In memory of poet Tran Dza Lu

Mỗi lần nhắc tới tên Trần Dzạ Lữ là tôi nhớ ngay tựa đề một bài thơ của anh: “Bài Thơ Thứ Hai Cho Người Tình Sầu Cố Xứ” đi trên tờ Văn, đâu khoảng năm 1967 hay 1968. Đó không phải là bài thơ đầu, cũng không phải là bài thơ hay nhất của anh, nhưng nhóm chữ “người tình sầu cố xứ” nghe là lạ, thích. “Cố xứ” cũng như cố hương, nhưng nghe có vẻ ngậm ngùi; đã thế lại còn “người tình sầu,” da diết.

Tran Doan Nho/Vietnamese | KENNEDALE, Texas (NV) |
Poet Tran Dza Lu has passed away! He died on January 25 in Vietnam, at the age of 75.


Poet Tran Dza Lu. (Photo: Facebook Tran Dza Lu)

According to writer Nguyen Le Uyen: “For the past two years, Tran Dza Lu has gone to Xuyen Moc to stay with his daughter and her husband, who is his only child. More than a week ago, he complained of fatigue and difficulty breathing. His daughter took him to Ba Ria hospital, the doctor examined him, gave him painkillers and then went home. The next day, he complained again of pain and difficulty breathing. I took him to the hospital to wake up and the fluid in his abdomen burst and overflowed. He had to give up, so he passed away! Right at the beginning, if the diagnosis is good and the hospital intervenes immediately with surgery, it’s not that bad.” Europe is also the number.

Tran Dza Lu and I have known each other since we were in school. We are both from Hue, although we have a slight age difference, different education and profession, but we both love poetry, so we are quite close. This relationship was mentioned by Tran Dza Lu in his memoir “Unforgettable memories with writer Tran Doan Nho.” The following is an excerpt:

“Since the 60s (…), because we were artistic people and wrote articles in literary magazines in Saigon, we easily got to know each other. During those years, in Hue, we often gathered at writer Le Ba Lang’s house in Vy Da to gather and passionately discuss literary matters. There are also Wei Ngu, Viem Tinh, Ho Minh Dung… We passionately read Nietzsche, Kant, Hegel, Shakespeare, Jean-Paul-Sartre, Dostoevsky, Camus, Confucius, Lao Tzu, Ly Bach, Do Phu, Tue Sy… During these years, the war became more and more fierce – although they did not like war – each person had their own way to stay or leave to follow the fate of the country. Then I had to be far away from friends who had shared all the joys and sorrows of life in Hue. (…) In 1976, when I returned to Hue to work as a farmer, Tran Doan Nho went to a re-education camp. Le Ba Lang went to Binh Dien new economy. And many other friends have lost their wings and fluttered in all four directions… I know that only Viem Tinh is the last close friend of Tran Doan Nho in his homeland. As for me, I was in dire straits in my father’s and mother’s hometown for more than a year and then I “ran” while carrying my wife and children back to the South. Such is the situation of the ‘losing side’. But friendship never changes. After the renovation, Tran Doan Nho also drifted back to the good land of Saigon in the 80s. He found me at Tran Huu Trang market, near train station No. 6, Phu Nhuan. It’s so touching because I became a marketer and he didn’t forget. It is at this moment that we know who is our friend and who is our friend. We were in tears and that time we drank a few glasses of wine together right in front of my husband and I’s vegetable stall. My wife was very surprised to have such sincere Hue friends.”

Every time the name Tran Dza Lu is mentioned, I immediately remember the title of one of his poems: “Second Poem for a Lover in the Lost Country” published in Van, somewhere around 1967 or 1968. That is not a poem. First, it’s not his best poem, but the phrase “sad lover of the land” sounds strange and interesting. “Old country” is the same as the old country, but it sounds sad; Besides, there is still a “sad lover” who is sad.

“O sad, red-eyed brother
A long white shirt in the golden sunlight
You know, I miss you this afternoon
The body is lost in the land of the people, the soul aches in the homeland.”

