Home Blog

Thư gửi người thi sĩ trẻ tuổi

-Rainer Maria Rilke- Paris, ngày 17 tháng Hai, năm 1903




 BỨC THƯ THỨ NHẤT 


Ông thân mến, 


Bức thư của ông vừa mới tới tay tôi vài ngày qua. Tôi xin cảm tạ lòng tín cẩn quảng đại quý báu của ông trong thư ấy. Tôi khó lòng làm gì hơn nữa. Tôi không thể đi vào được thể chất của những vần thơ của ông, bởi vì tôi hoàn toàn xa lạ với tất cả việc bình phẩm phê bình. Hơn nữa, muốn lãnh hội một ý nghĩa nghệ thuật, không gì tai hại nguy hiểm cho bằng những lời lẽ của sự phê bình văn nghệ. Những lời phê bình đó chỉ đưa đến những lời ngộ nhận ít nhiều quá đáng. Không thể nắm lấy tất cả hay nói tất cả về những sự vật, như người ta thường ngỡ thế đâu. Phần lớn những gì xảy đến đều không thể diễn tả được và đã được xảy ra trong một lĩnh vực mà không có ngôn ngữ nào có thể dẫm tới được; những tác phẩm nghệ thuật lại còn không thể nào diễn tả hơn cả mọi sự khác, những tác phẩm nghệ thuật là những sinh thể kín đáo, bí mật mà đời sống của chúng còn lại không cùng khi trong đời sống của chúng ta phải lướt trôi qua nhanh chóng. 


     Sau những lời nhận xét mở đầu này, tôi có thể thêm rằng những vần thơ của ông chưa chứng tỏ bút pháp gì độc sáng của riêng ông cả, dù những vần thơ ấy vẫn chứa đựng một chút ít khởi đầu riêng biệt của con người ông, nhưng hãy còn lẵng lẽ rụt rè và ẩn tàng phong kín. Tôi cảm thấy điều ấy hơn hết trong bài thơ cuối cùng của ông nhan đề là “Tâm hồn tôi”. Trong bài thơ đó, có một cái gì riêng lẻ muốn thành lời và thể hiện cung điệu. Suốt bài thơ đẹp nhan đề “Gửi Léopardi” có lẽ tỏ ra tới được một sự gần gũi thân cận nào đó với nhà thơ cô đơn và vĩ đại ấy. Tuy thế những bài thơ của ông không có được đời sống biệt lập độc sáng, ngay cả bài thơ cuối cùng, ngay cả bài thơ gửi cho Léopardi. Bức thư khả ái của ông gửi kèm theo bài thơ đó đã giúp tôi hiểu nhiều thiếu sót mà tôi có thể cảm thấy khi đọc những bài thơ của ông mặc dù không thể nào gọi tên chúng được. 


     Ông hỏi tôi có thể biết những vần thơ của ông làm có khá không. Ông hỏi điều ấy với tôi và trước đó, ông đã hỏi điều ấy với những kẻ khác. Ông đã gửi những bài thơ đó cho những tạp chí. Ông so sánh những bài thơ của ông với những bài thơ khác và ông cuống lên khi những người chủ biên của tạp chí vứt bỏ những nỗ lực làm thơ của ông. Vì ông đã tỏ ra không ngại lời khuyên giải của tôi, vậy từ nay trở đi tôi xin ông đừng làm những việc như vậy nữa. Ông đang soi cái nhìn của ông ra bên ngoài; điều đó là điều ông không nên làm. Không có người nào có thể đem đến cho ông lời khuyên giải hay sự giúp đỡ, không có ai cả. Chỉ có một con đường duy nhất là ông hãy đi sâu vào bên trong tâm hồn của ông, tìm hiểu, tìm kiếm nhu cầu duyên do bức bách đã khiến ông sáng tác, đã xui ông viết lách; hãy tìm hiểu xem việc ấy có ăn rễ sâu thẳm trong lòng ông hay không. Ông hãy thử tự nhận với ông rằng nếu người ta cấm ông viết thì ông có phải chết mất đi không? Nhất là: ông hãy tự hỏi vào giây phút thầm lặng nhất trong đêm tối: “tôi có thực sự phải cần viết không?”. Hãy đào xới trong tâm hồn của ông để tìm cho ra một câu trả lời thâm thuý nhất. Nếu câu trả lời kia xác nhận sự đòi hỏi trong tâm tư ông, nếu ông có thê đối mặt với câu hỏi nghiêm trọng này bằng một câu trả lời dứt khoát giản dị “tôi phải viết”, nếu có thể trả lời như thế thì ông hãy xây dựng đời ông theo mối nhu cầu tâm tư ấy. Ngay trong những giây phút lãnh đạm nhất, hoang trống nhất, đời sống của ông phải trở thành dấu hiệu và chứng tích cho lòng khao khát thôi thúc ấy. Rồi ông hãy đến sống gần gũi với thiên nhiên. Hãy có gắng nói lên những gì mình thấy, những gì mình sống, mình yêu, mình mất, nói lên những thứ đó như mình là con người đầu tiên được tạo trên đời này. Đừng viết những bài thơ tình ái. Trước hết phải tránh những đề tài quá dễ dãi thông thường ấy. Đó là những đề tài khó khăn nhất. Những truyền thống kinh lịch vững chắc, đôi khi chói lọi huy hoàng, đã cống hiến nhiều đến loại thơ ấy, thành ra thi sĩ chỉ có thể diễn bày những gì riêng biệt của mình khi nào mình đã có được nội lực mãnh liệt trưởng thành toàn triệt. Vì thế hãy tránh những chủ đề to lớn và chỉ nên chọn những chủ đề mà đời sống tầm thường hằng ngày cống hiến cho ông; hãy nói lên những nỗi buồn, những khát vọng, những tư tưởng thoáng hiện trong hồn ông và niềm tin của ông vào một vẻ đẹp mênh mang nào đó. Hãy nói lên những cái ấy với lòng chân thành thắm thiết, lặng lẽ và khiêm tốn. Hãy tìm cách dùng những sự vật vây quanh mình để tự diễn đạt mình, những hình ảnh của mộng mị, những sự vật của kỉ niệm xa xôi. Nếu đời sống thường nhật trở nên nhạt nhẽo nghèo nàn đối với ông thì ông đừng bao giờ quy trách nó. Ông hãy tự trách chính ông rằng ông không đủ tâm hồn thi nhân để mà có thể gợi dậy trong lòng mình tất cả sự phong phú miên man của đời sống thường nhật, vì đối với một con người sáng tạo thì chẳng có gì nhạt nhẽo nghèo nàn, chẳng có một nơi chốn nào khô khan lãnh đạm. Dù ngay lúc ông đang ở trong nhà tù đi nữa, giữa những vách tường bưng bít không để lọt vào những tiếng động của thế gian, phải chăng ngay lúc đó trong lòng ông vẫn luôn còn lại tuổi thơ bé bỏng của ông, kho tàng, kho tàng vương giả quý báu, sự giàu sang tuyệt vời, chất chứa bao nhiêu là kỉ niệm? Hãy hướng tất cả tâm tư ông vào đó. Hãy cố gắng làm tuôn chảy lại ào ạt những cảm giác ẩn chìm phát nguồn từ dĩ vãng bao la đó; cung cách riêng biệt của con người ông sẽ trở nên cứng rắn, nỗi cô đơn của ông sẽ được trải rộng tràn ngập và ông trở thành như một nơi trú ẩn cho những giây phút vô định của ban ngày đóng kín lại những tiếng động bên ngoài. Và mỗi khi trở lại tâm hồn mình, đi sâu vào thế giới của chính mình mà lúc ấy nếu những vần thơ hiện đến thì ông sẽ không bao giờ  băn khoăn rằng những vần thơ ấy là hay hoặc dở. Ông sẽ không tìm cách đăng lên báo bởi vì ông coi đó như một vật sở hữu thân ái tự nhiên, một cái gì gần gũi thân thiết đối với ông như là một mảnh đời, một lối sống, một tiếng nói của đời ông. Một tác phẩm nghệ thuật chỉ tuyệt vờ, có hồn, là khi nào nó xuất phát từ một sự đòi hỏi nhu cầu tâm tư. Chính bản chất của nguồn gốc nó sẽ phán định nó, chứ không có gì khác nữa. Ông thân mến, tôi không có chi để khuyên ông ngoài ra điều này: ông hãy đi vào trong tâm hồn ông, dò dẫm tận những đáy lòng sâu thẳm mà từ đó đời sống ông đã phát nguồn luân lưu. Chính nơi suối nguồn ấy, ông mới tìm được câu trả lời cho câu hỏi: tôi có cần phải sáng tác hay không? Hãy nhận lấy âm hưởng của câu trả lời ấy mà đừng cưỡng bức, tra tìm ý nghĩa. Có thể ông được gọi trở thành con người nghệ sĩ, thế thì hãy nhận tài mệnh của mình, gánh lấy thiên tài của mình với sức nặng và oanh liệt của sinh mệnh mà không bao giờ đòi hỏi phần thưởng đến từ bên ngoài. Bởi vì con người sáng tạo phải là cả một vũ trụ cho chính mình, phải tìm tất cả mọi sự trong tâm hồn mình, trong thiên nhiên mà mình đã lưu luyến kết hợp. 


