upon coincidence, the way a sense of family and home can...