Reading him, we will see how profound that “love of the homeland” is. The old country (Hue) is a place that contains things that even if you return, you still cannot find them again: your younger sister, your old mother, “chewing popcorn and reading Kim Dung stories,” youth, you wear pigtails. pink, a certain Lady… Images like that often appear in his poems. Listen to Lu lament:

“Now the phoenix flowers bloom
Tearful afternoon in the inner city
I come back to bask in my memories
Along the road of green memories

Walking around alone
Looking for old scents
When the phoenix blooms, the lotus also blooms
Why don’t you love me?

…Where can I find you?
The Lady of the past?
One time someone tilted his hat
Shocked, young soul!”

(Summer Returns to the Citadel)

That’s it! While “at the age of fifteen”, his soul was still “like a new shirt”, looking at “your hair flying in strands” and dreaming, Tran Dza Lu had to leave everything behind to join the army. Where to go? Go to:

“The troops on both sides collapsed between heaven and earth
Clouds cried prematurely because of sadness and chaos
The trees and grass are shaking in the cold wind…”
(Mai Loc Afternoon)

Everything seemed like a life turned upside down:

“Four or five negligent guys
Clothes are tattered
Eating next to a corpse
Picking hand, gun hand
After eating, scoop water from the field
Drink generously to get through the day”

(Meal on the Battlefield)

This realistic poem was written in 1972 – when the army officer of the Republic of Vietnam Tran Dza Lu was on the battlefield – included in the collection “Southern Poetry During Wartime” collected by Thu An Quan of Tran Hoai Thu and released overseas.

In Asia video book number 58, titled “Love Songs From the Battlefield” (made in March, 2008, in Long Beach, California), this poem was chosen by musician Nam Loc, the host of the Asia music program. read to express the hardships of the soldiers of the Republic of Vietnam and praise their contributions to the country but were forgotten because they were losers. More than anyone else, soldiers are the ones who most eagerly look forward to the end of the war. To have a future to dream of.

“At the end of the day, people return to visit their hometown
The grasslands welcome the ancient pink horses’ hooves.
…Tears of joy and happy hands beckoning
The red fire rekindles the wildness
…Someone revived her brilliant past
Drying your hair on a spring afternoon next to a hedge of yellow flowers
…Let us light our love and praise the Lady
Which kiss smells like porcelain and lotus?
The road to the inner city in spring is covered with mats”

A dream of peace and happiness!

Unfortunately, when there was peace and the “sorrow of war” was escaped, people of the old regime like you and me – as well as millions and millions of other Southerners – fell into the “sorrow of peace.” As the losing side, we became citizens… without rank. After being released from prison, there is no longer any chance in the new society. The only way for those who have lost the battle is to give their best and strive to make a living.

Above, Tran Dza Lu mentioned the time they met in the mid-1980s at Tran Huu Trang market, Phu Nhuan, Saigon, where his family rented a house. Also accompanying me was Ho Minh Dung. Every day, the couple goes to the market to sell vegetables. She sells, he helps. The woman who was once a “Saigon girl” is now sitting among the vegetables, among the mustard greens, among the fishy smell, among the flies, among the ants, among the puffy eyes, among the acrid piles, among the oats. pull, grab. There is no poetry there, only life.

Poet Tran Dza Lu wrote the poem “Poetry Written for His Wife in a New House,” with the passage “Near the end of my life, I still have a decent house/ To go home to avoid the sun and rain/ It’s a pity that my wife doesn’t live with me/ Di The property is still here, but you’re gone…” (Photo: Facebook Tran Dza Lu)

And life is anonymous. Over cups of wine, we anonymous people find in each other a little bit of old, timeless love. It’s not enough to erase the hardships of making a living, and it’s even more sad for the plight of the people who went through the upheaval. But nonetheless, there is a bit of human warmth. Even if it’s just a moment. And he still writes poetry, even though he can’t publish it anywhere.

The attic and the small market enter his poetry:

“Hey mezzanine, it’s been more than half my life
I just found you in the middle of the vanity
Life tests us like fire tests gold
Bitterness surrounds the old soul
…Sorry, Saigon girl
Because of me, I was away from the lecture hall and library
Far from the time of dreaming and wandering
To turn into an ancient statue in the midst of hell
Because of clothes and rice, I went to the market
A sad soul among green vegetables
Every day swearing in the mouth of a cunning person
But I’m speechless because I’m not used to it.”