     Có thể là sau khi đi sâu xuống hố thẳm trong hồn mình, trong những gì cô liêu nhất trong tâm tư mình thì ông có thể sẽ bỏ việc làm thi sĩ; ( đối với tôi, mình phải cảm thấy rằng mình có thể sống không cần viết thì mình sẽ không nên cố sức viết làm gì). Lúc ấy thì dù sao sự đi xuống sâu thẳm trong tâm tư ông cũng không hoàn toàn phù phiếm. Đời sống của ông, dù trong trường hợp nào, cũng cũng lấy hướng đi từ đó. Những bướng đi ấy có thể đối với ông tốt đẹp, giàu sang và hạnh phúc và rộng rãi, tôi mong chúc ông được thế, dù khó lòng nói những gì hơn nữa. 


     Tôi phải nói thêm gì nữa đây? Những gì đáng nói thì tôi đã nhấn mạnh rồi. Nói cho cùng, tôi chỉ muốn khuyên ông tiếp tục nảy nở phát triển theo lề luật của tâm hồn ông, trưởng thành một cách nghiêm trọng, một cách bình thản, thư thái trầm lặng. Ông chỉ làm phương hại sự trường thành tâm tư ông một cách phũ phàng, khi ông soi hướng nhìn ra bên ngoài và mong đợi bên ngoài mang đến cho ông những câu trả lời mà chỉ có tình cảm thầm kín nhất trong tâm tư ông, vào giây phút thầm lặng nhất, mới có thể mang đến câu trả lời thực sự cho ông. Tôi rất sung sướng thấy tên giáo sư Horacek trong bức thơ ông, tôi xin tỏ lòng tôn kính và tạ ơn đối với nhà học giả khả ái ấy; lòng kính tạ ấy vẫn còn mãi với thời gian. Ông có thể chuyển lời tôi tới ông ấy? Ông ấy thật là tử tế khi còn nghĩ tới tôi và tôi xin riêng tạ tấm lòng tri ân. Tôi xin gửi trả lại những vần thơ mà ông đã khả ái trao gửi cho tôi và tôi xin chân thành cảm ơn lòng tin cẩn của ông đối với tôi. Trong lời trả lời thành thực này, được viết lên với tất cả tâm não, tôi muốn tìm cách tỏ ra xứng đáng hơn với thịnh tình của ông mà chính tôi, một kẻ xa lạ mà không hề biết, thực ra không hề xứng đáng được ông đối xử như vậy. 


                    Chân thành và tất cả thân ái, 


                       RAINER MARIA RILKE 

Như thế…Tôi đã đến với Tân hình thức.

Bài dự thi “ Giải thơ Tân hình thức”

Nguyễn Ngọc Trìu

Cái mới của thơ Tân hình thức Việt thật lạ ! Cái mới không xuất phát từ hình thức mà từ đòi hỏi của nội dung. Điều đó khiến tôi tò mò, khám phá và trải nghiệm. Ban đầu tôi lay hoay với vắt dòng, hì hục với lặp lại, mơ hồ với tính truyện,  ngỡ ngàng với ngôn ngữ đời thường (nhất là từ bỏ tu từ ). Quả là khác, khác rất xa  so với cách làm thơ gieo vần. Cứ viết, cứ viết rồi tôi cũng nhận rathêm : Cần phải bỏ thói quen biểu hiện cảm xúc trực tiếp; cần giấu cảm xúc của người viết đi, giấu kín sau câu chuyện và các chi tiết cấu thành câu chuyện.

Cứ viết, rồi dần dà tôi cũng nhận ra tính truyện khiến cho Tân hình thức xích lại gần đời sống , đời thực (dẫu vẫn có sự tham gia của yếu tố ảo giác ). Tân hình thức không trở thành đánh đố người đọc như một số xu hướng làm mới thơ ca trong vài thập kỉ qua. Câu chuyện mà mỗi bài Tân hình thức mang  đến dễ nhớ và dễ bám sâu vào trí nhớ của người đọc.Tôi nghĩ, sức hấp dẫn của thơ Tân hình thức một phần lớn là đây, trong khi đó cái hay của thơ vần điệu thường ở từ, ở hình ảnh, ở nhịp điệu… đọng lại trong một cặp câu hoặc một khổ thơ. Tính truyện cũng là yếu tố góp một phần lớn làm nên khả năng hội nhập dễ dàng của Tân hình thức. Thơ vần điệu ít có khả năng này.

Gần đây các nhà thơ lớn của thơ Tân hình thức cho rằng  một bài Tân hình thức có giá trị phải có ý tưởng mới lạ và nhạc tính. Con đường tắt… đã được chỉ ra. Rõ ràng, có thước đo khoa học hẳn hoi (ở một chừng mực nào đó) , không mơ màng  như xác định cái hay của một bài thơ  theo lối gieo vần. Ý tưởng mới lạ phải nhờ vào tài năng . Khó rồi…Ý tưởng mới lạ đến từ tính truyệnhay còn từ đâu nữa ? Thật không dễ trả lời. Nhà thơ  Inrasara dư thừa sức viết là vậy, thế mà, sau 18 bài tân hình thức, đành tạm chia tay với dòng thơ này, vì “ không đủ  ý tưởng mới ”.  Có nhạc tính, mà tính nhạc ở mỗi bài cần có nét riêng… Càng khó, càng khó để trở thành “ dân ca của thời hiện đại ” nói như nhà thơ Mai Văn Phấn.

Cái khó của thơ Tân hình thức còn ở phía người đọc. Độc giả chưa quen với cách đọc một mạch từ đầu đến chữ cuối cùng, rồi mới đọc lại và tự ngắt theo ý của người đọc, từ đó sẽ  nhận ra đoạn giàu nhạc tính nhất trong bài. Từ lối ngưng nghỉ theo từng dòng thơ của thơ gieo vần đến cách đọc liền mạch vắt dòng liên tục của thơ Tân hình thức là sự chuyển đổi không phải một sớm một chiều.

Thôi thì cứ viết và chờ, bài thơ hay vẫn đang ở phía trước kia mà!

Có một điều rất cần chia sẻ, không hiểu sao từ khi đến với thơ THT,vài năm nay, tôi gần như không còn cảm hứng viết thơ gieo vần. Có lẽ nó là 2 hệ hình tư duy thơ khá xa nhau chăng …

tháng 11/ 2020

Đọc và phản biện Kant: sao sáng trên trời và quy luật đạo đức bên trong ta

Mộ của triết gia Immanuel Kant tại Kaliningrad, Nga. Ảnh chụp năm 1991.

Nguồn hình ảnh, Chip HIRES/Gamma-Rapho/Getty Images
Chụp lại hình ảnh, Mộ của triết gia Immanuel Kant tại Kaliningrad, Nga. Ảnh chụp năm 1991.

Tác giả, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm | 21 tháng 4 2024


Tháng Tư năm nay, 2024, đánh dấu 300 năm ngày sinh của Immanuel Kant (4/1724 – 4/2024), một đệ nhất triết gia Âu châu thời cận đại.

Thế giới triết học, vốn mang ảnh hưởng văn minh và học thuật Tây Âu, đặc biệt là trong các phân khoa triết, đang có những sự kiện đánh dấu ngày sinh của nhân vật trí thức lớn này. Riêng ở Việt Nam, Đại học Thái Bình Dương ở Nha Trang đang chuẩn bị tổ chức một hội thảo toàn quốc về Kant vào cuối hè năm nay.

Một tập kỷ yếu về Kant cũng được một nhóm triết học gốc Việt chủ biên với sự điều phối của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Tạp chí Triết học và Tư tưởng cũng sẽ có một ấn bản đặc biệt về Kant trong năm nay.

Kant tiếng Việt: vẫn chỉ mới bắt đầu

Triết học Kant đã đến với Việt Nam từ giữa thế kỷ 20 với sách của các giáo sư triết học ở miền Nam cũng như miền Bắc. Nhưng cho đến gần đây thì các tác phẩm kinh điển của Kant mới được chính thức phiên dịch bởi dịch giả Bùi Văn Nam Sơn.

Văn viết của Kant rất khó đọc và khô khan, từ thể thức trình bày đến nội dung lý luận. Những ai không quen với triết học Tây phương, nhất là với các triết gia hiện đại từ Descartes đến Locke hay Hume thì khó mà hiểu Kant. Đọc Kant thì gần như học toán cao cấp. Nó cho người học một niềm hoan lạc thuần lý, không vướng mắc cảm xúc hay tính thời sự hay sử tính.