(Spring Chats with Mezzanine)

This poem has two strange words: wow. To be uncertain is to be unstable, wobbly, and uncertain.

Another song, “In the Market,” sounds even more bitter:

“Ten years in the market without a soulmate
I stand curled up in sadness
…In a crowded market, my soul feels cold
Burning cigarettes all the time and not being able to warm up in the afternoon?
…I sell vegetables all day and I’m exhausted
At night I still sit and read books of saints and sages
Trying to forget food and clothes – The circle of fame and fortune
Why does life bother to push me in the back?

Oh, “the sorrow of war” and “the sorrow of peace!” It was a time when Southern society went through a terrible turmoil, Southerners writhed and struggled to transition from one form of life to another. Change guise. Change your life. It must be said overturned life!

Later, Tran Dza Lu had the opportunity to return to the literary world. He released several books of poetry. He wrote many different types of poems: five words, six words, seven words, eight words, six words. Full rhyme and correction.

-“Forgive me, I’ve been lonely for ten years
Still love the scent of grapefruit in my soul
Dear hometown, the cold season has passed on your hair
I still dream of moonlit nights!”
(To the Purple Shirt Man)

-“Sitting here, loving the sound of the zither
My ten-fingered hand moves around sadness
Where is the amount of life lost?
Only the nostalgia of our return to Suzhou remains…”
(At Dien Vy Coffee Shop)

Simple lyrics. Smells light and smooth. The rhythm is slow. Several decades have passed with many hardships and bitterness, but he still maintains his own way of “practicing poetry”, without being fussy or breaking with this or that technique. In particular, eight-word songs such as “Letter to Those Who Stay Behind,” “Waving Away to the Forest of Youth,” “Sending to People Far Away,” “Why Don’t You Say,” which are long or quite long, are complete and The poem is very passionate with many diverse images and similes. To me, the “poetry of Tran Dza Lu” often radiates in eight-word poems like this. The poem’s breath is calm, the poem’s rhythm is endless, and the words hold each other together, creating many emotions.

Please enjoy some excerpts from the above poems:

-“Why don’t you say it when life is red?
One is still in each other’s eyes
Now people leave in eight directions
For those who go home to feel sorry for themselves on the rainy riverbank”
(Why Don’t You Say)

-“That’s where my hair flew
Let me secretly love the clouds of the sky
Love is so foolish that it doesn’t dare to say anything
Heaven’s soul has not yet been tied, only pain and suffering”
(The Day of Waving Goodbye to the Dream Forest of Childhood)

-“Then, when we were far away, the moon disappeared
My path to a strange stream crosses my soul
The branch of the tree of life no longer bears fruit
Let the smoke fall down on the bat’s wings.”
(To People Far Away)

His heartfelt poems brought me back to the days of my hometown, a very ordinary, very sweet, very rich hometown. And extremely simple, something I cannot find now in my new life in a foreign land.

Please light a stick of incense and send him off to his “old country!” (qd)

Note:

Unforgettable Memories…:


văn học & nghệ thuật (vanchuongviet.org)

Tran Dza Lu, real name Tran Van Duan, born February 1949, in Ngoc Anh village, Phu Vang district, Thua Thien Hue province, was a former army officer of the Republic of Vietnam.

Khoi wrote in 1960. When he was still a student, he had poems published in a number of Saigon literary magazines such as Van, Van Hoc, Y Thuc, Thoi Tap…

Published: “Singing for a Walk in the Sky” (Tre publishing house, 1995), “Call Love by the River” (Tre publishing house, 1997), “Love Poetry on a Cigarette Pack” (Writers Association publishing house, 2014)…


In addition, his poems also appear in poetry anthologies by many authors, such as: “January Saigon,” “I Love You Poems,” “New Faces of Poetry,” “Love Poems of Hue.”

Source link

NHÀ THƠ TRẦN DZẠ LỮ (voque.org)

trang tran dza lu (art2all.net)

Trần Dzạ Lữ, (luanhoan.net)

Trần Dzạ Lữ và Hát Dạo Bên Trời (Trần Doãn Nho) (hocxa.com)

TRẦN DZẠ LỮ VÀ THƠ CỦA MỘT ĐỜI LẬN ĐẬN – trang tin tức (trannhuong.net)

Thụy My RFI: Nguyễn Đình Bổn – Nhà thơ Trần Dzạ Lữ đã đi xa ! (thuymyrfi.blogspot.com)


Trần Doãn Nho/Người Việt | KENNEDALE, Texas (NV) |
Nhà thơ Trần Dzạ Lữ đã ra đi! Anh mất ngày 25 Tháng Giêng tại Việt Nam, thọ 75 tuổi.


Theo nhà văn Nguyễn Lệ Uyên: “Hai năm nay, Trần Dzạ Lữ  ra Xuyên Mộc ở với vợ chồng cô con gái là đứa con duy nhất của anh. Hơn tuần trước, anh kêu mệt, khó thở, con gái đưa vào bệnh viện Bà Rịa, bác sĩ khám, cho uống thuốc giảm đau rồi về. Hôm sau nữa, anh lại kêu đau và khó thở, con chở ra bệnh viện tỉnh thì ổ dịch trong bụng vỡ, tràn ra, đành bó tay, thế là anh ra đi! Ngay lúc đầu, nếu định bệnh giỏi, bệnh viện can thiệp ngay bằng phẫu thuật, thì đâu đến nỗi.” Âu cũng là cái số.

Trần Dzạ Lữ và tôi quen biết nhau từ thời còn đi học. Cùng là dân Huế, tuy tuổi tác chênh lệch đôi chút, chuyện học hành, nghề nghiệp khác nhau, nhưng đều yêu thích thơ văn, nên bọn chúng tôi khá thân nhau. Mối giao tình này được Trần Dzạ Lữ nhắc đến trong bút ký “Những kỷ niệm khó quên với nhà văn Trần Doãn Nho.” Sau đây là một trích đoạn:

“Từ thập niên 60 (…), vì là dân văn nghệ cùng viết bài trên các tạp chí văn chương ở Sài Gòn nên dễ quen biết nhau. Những năm tháng ấy, ở Huế chúng tôi thường tụ tập về nhà nhà văn Lê Bá Lăng ở Vỹ Dạ đàn đúm, say sưa bàn luận chuyện văn học. Ở đây còn có Ngụy Ngữ, Viêm Tịnh, Hồ Minh Dũng… Chúng tôi say sưa đọc nào Nietzsche, nào Kant, nào Hegel, nào Shakespeare, nào Jean-Paul-Sartre, nào Dostoevsky, nào Camus, Khổng Tử, Lão Tử, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Tuệ Sỹ… Những năm tháng này, chiến tranh mỗi ngày một ác liệt – mặc dù chẳng ưa gì chiến tranh – nhưng mỗi người một cách riêng để ở lại hoặc lên đường theo vận nước. Thế rồi tôi phải ngút ngàn xa bạn bè đã từng sẻ chia mọi vui buồn trong cuộc sống ở Huế. (…) Năm 1976, tôi hồi hương về Huế làm nông dân thì Trần Doãn Nho đã vào trại cải tạo. Lê Bá Lăng lên kinh tế mới Bình Điền. Và nhiều bạn bè khác đã như chim rã cánh lăng lắc bốn phương trời… Tôi biết chỉ còn Viêm Tịnh là thân thiết sau cùng với Trần Doãn Nho nơi cố thổ. Riêng tôi, cùng cực ở quê cha, quê mạ hơn một năm rồi tôi cũng ‘ù té chạy’ khi bồng bế vợ con về lại phương Nam. Hoàn cảnh của ‘bên thua’ là vậy đó. Nhưng tình bạn thì không bao giờ thay đổi. Cải tạo xong, Trần Doãn Nho cũng trôi về nơi đất lành chim đậu Sài Gòn của thập niên 80. Anh đã kiếm tôi ở chợ Trần Hữu Trang, gần ga xe lửa số 6, Phú Nhuận. Thật cảm động vì tôi thành kẻ chợ mà anh đâu có quên. Chính lúc này mới biết ai là bạn, ai là bè. Chúng tôi rưng rưng và lần đó đã uống với nhau vài ly rượu ngay trước sạp bán rau của vợ chồng tôi. Bà xã tôi hết sức ngạc nhiên vì có những người bạn Huế chân tình như thế.”