Có lẽ vì thế mà giới trí thức, văn chương ở miền Nam Việt Nam trước 1975 không tiếp nhận Kant một cách nồng nhiệt như là đã với Nietzsche hay Heidegger. Khó mà thấy dòng chữ nào viết về Kant từ các cây bút đầy cảm xúc thi ca như Bùi Giáng hay Phạm Công Thiện, hay ngay cả giới học thuật hàn lâm như Nguyễn Văn Trung hay Lê Tôn Nghiêm, Đặng Phùng Quân.

Có thể rằng văn hóa và khuynh hướng học thuật của trí thức Việt – vốn nặng về cảm xúc văn chương thi phú – vẫn chưa vươn đến tầm mức lý tính thuần túy để có thể lãnh hội và thưởng ngoạn chiều sâu và thẩm mỹ trong triết học Kant.

Mấy năm gần đây, các tác phẩm của Ludwig Wittgenstein và Friederich Nietzsche hay ngay cả các triết gia xa lạ hơn như Gottlob Frege, Saul Kripke cũng đã được phiên dịch sang tiếng Việt. Nhưng Kant – là triết gia quan trọng và nền tảng bậc nhất cho môn triết – thì vẫn còn xa lạ, ngoại trừ các bản dịch công phu và hàn lâm của Bùi Văn Nam Sơn.

Tuy nhiên, các bản dịch của anh Sơn quá đồ sộ, dày cộm để có thể đọc suốt. Riêng tác phẩm cơ bản Phê phán Lý tính thuần túy, bản Việt ngữ, đã dày hơn 1.260 trang. (Có câu đùa rằng, nếu ta mang sách Kant với bản tiếng Việt của Bùi Văn Nam Sơn ra đường, lỡ bị té ngã, thì chắc không thể đứng dậy nổi với cuốn sách đó trên người).

Với ngôn ngữ thuần chuyên triết, nặng Hán ngữ, chua theo tiếng Đức, đối với các tác phẩm của Kant tiếng Việt qua bản dịch của Bùi Văn Nam Sơn, thì hầu hết người mua sách chỉ là sản phẩm trang trí trong tủ sách hơn là chất liệu học thuật phổ dụng và nghiêm túc.

Nhân thân và hành trạng

Nguồn hình ảnh, STRINGER/AFP/Getty Images
Chụp lại hình ảnh, Ngoại trưởng Đức (lúc bấy giờ) Joschka Fischer đặt hoa trước mộ Kant ở Kaliningrad vào tháng 2/2004.

Kant sinh ra và lớn lên ở Konigsberg, một thành phố nhỏ ở miền đông nước Phổ (Prussia), nay là Kaliningrad, Nga.

Là một giáo sư triết, Kant không đi ra khỏi thành phố, độc thân suốt đời, hằng ngày lặp lại những thói quen chính xác. Cư dân địa phương nói rằng người ta có thể điều chỉnh đồng hồ tùy theo thời điểm đi dạo quanh phố của ông.

Là một con người bình dị, đơn giản, gắn chặt với địa phương, nhưng tư tưởng triết học của ông đã bay xa và lan tỏa khắp địa cầu. Đời riêng của Kant thì trầm lặng, ít biến cố trong một thời quán chuyển động đầy sự cố lịch sử Âu châu – cuộc chiến Bảy năm giữa Phổ và Nga, Cách mạng Pháp và sự xuất hiện của Napoleon. Ông được đào tạo bởi trường phái Cơ đốc Pietism (Kiền thành) và những truyền nhân của các triết gia Đức như Gottfried Leibniz, Christian Wolff. Kant cũng đã chịu ảnh hưởng của Isaac Newton (Anh) và J.J. Russeau (Pháp).

Cho đến gần tuổi 60, Kant chỉ viết một số bài vở và vài sách nhỏ không quan trọng. Tác phẩm quan trọng nhất, Phê phán Lý tính thuần túy (Critique of Pure Reason) hoàn tất vào năm 1781, lúc ông đã ngót 57 tuồi. Ông nói rằng ông đã suy nghĩ về nội dung cơ bản cho cuốn này cả trên thập kỷ, nhưng chỉ mất chưa đầy sáu tháng để viết nó. Sau đó, ông tiếp tục hoàn tất bộ Tam mạch thư (trilogy) cho triết luận phê phán, bao gồm Phê phán Lý tính Thực hành (1788) và Phê phán Năng lực Phán đoán (1790).

Các tác phẩm khác về tôn giáo, logic và lịch sử thì không được tôn vinh như bộ Tam mạch thư Phê phán trên.

Triết học Kant nhấn mạnh đến yếu tố phê phán (critique) trên cơ sở lý tính. Nó là một tập hợp những quy tắc lý luận cơ bản nhằm soi xét các vần đề nền tảng triết học Tây phương, từ siêu hình đến tri thức, đạo đức và thẩm mỹ. Tôn chỉ triết học của Kant là tôn vinh lý trí. Châm ngôn của ông là

Sapere aude – Hãy can đảm sử dụng lý trí của mình.

Đây là khẩu hiệu xung trận theo tiếng còi Khai sáng của Tây Âu, theo đó,

Khai sáng là nỗ lực thoát ly khỏi tình trạng u tối mà lỗi là do tại cá nhân con người.”

Cơ đồ triết lý của Kant là mở lối cho nguyên lý và lý tưởng Tự do trên cơ sở lý tính. Con người phải đối diện với cái vô cùng và hữu hạn từ biên độ khả thể tư duy thực tiễn. Tự do là điều kiện tiên quyết, là nền tảng cho Đạo đức. Tức là, Tự do Ý chí là tiền đề cho năng ý Đạo đức. Con người, trên cơ sở từng cá nhân một, trong mệnh lệnh đức lý của mình, phải hành động theo nguyên ủy lý tính nhằm có thể có tự do.

Cái “phải là” của mệnh lệnh đạo đức là quy tắc hoàn vũ mà chân lý của nó như là một công thức khoa học, khách quan, nhằm tôn trọng chân lý nhân bản con người. Chân lý đạo đức là tuyệt đối cho con người, từng cá nhân và không vì một chân lý ngoại thân.

Cá nhân không thể hy sinh cho một nhu cầu khách quan, chân lý, hay lịch sử nào. Con người, tự chính họ, là chân lý tối hậu. Do đó, cái “Phải như thế” đồng nghĩa với cái “Có thể là như thế”.

Kant gọi nó là “Mệnh lệnh Tuyệt đối – Categorical Imperative.”

Cơ bản triết học Kant: từ cảm nghiệm đến siêu nghiệm

Cái gì làm nên một đối thể tư duy?

Câu hỏi này tuy đơn giản nhưng nó chứa đựng tinh túy tri thức học Tây Âu. Kant là người đưa ra một hệ thống quy chuẩn khá hoàn chỉnh để tra cứu câu hỏi cơ bản này.

Nhưng muốn hiểu Kant và những gì ông viết về vấn đề này thì ta phải trở về và có thể bắt đầu từ triết gia Pháp Rene Descartes (1596-1650) và John Locke (Anh, 1632-1704).

Descartes muốn chứng minh thế gian, vật thể khách quan là có thật bằng công thức

Ta tư duy nên ta hiện hữu

và Thượng đế tồn tại vì Ngài là toàn hảo và tính toàn hảo đòi hỏi, như là mệnh đề logic, phải có tính tồn hữu. Từ đó, thế giới có thật vì Thượng đế không nỡ đánh lừa giác quan ta đối với sự thể tồn tại khách quan.

Trong khi đó, Locke cho rằng đồi thể tư duy, ví dụ, con thỏ, tồn tại vì nó cho ta những cảm nhận (idea/sensation) về sắc, thanh, hương, vị, xúc – như nhà Phật nói đến. Nhưng lý thuyết của Locke thì quá thô thiển. Nói như George Berkeley, triết gia Ireland (1685-1753), thì ta chỉ có kinh nghiệm một đối thể vật chất qua cảm quan, do đó, đối thể khách quan mà ta chỉ cảm nhận qua giác quan vẫn là một cái gì bí ẩn. Theo Berkeley thì tất cả chỉ là cảm nhận, hay là ý tưởng. Và thế giới, vũ trụ, kể cả thân ta hay tư duy chủ quan, chỉ là một phần của trí năng Thượng đế. Tức là, Thượng đế tư duy nên ta hiện hữu.

Đến David Hume (Anh, 1711-1776) thì ông nghi ngờ tất cả. Khi phân tích kỹ càng, thì theo Hume, những gì ta có thể suy nghĩ đến chỉ là cảm nhận giác quan. Những nguyên lý hay khái niệm về cái Ta (Self), Nhân quả (Causation) hay Quy luật khoa học tự nhiên (Natural Laws) đều là những suy diễn quy nạp của tư duy, vốn chỉ là cảm nhận.

Đứng trước hai ngã đường của Locke với thuyết nghi ngờ toàn diện, hay của Berkeley với Duy tâm thần luận (Theo-Idealism), Kant đưa ra thuyết “Siêu nghiệm luận” (Transcendental argument) rằng cảm nhận mà ta có được từ khách thể không thể tự chúng làm nên kinh nghiệm, mà chúng phải được tổ chức, trung tâm hóa, thống nhất lại, khái niệm hóa bằng cơ năng bẩm sinh của trí óc. Kant gọi cơ năng này là trực giác. Trực giác của ta kiến lập qua các thể thức tiên thiên – à priori – để cho ta thế giới khách thể. Ví dụ, ta có kinh nghiệm thời và không gian, cái ta, hay nhân quả, không phải từ giác quan, mà là từ trực giác siêu nghiệm. Một cánh cửa tự động mở khi ta đến gần nhưng nó không có một kinh nghiệm về đối thể đi ngang qua nó. Tức là kinh nghiệm đến, nhưng không có nguồn gốc, từ cảm nhận giác quan.

Kant nói,

Khái niệm mà không có trực giác là trống rỗng; trực giác không có khái niệm là mù lòa.

Hãy hình dung ra một chiếc phi cơ: trực giác là động cơ, hai cánh là khái niệm. Trí năng được đánh thức bởi kinh nghiệm nhưng không phải đến từ kinh nghiệm. Như vậy, thế giới này là một kiến lập hai vế, nội tại và khách quan – một cấu trúc kiến lập của những thuộc tính – a predicative-structured reality. Vì thế, ta chỉ biết đến khách thể qua hiện tượng (phenomena) nhưng vật tự nó (noumena) thì ta không thể biết đến. Nhị nguyên luận này của Kant là điều mà nhiều triết gia sau đó chỉ trích mạnh, đặc biệt là trường phái duy tâm tuyệt đối của Georg W. F. Hegel (1770-1831).

Dĩ nhiên, trong phạm vi bài viết này, ta khó mà đi vào chi tiết về trí thức luận của Kant, vốn rất phức tạp. Đây chỉ là khái quát hóa đến tận tối thiểu có thể.

Kant đã, theo ông, hóa giải những khó khăn và mâu thuẫn mà những triết gia tiền nhiệm vướng phải. Ông tự cho triết học tri thức của mình là một “Cách mạng Corpernicus cho triết học” (Corpernicus – Ba Lan, 1473-1543 – là nhà thiên văn chứng minh rằng trái đất không là trung tâm vũ trụ, đảo ngược kiến thức thiên hà thời đó).

Triết học đạo đức và tôn giáo

Nguồn hình ảnh, STRINGER/AFP/Getty Images
Chụp lại hình ảnh, Lễ khánh thành tượng Kant tại Kaliningrad vào năm 1992

Kant cho rằng lý trí có khả năng kiến lập quy tắc vĩnh hằng cho đạo đức – vốn là về lãnh vực quy ước mang tính mệnh lệnh. Nguyên lý khoa học thực nghiệm có thể có ngoại lệ với từng bước đi tiến bộ từ bằng chứng, nhưng quy luật đạo đức là nguyên lý vĩnh cửu, không có biệt lệ. Tra tấn hay giết một nạn nhân vô tội phải là vô đạo đức trong bất cứ không gian, thời gian hay hoàn cảnh nào. Quy luật đạo đức là tối thượng, là hoàn vũ và nghiêm ngặt.

Hãy luôn hành động trên nguyên tắc rằng ta muốn nó có thể trở nên là quy luật hoàn vũ.

Kant gọi nguyên lý đạo đức này là Mệnh lệnh Tuyệt đối – Categorical Imperative. Khi ta hành động, cơ sở đạo lý của hành vi phải là từ chủ ý thiện tâm. Ta hành động vì nó đúng, chứ không vì nghĩ đến hậu quả hay đo lường tính toán hơn thiệt, lợi hại như trường phái thực dụng vẫn chủ trương. Làm sao ta biết được cái gì là đúng? Kant trả lời: Hãy dùng lý trí.

Khi bàn đến Thượng đế, Kant là một triết gia thực dụng. Ta phải tin vào một Chúa Trời vì ta là một nhân thể có lý tính, sử dụng tư duy như là một mệnh lệnh đạo đức tối hậu – gần với lý luận của nhà thần học Thomas Aquinas (Ý, ?-1274). Ta không thể dùng lý luận để chứng minh rằng Chúa tồn tại như là một đối thể tư duy qua bản thể luận. Niềm tin vào Thượng đế là một giả định lý tính cần thiết – rationally justified postulate – dù rằng ta không thể lý luận hay chứng minh có Chúa Trời. Ta tin Chúa vì ta là một con người thực tế, lý tính và đạo đức. Niềm tin này là cơ sở cho chân lý đúng sai, và là điểm tựa cho niềm hạnh phước sinh hữu.

Phê phán Kant: những lỗ hổng triết học

Chụp lại hình ảnh, Bản tiếng Việt Bộ ba “Phê phán” của Kant

Triết học của Kant là một cơ đồ phê bình, phản biện. Ta học được từ Kant không phải là giáo điều mang chân lý đúng sai – mà là tinh thần và ý chí phản biện – critical understanding – đối với tất cả những tín điều hay học thuyết. Ngay cả những nguyên lý tưởng như bất khả phủ nhận của khoa học thực nghiệm cũng dần trở thành lỗi thời.

Ta mang nợ Kant ở tinh thần phê phán – và cũng từ tinh thần đó, ta phải có ý chí phản biện lại triết học Kant.

Không có triết học nào là hoàn tất. Tư duy luôn bị giới hạn vào bản sắc thời tính, hay lịch sử và ngôn ngữ cá biệt. Vậy, những điều gì mà ta, ở thời điểm này, có thể lên giọng cho là những bất cập trong học thuyết Kant?

Một vài điểm quan yếu ta có thể nêu lên ở đây:

1. Về trí thức luận, Kant duy trì một tầm nhìn nhị nguyên (dualism) giữa cái gì ta có thể biết và cái bí ẩn ta không thể biết đến. Điều này làm cho con người triết học khao khát kiến thức không thỏa mãn và tiếp tục đi tìm nhằm khai mở bức màn bí ẩn đằng sau cái màn che của cảm nhận với biên độ cảm quan và lý tính. Hệ quả của nhị nguyên và bí ẩn này là tôn giáo siêu nghiệm, các cứ điểm của thần linh, và tệ hơn là những cao trào tín ngưỡng huyễn hoặc và mê tín. Dĩ nhiên là Kant không là kẻ duy nhất duy trì điều bí ẩn đó, hay là triết học của ông là một nguyên nhân. Dù Kant đã cảnh cáo về thói lười biếng và thiếu ý chí sử dụng lý trí, tuy nhiên, vì biên giới Kant dựng nên đã làm cho những gì đằng sau hiện tượng luận vẫn luôn là món mồi ngon đầy cám dỗ.

2. Dù đặt cơ sở lý tính làm nền tảng tư duy, triết học Kant là một hình thức lý luận cực đoan. Nó thuần về thể thức – bao gổm những quy tắc, nguyên lý, công thức, từ siêu hình đến đạo đức, tôn giáo. Kant quy giảm tất cả những đa dạng tính của thế gian về lại một mặt phẳng lý tính thuần nhất. Không ai có thể chấp nhận tính thuần nhất như là một chân lý mặt bằng thống nhất. Tính đa nguyên của tri thức, của phản tư, tư biện, của bản thể học, từ nội dung đến thể thức, không thể được cào vớt về một khung thức như là một paradigm tuyệt đối. Khi Kant khai mở những điều đối nghịch bất khả hóa giải – the antinomies – để chứng minh rằng lý tính tự nó không thể vượt qua những giới hạn hiển nhiên, thì chính triết học của ông, như là một hệ thống tri thức luận, lại hàm chứa một nội dung đầy mâu thuẫn. Kant nhầm lẫn và bỏ qua sự đối nghịch giữa thực tại và cái phải là, cái có thể và cái phải như vậy. Khi bản thể luận chưa được kiến lập vững chắc nhưng Kant đã nhảy vọt sang mệnh lệnh đạo đức tuyệt đối. Đây là một tham vọng siêu hình sai lầm. Đây là tư duy và ý chí của một giáo sĩ vốn tin vào đức tin lý tính của ta như là một niềm tin tôn giáo tuyệt đối. Ta phê phán những mâu thuẫn bất khả hóa giải của thế gian nhưng không ý thức đến cái nền móng tư duy đầy đối nghịch tự bản chất. Chính đây mới là bài học khi ta nghiên cứu Kant. Một cơ đồ lý thuyết huy hoàng vô tình mở ra cho ta một cánh cửa đi ngược. Nó chính là một ánh sáng bất chợt bừng lên khi ta vội tin rằng Kant đã giải quyết được những vấn đề cơ bản của siêu hình và nhận thức.