Mỗi lần nhắc tới tên Trần Dzạ Lữ là tôi nhớ ngay tựa đề một bài thơ của anh: “Bài Thơ Thứ Hai Cho Người Tình Sầu Cố Xứ” đi trên tờ Văn, đâu khoảng năm 1967 hay 1968. Đó không phải là bài thơ đầu, cũng không phải là bài thơ hay nhất của anh, nhưng nhóm chữ “người tình sầu cố xứ” nghe là lạ, thích. “Cố xứ” cũng như cố hương, nhưng nghe có vẻ ngậm ngùi; đã thế lại còn “người tình sầu,” da diết.

“Hỡi người em lệ sầu mắt đỏ
Áo trắng dài trong nắng vàng rưng
Em biết không chiều nay anh nhớ
Thân lạc xứ người hồn đau gửi cố hương”

Đọc anh, ta sẽ thấy cái “tình cố xứ” đó thâm sâu biết chừng nào. Cố xứ (Huế) là nơi chứa đựng những thứ mà cho dù có trở lại thì vẫn không thể tìm lại được: người em gái, bà mẹ già, “nhai bắp rang đọc truyện Kim Dung,” tuổi thanh xuân, em thắt bím màu hồng, cô Tôn Nữ nào đó… Những hình ảnh như thế thường hay xuất hiện trong thơ anh. Hãy nghe Lữ than thở:

“Bây chừ hoa phượng nở
Rưng rưng chiều nội thành
Ta về phơi thương nhớ
Bên đường kỷ niệm xanh

Một mình đi loanh quanh
Kiếm tìm mùi hương cũ
Phượng nở sen cũng nở
Sao không nở tình em?

…Tìm đâu ra em hở
Tôn Nữ của ngày xưa?
Một thời ai nghiêng nón
Sửng sốt hồn trai tơ!”

(Mùa Hạ Về Thành Nội)

Thế đấy! Đang “ngai ngái tuổi mười lăm,” hồn còn “như chiếc áo” mới, nhìn “tóc em bay từng sợi” để mà mộng mơ, thì Trần Dzạ Lữ đành phái trút bỏ lại tất cả để lên đường tòng chinh. Đi đâu? Đi đến nơi:

“Quân hai bên ngã gục giữa đất trời
Mây khóc đầu non vì buồn ly loạn
Cỏ cây run trong gió lạnh tanh rồi…”
(Chiều Mai Lộc)

Tất cả thoáng chốc như một cuộc đời dựng ngược:

“Bốn năm thằng lơ láo
Áo quần rách tả tơi
Ăn cơm bên xác người
Tay bốc, tay cầm súng
Ăn xong múc nước ruộng
Uống đại cho qua ngày”

(Bữa Cơm Ngoài Chiến Trường)

Bài thơ đầy hiện thực này làm vào năm 1972 – lúc anh sĩ quan quân đội VNCH Trần Dzạ Lữ đang ở chiến trường – có mặt trong tuyển tập “Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến” do Thư Ấn Quán của Trần Hoài Thư sưu tập và phát hành ở hải ngoại.

Trong cuốn vidéo Asia số 58, tựa đề “Tình Khúc Từ Chiến Trường” (thực hiện Tháng Ba, 2008, tại Long Beach, California), bài thơ này được nhạc sĩ Nam Lộc, người điều khiển chương trình ca nhạc Asia, chọn đọc để nói lên nỗi gian khổ của người lính VNCH và ca ngợi những đóng góp của họ cho đất nước nhưng từng bị lãng quên vì là những người thua cuộc. Hơn bất cứ ai, người lính là người thiết tha nhất trông ngóng ngày tàn cuộc. Để có tương lai mà mơ ước.

“Ngày tàn cuộc người về thăm quê quán
Đồng cỏ mừng đón vó ngựa hồng xưa.
…Giọt lệ mừng và tay vui vẫy gọi
Bếp lửa hồng nhúm lại buổi hoang sơ
…Có chị hồi sinh tuổi xưa rực rỡ
Phơi tóc chiều xuân bên giậu hoa vàng
…Để ta thắp tình ngợi ca Tôn Nữ
Nụ hôn nào thơm hương sứ hương sen?
Đường vào nội thành mùa xuân trải chiếu”

Một giấc mơ hòa bình thơm lừng hạnh phúc!

Khốn nỗi, khi có hòa bình rồi, thoát được “nỗi buồn chiến tranh,” những người thuộc chế độ cũ như anh và tôi – cũng như hàng triệu triệu người miền Nam khác – lại rơi vào “nỗi khổ hòa bình.” Là phía thất trận, chúng tôi trở thành công dân… không có hạng. Đi ở tù ra, không còn một cơ may nào trong xã hội mới, con đường duy nhất cho những người thất trận là đem hết sức bình sanh ra, bươn chải kiếm sống.

Trên kia, Trần Dzạ Lữ có nhắc đến lần gặp gỡ nhau khoảng đâu vào giữa thập niên 1980 tại chợ Trần Hữu Trang, Phú Nhuận, Sài Gòn, nơi gia đình anh thuê ở. Cùng đi với tôi còn có Hồ Minh Dũng. Hằng ngày, hai vợ chồng ra chợ bán rau. Chị bán, anh phụ. Người đàn bà đã từng là “cô gái Sài Gòn” phơi phới ngày nào bây giờ ngồi giữa rau, giữa cải, giữa mùi tanh, giữa ruồi, giữa kiến, giữa những phùng mang trợn mắt, giữa những đốp chát, giữa những chèo kéo, giành giựt. Ở đó không có thơ, mà chỉ có đời sống.

Và đời sống thì vô danh. Bên những cốc rượu đế, những kẻ vô danh chúng tôi tự tìm lấy ở nơi nhau một chút tình nghĩa cũ càng, lỗi nhịp. Chẳng đủ xóa đi được tí nào nỗi nhọc nhằn của cuộc mưu sinh, lại càng thêm ngậm ngùi cho thân thế những con người qua cuộc phế hưng. Nhưng dù sao cũng có chút âm ấm tình người. Dù chỉ là khoảnh khắc. Và anh vẫn làm thơ, dù không đăng được ở chỗ nào.

Căn gác và cái chợ nhỏ đi vào thơ anh:

“Này gác lửng, hơn nửa đời rồi đó
Ta mới có mày giữa cuộc phù vân
Đời thử ta như lửa thử vàng
Cay đắng bủa quanh hồn xưa chao chớn
…Xin lỗi em cô gái Sài Gòn
Đã vì ta mà xa giảng đường, thư viện
Xa thời mộng-mơ-lưu-luyến
Để hóa thành cổ tượng giữa trầm luân
Vì áo cơm mà em ra chợ
Một hồn buồn giữa cõi rau xanh
Ngày văng tục trên miệng người láu cá
Mà em thì líu lưỡi bởi không quen”

(Mùa Xuân Trò Chuyện Với Gác Lửng)

Bài thơ này có hai chữ lạ: chao chớn. Chao chớn là chênh vênh, chao đảo, bất định.

Một bài khác, “Ở Chợ,” nghe càng chua chát hơn:

“Mười năm ở chợ không tri kỷ
Ta đứng thu thân một nỗi buồn
…Ở chợ đông sao hồn cứ lạnh
Đốt thuốc hoài không ấm nửa chiều?
…Ta bán rau xanh ngày mệt lử
Đêm còn ngồi đọc sách thánh hiền
Cố quên cơm áo – Vòng danh lợi
Sao đời nỡ hối thúc bên lưng?”

Ôi, “nỗi buồn chiến tranh” và “nỗi khổ hòa bình!” Đó là khoảng thời gian mà xã hội miền Nam trải qua một cuộc xáo trộn khủng khiếp, người miền Nam quằn quại, vật vã chuyển đổi từ một dạng sống này đến một dạng sống khác. Đổi lốt. Đổi đời. Phải nói là lật ngược đời!