3. Thiếu vắng một triết luận về vai trò ngôn ngữ. Khi Kant tuyên bố rằng tri kiến khởi đi từ, tức là được đánh thức bởi, kinh nghiệm chứ không phải có gốc gác từ kinh nghiệm, ở một tầm mức cao hơn, Kant đã lặp lại sai lầm của Locke vốn cho rằng cảm quan là nguồn gốc của kinh nghiệm. Trong lý thuyết về sự kiến lập của tri kiến và kinh nghiệm, nhà Phật đã có thêm “pháp” (tư duy) tiếp theo sắc, thanh, hương, vị, xúc nhằm hoàn tất khả thể thực nghiệm. Cấu trúc tư duy tiên nghiệm và tiên thiên của Kant cũng chính là “pháp”. Nhưng Kant bỏ quên rằng khái niệm vốn khai mở cho trực giác cần phải dựa trên ngôn từ. Công thức của Kant phải được cộng thêm,

Ngôn từ không khái niệm là vô nghĩa; Khái niệm thiếu ngôn từ là u tối.”

Từ Hy Lạp, Ấn Độ, từ Phật Thích Ca, Thế Thân (Vasubandu) đến Plato đều có bàn đến vai trò ngôn ngữ trong kinh nghiệm và tri thức. Kant hoàn toàn bỏ qua. Đây là lỗ hổng lớn kéo dài theo sau Kant cho đến gần đây thì phong trào triết học ngôn ngữ ở Anh Mỹ mới điền vào khoảngtrống đó.

4. Đâu là sử tính trong triết học Kant? Ở đó, hoàn toàn không có sự hiện diện của thời tính, của nhịp điệu biến cố trong thời thế, của những con người lịch sử, và cả những điều thông hiểu về những ngu dốt sai lầm của nhân loại. Không như Hegel đã muốn kiến tạo một thiên bi sử cho dòng ý thức nhân loại qua văn minh và thời đại để biện minh cho một tinh thần thế giới qua thời gian; thì trái lại, Kant đứng yên một nơi, nhìn xem và đánh giá thế gian như là quang cảnh đơn sơ của khu phố nhỏ của mình. Sai lầm cơ bản của Kant là tách rời ý thức ra khỏi bối cảnh không và thời gian để tuyệt đối hóa lý tính thành một chân lý vĩnh hằng cho tất cả. Kant viết,

Ta không thể thông hiểu bản sắc thực tế thiết yếu vô điều kiện của mệnh lệnh đạo đức; nhưng ta vẫn có thể suy thức cái không thể nhận thức được – vì đây là một triết học về lý tính với những giới hạn của nó.

(Phê phán Lý tính Thực hành).

Có phải đạo đức luận của Kant muốn tách rời thực tại thế gian ra khỏi biên độ lý thuyết vì ông biết rằng nó không thể áp dụng được? Nó cũng tương tự như một nhân thể đứng trong bóng tối rao giảng về ánh sáng phải có. Theo Kant, cái sẽ phải là của sử tính thế giới như là một mệnh đề cứu cánh luận không nằm ở tính phổ quát mà là nơi mỗi cá nhân. Đó là ưu điểm tối thượng của Kant và cùng lúc là khuyết điểm trầm trọng nhất. Đây là lý do vì sao, những thế hệ triết học Âu châu kế tiếp đã đi theo những con lộ khác, từ Hegel đến Kierkegaard đến Nietzsche hay Marx, đều mang sử tính và yếu tố đa dạng của nhân loại và lịch sử vào khuôn thức lý thuyết.

5. Có phải con người có thể có năng lực Tự do Ý chí, dù chỉ là lý thuyết? Kant trả lời theo thể xác định. Vì thế, Kant bỏ qua yếu tố nhân quả trong hành vi để đòi hỏi cá nhân tuân theo mệnh lệnh vô điều kiện. Jean-Paul Sartre (Pháp, 1905-1980) lập lại giả thuyết không thực tế này. Karl Marx (Đức, 1818-1883) là triết gia khai mở đến cực đoan tính điều kiện bởi trật tự xã hội cho ý chí. Giữa hai đối cực ý chí, giữa điều kiện hóa toàn thể và tự do tuyệt đối, Kant nhận thức điều mâu thuẫn đó, nhưng không hóa giải hai đối cực bằng một lý thuyết khả thi. Kant nhầm lẫn giữa con người toàn hảo về bình diện lý thuyết, vốn là một Noumenon, một nhân thể tự-chính-nó mà ta không thể thông hiểu, trái nghịch với con người hiện thân mà ta kinh nghiệm ở đời thường. Vậy thì mệnh lệnh đạo lý làm người sẽ áp dụng cho ai đây? Hãy xét lại công thức đạo đức cơ bản của Kant: Hãy hành động trên nguyên tắc như thể rằng nó phải là đạo lý hoàn vũ. Thử hỏi, một kẻ vô minh, đầy tham lam, vô đạo đức – vốn là đa số nhân loại – muốn áp dụng nguyên tắc hành động của mình cho thế gian thì hệ quả sẽ ra sao?

6. Kant đề ra những công thức mệnh lệnh cho cá nhân, nhưng không bàn gì đến một lý tưởng cho nhân loại. Triết học lịch sử và chính trị của Kant là tập hợp những công thức gần như toán học cho những ý niệm về hòa bình, về xã hội dân sự – nhưng không phác họa một chân lý tối hậu cho sử tính. Điều này chính là ưu và khuyết điểm của Kant. Triết học phải biết giới hạn chính nó như lý tính phải biết điều đó. Tuy nhiên, cho những triết nhân thao thức đi tìm con lộ giải thoát cho nhân loại thì Kant chỉ là một tiếng kèn tỉnh thức để soi chiếu chính tự thân chứ không trả lời những vấn đề khúc mắc thế gian.

7. Nói chung, triết học Kant là một khối giáo điều nhân danh lý tính tuyệt đối. Nó chứa đựng quá nhiều điều bí ẩn không được khai mở. Đâu là tương quan nhân quả giữa cấu trúc tiên thiên và kinh nghiệm? Đâu là mối quan hệ thiết yếu giữa tiên và hậu nghiệm? Làm sao để minh xác chân lý đúng sai cho những mệnh đề trí thức luận khi bàn về bình diện à priori? Đọc Kant, ta không có một hứng khởi cảm xúc về thế gian, về lịch sử, về con người, về cuộc sống gian khổ – dù may ra ta chỉ tìm được niềm hoan lạc tri thức thuần lý. Cầm sách Kant trên tay ta chỉ muốn hiểu hết, đọc đến trang cuối cho xong. Chỉ có những giáo sư chuyên ngành về Kant mới cần đến chúng cho nhu cầu giáo khoa. Sách của Kant, như là các bản Việt ngữ của Bùi Văn Nam Sơn, dù là những công trình dịch thuật tuyệt hảo, vẫn còn là một công án cho ý chí học hỏi, điều mà giới trẻ trí thức thời nay ít ai kham nổi.

Kỷ niệm 300 năm sinh nhật Kant, tôi xin nghiêng mình trước một nhân cách lớn, một triết gia vĩ đại và một triết học thiết yếu. Gia sản Kant chính là tinh thần phê phán – mà khi ta đọc và muốn hiểu Kant, điều mà Kant muốn có lẽ là ta phải phê bình Kant như là Kant đã tạo ra truyền thống Critique cho triết học vậy.

* Tác giả Nguyễn Hữu Liêm là tiến sĩ triết học, luật gia ở San Jose, California.

Source link

Liên minh các thành phố năng động ra mắt bảng điều khiển phát triển đô thị

0
Dynamic Cities Coalition ra mắt bảng điều khiển phát triển đô thị - Dựa trên các nguyên tắc của Khung thành phố năng động nền kinh tế mới Bloomberg, bảng điều khiển nhằm mục đích hỗ trợ các nhà lãnh đạo thành phố có cách tiếp cận toàn diện hơn. Thành phố năng động - Bảng điều khiển Dynamic Cities nêu bật các yếu tố quan trọng của cuộc sống thành phố bất kể quy mô, với tiến trình của chúng được đo lường và theo dõi theo thời gian để cho phép thay đổi


Bloomberg New Economy Dynamic Cities Coalition đã công bố một nguồn lực mới theo dõi tiến độ của 30 thành phố “Nền kinh tế mới” trên 18 chỉ số để hỗ trợ các nhà lãnh đạo thành phố và doanh nghiệp theo đuổi cách tiếp cận toàn diện hơn để phát triển đô thị.