Sau này, Trần Dzạ Lữ có dịp trở lại với thế giới văn chương. Anh cho ra đời được mấy tập thơ. Anh làm nhiều loại thơ khác nhau: năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ, lục bát. Vần điệu đầy đủ và chỉnh.

-“Tha phương hề, hiu hắt mười năm
Vẫn thương hương bưởi ngái trong hồn
Quê ơi, mùa rét qua trên tóc
Ta vẫn mơ mòng đêm sáng trăng!”
(Gửi Người Áo Tím)

-“Ngồi đây, thương tiếng đàn tranh
Tay em mười ngón lùa quanh tình sầu
Lượng đời hao hụt nơi đâu
Chỉ còn nỗi nhớ Tô Châu ta về…”
(Ở Quán Cà Phê Diên Vỹ)

Lời thơ đơn giản. Hơi thơ nhẹ, êm. Nhịp điệu chậm rãi. Mấy chục năm trôi qua với bao nổi trôi, cay đắng, anh vẫn giữ cách “hành thơ” riêng của mình như thế, không cầu kỳ hay phá cách bằng kỹ thuật này kỹ thuật nọ. Đặc biệt, những bài tám chữ như “Thư Gửi Người Ở Lại,” “Ngày Vẫy Biệt Khu Rừng Tuổi Nhỏ,” “Gửi Người Xa Xăm,” “Sao Không Nói,” dài hoặc khá dài, là những bài hoàn chỉnh và lời thơ rất tha thiết với nhiều hình ảnh và ví von đa dạng. Với tôi, cái “chất thơ Trần Dzạ Lữ” thường tỏa ra nơi những bài thơ tám chữ như thế này. Hơi thơ lắng đọng, nhịp thơ miên man, lời thơ níu kéo nhau tạo nên nhiều cảm xúc.

Hãy thưởng thức vài trích đoạn từ những bài thơ nói trên:

-“Sao không nói những khi đời au đỏ
Một còn đầy trong mắt của nhau xưa
Để bây giờ người ra đi tám hướng
Cho kẻ về ngậm tủi bến sông mưa”
(Sao Không Nói)

-“Chính nơi đó tóc em bay từng sợi
Cho ta thầm yêu mây của trời cao
Tình rất dại nên tình chưa dám nói
Hồn tơ trời chưa buộc chỉ thương đau”
(Ngày Vẫy Biệt Khu Rừng Mơ Tuổi Nhỏ)

-“Rồi thuở xa người vầng trăng lặn mất
Đường ta đi suối lạ vắt ngang hồn
Nhánh cây đời không còn đơm trái nữa
Để khói ngàn bạt xuống cánh dơi mong”
(Gửi Người Xa Xăm)

Những dòng thơ chân tình của anh đưa tôi sống lại những ngày tháng quê nhà, một quê nhà rất đời thường, rất ngọt, rất đậm đà. Và cực kỳ đơn giản, điều tôi không thể nào tìm thấy bây giờ trong cuộc sống mới trên xứ người.

Xin thắp một nén hương lòng, tiễn anh về nơi “cố xứ!” [qd]

Chú thích:

(*) Những Kỷ Niệm Khó Quên…: vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=24740


Trần Dzạ Lữ, tên thật là Trần Văn Duận, sinh Tháng Hai, 1949, ở làng Ngọc Anh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên là sĩ quan quân đội VNCH.

Khởi viết năm 1960. Lúc còn là học sinh, anh đã có thơ đăng ở một số tạp chí văn chương Sài Gòn như Văn, Văn Học, Ý Thức, Thời Tập…

Đã xuất bản: “Hát Dạo Bên Trời” (nhà xuất bản Trẻ, 1995), “Gọi Tình Bên Sông” (nhà xuất bản Trẻ, 1997), “Thơ Tình Trên Bao Thuốc Lá” (nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2014)…

Ngoài ra, thơ anh còn xuất hiện trong các tuyển tập thơ nhiều tác giả, như: “Tháng Giêng Sài Gòn,” “Anh Làm Thơ Yêu Em,” “Những Gương Mặt Thơ Mới,” “Thơ Tình Xứ Huế.”