Bảng điều khiển Dynamic Cities được thiết kế để làm nổi bật các yếu tố quan trọng của cuộc sống thành phố bất kể quy mô, với tiến trình của chúng được đo lường và theo dõi theo thời gian để cho phép thay đổi hiệu quả.

So sánh các thành phố

“Các thành phố là sự sống và máu của sự thịnh vượng và tiến bộ của con người, nơi chúng ta đến với nhau như những động vật xã hội và đổi mới. Các công cụ như bảng điều khiển này cho phép chúng tôi hoàn toàn lâm sàng và khách quan khi nói đến tầm quan trọng của các tiêu chí để so sánh các thành phố, “Norman Foster, người sáng lập và chủ tịch của Foster + Partners và thành viên của Liên minh các thành phố năng động kinh tế mới Bloomberg cho biết.

Các thành phố được theo dõi bởi bảng điều khiển là Auckland, Budapest, Buenos Aires, Cairo, Casablanca, Copenhagen, Hồng Kông, Istanbul, Jakarta, Johannesburg, Lagos, London, Manila, Medellín, Mexico City, Montreal, Mumbai, Nairobi, New York, Paris, Rio de Janeiro, Riyadh, San Salvador, Seoul, Thượng Hải, Singapore, Stockholm, Sydney, Tokyo và Warsaw.

Để tăng cường công việc này, Liên minh các thành phố năng động đã đưa vào một đồng chủ tịch mới được đại diện bởi Urban Partners, một nền tảng chiến lược đầu tư tập trung vào phát triển đô thị toàn diện, bền vững và toàn diện – những giá trị đã hình thành nền tảng cho công việc và sứ mệnh của liên minh kể từ khi ra mắt.

“Khi các thành phố phải đối mặt với những thách thức lớn bắt nguồn từ quá trình đô thị hóa nhanh chóng, chẳng hạn như tác động khí hậu, sức khỏe và khả năng sống, vốn và kiến thức sẽ là những thành phần chính để thúc đẩy thay đổi tích cực”

“Tôi rất vui mừng được làm việc với các thành viên liên minh và khả năng tiếp cận của Bloomberg với công nghệ, chuyên môn và dữ liệu mạnh mẽ để phát triển Bảng điều khiển này thành một công cụ thông tin cho các bên liên quan của thành phố,” Mikkel Bülow-Lehnsby, đồng sáng lập và chủ tịch tại Urban Partners cho biết.

“Urban Partners đã đặt việc tạo ra các thành phố tốt hơn và bền vững hơn vào cốt lõi của đề xuất kinh doanh của chúng tôi và chúng tôi tin rằng cách tiếp cận dựa trên dữ liệu nguồn mở là điều cần thiết để biến các khu vực đô thị thành động cơ tăng trưởng và đổi mới toàn cầu. Khi các thành phố phải đối mặt với những thách thức lớn bắt nguồn từ quá trình đô thị hóa nhanh chóng, chẳng hạn như tác động khí hậu, sức khỏe và khả năng sống, vốn và kiến thức sẽ là những thành phần chính để thúc đẩy thay đổi tích cực.

Source link

Điên, Xấu và Nguy hiểm Không Biết

"Lord Byron on the shore of the Hellenic sea," by Giacomo Trecourt. (Photo by DeAgostini/Getty Images)

By  | Apr 20, 2024


George Gordon Byron, người vừa qua đời cách đây 200 năm, vừa là nhà thơ nổi tiếng nhất thời kỳ Lãng mạn vừa là nhân vật gây tai tiếng nhất cho công chúng. Những mối tình và quan điểm chính trị cấp tiến đã làm hoen ố danh tiếng của ông trong suốt cuộc đời, nhưng câu thơ của ông—đã giúp xác định tinh thần nghệ thuật ở thời đại ông—vẫn còn rất mới mẻ, hài hước và thậm chí gây sốc cho đến ngày nay.

Byron sinh ra ở London vào năm 1788. Biệt danh của cha anh là “Jack Điên” – không phải là một lời tán tỉnh đầy hứa hẹn đối với một người giám hộ của người cha. Không có gì đáng ngạc nhiên khi anh ta bỏ rơi vợ mình, Catherine, khi cậu bé George vẫn còn là một đứa trẻ sơ sinh. George dành phần lớn thời thơ ấu của mình ở Scotland cho đến năm 10 tuổi, khi người chú qua đời, ông trở thành Nam tước Byron thứ 6 và thừa kế Tu viện Newstead, một điền trang ở Nottinghamshire.

Cậu bé Byron đã có một tuổi thơ đặc ân, không hề đơn giản. Ngoài việc không có cha từ khi còn nhỏ, anh còn bị tật bàn chân bẩm sinh và bị y tá lạm dụng tình dục từ năm 9 tuổi. Trải nghiệm sau này có thể ảnh hưởng đến cách anh đối xử với bạn tình sau này, nhưng dị tật về thể chất thì không. cản trở thể lực vượt trội của anh ấy, bao gồm cả năng khiếu bơi đường dài.
Theo học giả văn học Andrew Stauffer, mặc dù theo học ở Cambridge, nhưng cậu thanh niên Byron, theo học giả văn học Andrew Stauffer, “không tôn trọng đời sống trí tuệ của trường đại học” và thích “uống rượu, cờ bạc và gái điếm”. Anh ấy cũng viết. Những bài thơ đầu tiên của ông xuất bản khi ông còn là sinh viên, không được đón nhận nồng nhiệt. Một bài đánh giá ẩn danh trên một tạp chí có ảnh hưởng đã khuyến nghị “anh ấy nên từ bỏ thơ ca ngay lập tức và sử dụng tài năng đáng kể cũng như những cơ hội tuyệt vời của mình để giải quyết tốt hơn”.
Sự đón nhận trịch thượng đối với tác phẩm của anh vừa làm tổn thương lòng kiêu hãnh của vị lãnh chúa trẻ vừa thúc đẩy anh viết một bài phản bác đầy chất thơ. Kết quả, Người đánh giá tiếng Anh và Scotch (1809), là một tác phẩm châm biếm chuyến tham quan đầy sức mạnhhơn 1.000 dòng chửi bới một số nhà thơ nổi tiếng nhất (bao gồm Wordsworth, Coleridge, và Walter Scott) và các nhà phê bình thời đó, tất cả đều bằng những câu đối anh hùng tao nhã gợi nhớ đến người anh hùng thi ca thế kỷ 18 của ông, Alexander Pope. Byron thể hiện mình là một nhà thơ ngây thơ trước đây, người “bây giờ, đã trở nên nhẫn tâm, đã thay đổi từ khi còn trẻ, / (Đã) học cách suy nghĩ và nghiêm khắc nói lên sự thật; / Hãy học cách chế nhạo sắc lệnh khắc nghiệt của những người chỉ trích, / Và bẻ gãy anh ta trên bánh xe mà anh ta dành cho tôi.” Sự hài hước gây chiến này sẽ là đặc điểm của phần lớn thơ sau này của ông.
Năm 1809, Byron bắt đầu chuyến du hành vòng quanh lục địa. Ông đã tạo dựng được một tình cảm sâu sắc với Ý và Hy Lạp – đam mê tình dục đồng giới và gái mại dâm, đồng thời thu thập nguồn cảm hứng cho những bài thơ đã khiến ông trở thành nhà thơ nổi tiếng nhất nước Anh. Khi trở lại Anh vào năm 1812, ông đã xuất bản hai tập đầu tiên của Cuộc hành hương của Childe Harold. Miêu tả chuyến khởi hành của một chàng trai trẻ từ Anh và du hành khắp lục địa, câu chuyện bán tự truyện dài này sử dụng những khổ thơ tương tự mà Edmund Spenser đã sử dụng cho Nữ hoàng thần tiên vào cuối thế kỷ 16, nhưng vì mục đích cấp tiến. Đó là một bài thơ về tinh thần hiệp sĩ dành cho một thời đại không có tinh thần hiệp sĩ, và nó giới thiệu cái mà sau này được gọi là anh hùng Byronic – một chàng trai trẻ rút lui, ấp ủ đang chạy trốn khỏi quá khứ đen tối bí ẩn. Một khổ thơ đầu đặt ra giai điệu:

Ngoài ra anh rình rập trong mơ màng buồn bã,
Và từ quê hương anh quyết tâm ra đi,
Và ghé thăm những vùng đất có khí hậu nóng nực ngoài biển;
Với niềm vui bị đánh thuốc mê, anh gần như khao khát đau khổ,
Và e’en để thay đổi cảnh sẽ tìm kiếm những sắc thái bên dưới.