bài viết được lấy trên trang nguoi-viet.com

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Latest Articles

TUẦN THƠ 11: BÀI THƠ CHỦ NHẬT

Đò ơi ... đằng nào thì đò cũng đầy rồi thôi thì đò cứ thế yên tâm mà sang sông đi nấn ná ở lại thì đò cũng có làm gì đò có chờ có đợi có chở thêm được ai đâu thôi thì đằng nào cũng phải rời bến đò cứ sang sông nhường bến lại

TUẦN THƠ 21: ĐỪNG BUỒN

Chúng ta đã có tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ: cái mới trong ý tưởng và cái hay trong nhịp điệu; cùng cách làm thơ Tân hình thức Việt, và bây giờ là thời điểm của vận động sáng tác. Thơ Tân hình thức Việt tái định nghĩa, thơ là một hành trình hồi phục người đọc, so với điện ảnh và ca nhạc, đó là tham vọng chẳng có gì phải thất vọng, vì đó là thơ. Nhưng để hồi phục người đọc, phải hồi phục nhịp điệu thơ, và để có nhiều người đọc, phải có nhiều người sáng tác. Chúng tôi mong muốn có những sáng tác mới, áp dụng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt, và ngoài việc sáng tác, xin các thân hữu bỏ ít nhiệt tâm vận động thêm người tham gia. Sáng tác xin gửi về email: baogiaytanhinhthuc@yahoo.com ~ tanhinhthuc@gmail.com ~ info@thotanhinhthucviet.vn

Báo giấy số 59

Nếu muốn tìm hiểu thơ Tân hình thức Việt, chúng ta cần có kiến thức về thơ, và am hiểu vấn đề tới nơi tới chốn. Thơ Tân hình thức Mỹ trở lại thơ thể luật sau một thế kỷ phát triển thơ tự do, với những phong trào tiền phong, nửa sau thế kỷ 20, cung ứng toàn bộ kiến thức chưa bao giờ có về thơ, kể từ thời kỳ văn minh cổ đại Hy lạp. Tân ở đây là trở lại (retro) truyền thống. Còn Tân hình thức Việt là một thể thơ trở lại, bổ túc cho thơ có vần. Nhà phê bình Văn Giá trong một bài viết "Một bài thơ Tân hình thức Việt được cho là hay", 2013, đã viện dẫn 5 bài thơ hay của những tác giả Khế Iêm, Nguyễn Thị Khánh Minh, Thiền Đăng, Nguyễn Tất Độ, Bỉm.

CHÙM THƠ ĐA NHỊP ĐIỆU: Nguyễn Văn Vũ

  CHÙM THƠ ĐA NHỊP ĐIỆU _______________________  Nguyễn Văn Vũ   Tính liền lạc...

VIRUS VŨ HÁN VÀ ĐỘ KHÔNG TÂM THỨC

When we try to help others, they consider us enemies. But we can thank them because, through them, we can know the nature of each person. The Wuhan Virus helps us to recognize the good and the bad, to rise above both to retain our human affection. Thanks to that, new love arises. Hopefully.

TÌNH LẠ

TÌNH LẠ Nhạc Nguyễn Trung, Lời Khế Iêm, Ca sĩ...

Related Articles

  MỘT BÀI THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT ĐƯỢC CHO LÀ HAY?

 VĂN GIÁ   Chân dung Nhà phê bình Văn Giá Tôi bắt đầu nhan đề  bài viết bằng một câu hỏi có vẻ như khá liều lĩnh?...

Thơ Bùi Giáng Một Thử Nghiệm Đọc

Thơ Bùi Giáng Một Thử Nghiệm Đọc Khế Iêm - Trích Vũ Điệu Không Vần Hỏi tên, rằng biển xanh dâu Hỏi quê, rằng mộng ban đầu đã...

TUẦN THƠ 46: LẶNG LẼ

Trầm Phục Khắc LẶNG LẼ con đường đẹp quá đúng với giấc mơ nhưng con đường rồi phải hết mà giấc mơ có cánh nên giấc mơ còn nên giấc mơ bay...