Thành công của bài thơ đến ngay lập tức, như Byron đã gợi ý trong câu châm ngôn của mình, “Một buổi sáng tôi thức dậy và thấy mình nổi tiếng.” Danh tiếng càng nổi lên khi, trong khoảng thời gian từ 1812-1814, ông xuất bản một số bài thơ được gọi là Truyện phương Đông hoặc Truyện Thổ Nhĩ Kỳ, kết hợp giữa sự lãng mạn và phiêu lưu trong bối cảnh kỳ lạ. Phổ biến nhất trong số này, Corsair (về một Byronic cướp biển đột kích vào cung điện Ottoman, bị bắt và sau đó được một cô gái hậu cung giải cứu), đã bán được hơn 10.000 bản vào ngày nó được xuất bản và trải qua 10 lần xuất bản vào năm 1818.
Người viết tiểu sử Fiona MacCarthy chỉ ra rằng “sự tự hấp thụ, kể lại lịch sử cá nhân và thường đau đớn của mình, là động lực chính trong phần lớn tác phẩm của Byron.” Tuy nhiên, phạm vi của anh ấy rất rộng. Ngoài những lời châm biếm sắc bén và những câu chuyện phiêu lưu sâu rộng, Byron còn có khả năng sáng tác những ca từ lãng mạn sâu sắc (“Cô ấy bước đi trong vẻ đẹp, như màn đêm / Của những vùng đất không mây và bầu trời đầy sao; / Và tất cả những gì tuyệt vời nhất của bóng tối và ánh sáng / Gặp nhau trong cô ấy khía cạnh và đôi mắt của cô ấy”) và những nghiên cứu về nhân vật đáng chú ý. Một số bài thơ và đoạn văn về Napoléon của ông mang đến những hiểu biết sâu sắc hơn về nhân vật này so với bộ phim tiểu sử dài hai tiếng rưỡi gần đây của Ridley Scott. Hãy xem xét mô tả này, từ Canto III của Cuộc hành hương của Childe Harold:

Ở đó có người vĩ đại nhất cũng như người tồi tệ nhất bị chìm,
Tâm hồn ai trái ngược nhau
Một khoảnh khắc mạnh mẽ nhất, và một lần nữa
Trên những vật nhỏ có độ cứng cố định,
Cực đoan trong mọi thứ! Nếu bạn ở giữa,
ngai vàng của bạn vẫn là của bạn, hoặc chưa bao giờ.

Byron, nếu không muốn nói là cực đoan trong mọi việc, thì chắc chắn cũng như vậy trong đời sống tình cảm của anh. Mối tình khét tiếng đầu tiên của anh ấy – trùng với thời điểm anh ấy bắt đầu nổi tiếng vào năm 1812 – là với Lady Caroline Lamb, người sau này đã ban cho Byron khẩu hiệu có thể đã được nhà báo của một ban nhạc rock dựng lên: “điên rồ, xấu xa và nguy hiểm khi biết”. Sau khi ngoại tình với chị gái cùng cha khác mẹ Augusta, anh kết hôn với Annabella Millbank vào mùa xuân năm 1815. Họ có một cô con gái vào tháng 12 năm đó nhưng Lady Byron đã rời bỏ anh vào đầu năm sau. Trà mà cô làm đổ—loạn luân, kê gian, điên rồ và đồi trụy nói chung—đã làm hoen ố danh tiếng của ông và cùng với khoản nợ đáng kể, đã buộc ông phải chạy trốn khỏi nước Anh vào năm 1816.
Byron đã đi du lịch trong vài tháng. Ông nổi tiếng đã dành tháng 6 năm đó gần Hồ Geneva cùng với các nhà văn đồng nghiệp Percy Bysshe Shelley và Mary Shelley, cũng như với chị gái của Mary là Claire Claremont (người mà Byron cũng sẽ sớm có một đứa con) trước khi biến Ý thành quê hương của mình. Ở đó, anh ta tiếp tục con đường dâm ô của mình trước khi ổn định cuộc sống – mặc dù với một phụ nữ đã có gia đình. Byron gây tai tiếng ngay cả khi anh chung thủy một vợ một chồng.
Trong thời gian chờ đợi, anh ấy viết thêm nhiều câu chuyện phiêu lưu lấy bối cảnh trên lục địa và nhiều tập truyện về Childe Harold sáng tác những vở kịch đầy nội dung khiêu khích và châm biếm các nhà thơ đối thủ, viết vô số lá thư và say mê viết một cuốn hồi ký gây tai tiếng đến mức bạn bè và nhà xuất bản của ông đã đốt nó sau khi ông qua đời. Ngoài ra còn có thành tựu lớn nhất của ông: bộ truyện tranh sử thi chưa hoàn thành Don Juan.
Những canto đầu tiên của Don Juan được xuất bản vào năm 1819. Giống như Childe Haroldđó là một câu chuyện thú vị, lạc đề về chuyến du lịch khắp châu Âu của một chàng trai trẻ. Và mặc dù giọng điệu của nó hài hước hơn và người anh hùng của nó bớt u sầu hơn, Byron một lần nữa kết hợp giữa bản năng bảo thủ về truyền thống thơ ca với tư tưởng chính trị cấp tiến. Quả thực, kiến ​​thức và sự thông thạo các truyền thống nghệ thuật của ông đã làm cho chủ nghĩa cấp tiến của ông trở nên mạnh mẽ hơn. Don Juan phỏng theo một dạng thơ gọi là vần thứ támtheo truyền thống gắn liền với sử thi hiệp sĩ Ý thời Phục hưng, nhằm mục đích châm biếm. Đoạn thơ sau nói về việc giáo dục tôn giáo của Juan tiêu biểu cả về hình thức lẫn nội dung:

Những bài giảng ông đọc và những bài giảng ông chịu đựng,
Và các bài giảng và cuộc đời của tất cả các vị thánh,
Đến Jerome và Chrysostom inured;
Anh ấy đã không thực hiện những nghiên cứu về sự kiềm chế như vậy.
Nhưng làm thế nào để có được niềm tin và sau đó được bảo hiểm,
Vì vậy, không phải là một trong những loại sơn nói trên
Như Thánh Augustinô trong hoàn cảnh tốt đẹp của mình Lời thú tội,
Điều đó khiến người đọc phải ghen tị với những hành vi vi phạm của anh ấy.

Những vần điệu nữ tính ở sáu dòng đầu (chịu đựng / được bảo hiểm / được bảo hiểm) giữ cho khổ thơ nhẹ nhàng mặc dù cấu trúc câu phức tạp của nó. Câu đối cuối cùng, một vần điệu nữ tính khác, khơi dậy sự hài hước—và chủ nghĩa hoài nghi—về nhà.
Sự bất kính chạy khắp nơi Don Juanbắt đầu bằng tên của nhân vật tiêu đề: để phù hợp với nhịp điệu và sơ đồ vần của bài thơ, nó phải được phát âm là “Joo-one” hoặc “Joo-wan” được viết bằng tiếng Anh. Ngoài ra còn có hành vi của người anh hùng. Ở trước phiên bản của câu chuyện Don Giovanninhân vật chính từng là một kẻ phóng túng, quyến rũ phụ nữ và bị trừng phạt vì tội lỗi của mình; Byron biến anh thành một chàng trai ngây thơ quyến rũ.
Sau khi Juan bị bắt gặp trên giường với một phụ nữ đã có gia đình, mẹ anh gửi anh từ Tây Ban Nha “để sửa chữa những đạo đức cũ hoặc thay đổi đạo đức mới”. Bài thơ kể lại những tai nạn, cuộc phiêu lưu và sự việc tiếp theo, bao gồm một vụ đắm tàu, cuộc chạm trán với tục ăn thịt người, chế độ nô lệ, cuộc bao vây quân sự, triều đình và tu viện ma quái. Câu chuyện, giống như Juan, liên tục bị trì hoãn — người kể chuyện thừa nhận, “Tôi phải sở hữu, / Nếu tôi có bất kỳ lỗi nào, thì đó là sự lạc đề” —và Byron sử dụng những đoạn ngắt quãng này để bình luận về thói đạo đức giả về mặt đạo đức và chính trị ở thời đại của anh ấy. Sau những khổ đầu của bài thơ bị chỉ trích vì coi thường con người, người kể chuyện của Byron đã tự đặt mình vào truyền thống của những nhà văn vĩ đại, những người tin rằng “cuộc đời này không đáng một củ khoai tây”. Anh ấy hỏi, “Tôi có phải kiềm chế mình bằng nỗi sợ hãi xung đột / Kiềm chế sự hư vô của cuộc sống không?”
Tuy nhiên, Byron không phải là người theo chủ nghĩa hư vô tuyệt đối. Giống như nhiều bài thơ của ông, Don Juan được truyền tải khát vọng cộng hòa: “’Chúa cứu nhà vua!’ và các vị vua!, / Vì nếu không, tôi nghi ngờ liệu con người có còn sống lâu hơn nữa không— / Tôi nghĩ tôi nghe thấy tiếng chim nhỏ hót/ Người dân dần dần sẽ mạnh mẽ hơn.” Ông coi Công tước Wellington là “Kẻ phản diện”, nhưng lại ca ngợi những vị tướng như “Leonidas và Washington, / Mỗi chiến trường đều là thánh địa, / Nơi mang hơi thở của các quốc gia được cứu, chứ không phải thế giới bị hủy diệt. / Những tiếng vang ấy nghe thật ngọt ngào làm sao.”
Byron viết những dòng sau vài tháng sau khi quân đội Ottoman tàn sát 25.000 người Hy Lạp trong vụ thảm sát Chios. Năm đó (bao gồm cả cái chết của cô con gái 5 tuổi của Byron và cái chết của người bạn Percy Shelley của anh), Byron quyết tâm hỗ trợ người Hy Lạp trong cuộc đấu tranh giành độc lập của họ, cuối cùng du hành đến Hy Lạp và có lúc chỉ huy một cuộc tàn sát- gắn thẻ nhóm chiến binh.
Nhưng anh chưa bao giờ chứng kiến ​​trận chiến. Sau khi cưỡi ngựa trong cơn bão, Byron bị sốt nặng và nằm viện nhiều ngày. Vào ngày 19 tháng 4 năm 1824, ông qua đời ở tuổi 36, chỉ vài tuần sau khi hoàn thành bản cantos cuối cùng của Don Juan đã được xuất bản.
Thật an ủi khi tin rằng cái chết của Byron đến sớm như vậy, bối cảnh của nó chứng tỏ rằng anh ta đã trưởng thành từ một Lothario ích kỷ, một kẻ cấp tiến vô cớ, trở thành một nhà quý tộc vị tha và thực sự cao quý. Walter Scott đã điếu văn: “Tiếng nói của sự đổ lỗi chính đáng và sự chỉ trích ác ý, ngay lập tức bị im lặng; và chúng tôi cảm thấy gần như thể ánh sáng vĩ đại của Thiên đường đột nhiên biến mất khỏi bầu trời.” Ngay cả khi đã cách xa hai thế kỷ, và ngay cả khi cuộc sống cá nhân của ông vẫn còn nhiều tai tiếng, thì sự sống động, hài hước, đam mê và sự xuất sắc về mặt hình thức trong thơ Byron vẫn khiến người ta kinh ngạc.

Source link

Từ Sonnets đến Haiku: Camera AI này có thể tạo ra những bài thơ chỉ bằng một cú nhấp chuột

Published By : Anjali Raja


Vào một ngày tươi sáng, một người đàn ông tiếp cận một nhóm bạn tại Công viên Quảng trường Washington. Nhóm trả lời có theo yêu cầu của người đàn ông, ‘nếu anh ta có thể chụp ảnh họ.’

Người đàn ông lôi ra thứ trông giống như một chiếc máy ảnh Polaroid và bấm bấm.

Có một khoảng im lặng ngắn ngủi, sau đó máy ảnh bắt đầu in.
Khiến khán giả sửng sốt, máy ảnh đã in một bài thơ thay vì một bức ảnh. Người đàn ông cầm tờ giấy nhỏ in sẵn giữa các ngón tay và đọc:

“On wooden boards  A painted line of souls Parallel parked in a  Patch of quiet green Hush dipped laughter  Sifting through leaf canopies As crumbs crumble  From paper-wrapped parcels Bare legs brush against  Cool arms of metal As the sun filters through  The dappled dance of leaves A stolen hat whirls  Teasing in the breeze Friendship like brief shadows  Folding into silver beams”.

Người đàn ông đó là Ryan Mather. Anh ấy đã đồng phát triển máy ảnh Thơ hỗ trợ AI với người bạn Kelin Carolyn Zhang. Cả Kelin và Ryan đều là nhà thiết kế có trụ sở tại New York. Chiếc máy ảnh này do Kelin và Ryan phát triển như một dự án thú cưng, trông giống như một chiếc máy ảnh Polaroid đối với con mắt khiêm tốn.
Máy ảnh này có một máy tính bảng đơn có tên Raspberry Pi và được cung cấp bởi GPT-4 LLM của OpenAI. Nó có thể phân tích hình ảnh để tìm các mẫu hình ảnh như màu sắc, hoa văn và thậm chí cả chủ thể cũng như cảm xúc của chúng trong một bức ảnh nhất định và tạo ra thơ dựa trên những bức ảnh đó.

Trò chơi tưởng tượng đến thơ ca

Người dùng cũng có thể chọn loại thơ mà họ mong muốn – thơ tự do, sonnet hoặc thậm chí là Haiku. Những bài thơ do máy ảnh tạo ra, được in trên một tờ giấy nhỏ, cũng được lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số trên thiết bị.
Trong một tuyên bố, Zhang và Mather giải thích rằng lần đầu tiên họ có quyền truy cập vào GPT-3 LLM và sử dụng nó để tạo lời nhắc chơi Dungeons and Dragons. Ngay sau đó, họ quyết định tạo ra một chiếc máy ảnh có công nghệ tương tự. Họ tin rằng nó có thể khai thác văn hóa đại chúng và phương tiện truyền thông xã hội để tạo ra thơ ca. Thế là cuộc hành trình của Máy Ảnh Thơ đã bắt đầu.
Các nhà phát triển tin rằng máy ảnh sẽ hỗ trợ thu hẹp khoảng cách giữa công nghệ và nghệ thuật. Trong một bài đăng trên Instagram giới thiệu về máy ảnh, Ryan nhận xét rằng đây là một cách chụp ảnh mới, trong đó thay vì tập trung vào tính thẩm mỹ, “bạn phải tập trung vào cảm giác ở đó”.

Bất cứ ai cũng có thể làm được!

Zhang và Mather chưa thương mại hóa chiếc máy ảnh này nhưng họ đã chia sẻ hướng dẫn phát triển nó trên trang web của mình. Vì công nghệ đằng sau nó là nguồn mở nên bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nó.
Ý tưởng đằng sau Máy ảnh Thơ chắc chắn là độc đáo. Những mô hình như thế này có thể giúp phát triển AI sáng tạo và tăng cường tương tác giữa con người và AI.

<

p style=”text-align: justify;”>Source link

Các giọt tổng hợp gây khuấy động món súp nguyên thủy: Nghiên cứu hóa hướng giải đáp các câu hỏi về chuyển động sinh học

by Okinawa Institute of Science and Technology


Bài viết này đã được xem xét theo Science X’s quá trình biên tập chính sách. biên tập viên đã nêu bật các thuộc tính sau đồng thời đảm bảo độ tin cậy của nội dung:

đã được kiểm tra thực tế |  ấn phẩm được bình duyệt |  nguồn đáng tin cậy | hiệu đính

Các giọt tổng hợp chứa enzyme urease xúc tác quá trình phân hủy urê thành amoniac, có giá trị pH cao. Các giọt di chuyển do độ pH, từ thấp đến cao, do hiệu ứng Marangoni. Tín dụng: OIST

Các giọt tổng hợp chứa enzyme urease xúc tác quá trình phân hủy urê thành amoniac, có giá trị pH cao. Các giọt di chuyển do độ pH, từ thấp đến cao, do hiệu ứng Marangoni. Tín dụng: OIST

Cơ thể chúng ta được tạo thành từ hàng nghìn tỷ tế bào khác nhau, mỗi tế bào thực hiện chức năng riêng của mình để duy trì sự sống. Làm thế nào các tế bào di chuyển bên trong những hệ thống cực kỳ phức tạp này? Làm sao họ biết phải đi đâu? Và làm thế nào mà chúng lại trở nên phức tạp đến vậy? Những câu hỏi đơn giản nhưng sâu sắc như thế này là trọng tâm của nghiên cứu cơ bản hướng tới sự tò mò, tập trung vào các nguyên tắc cơ bản của các hiện tượng tự nhiên. Một ví dụ quan trọng là quá trình tế bào hoặc sinh vật di chuyển để đáp ứng với các tín hiệu hóa học trong môi trường của chúng, còn được gọi là hóa ứng động.


Một nhóm các nhà nghiên cứu từ ba đơn vị nghiên cứu khác nhau tại Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa (OIST) đã cùng nhau trả lời các câu hỏi cơ bản về hóa hướng động bằng cách tạo ra các chất tổng hợp. bắt chước các hiện tượng trong phòng thí nghiệm, cho phép họ cô lập, kiểm soát và nghiên cứu các hiện tượng một cách chính xác.
Kết quả của họ giúp ích về nguyên lý chuyển động trong các hệ thống sinh học đơn giản, đã được công bố trên tạp chí Tạp chí của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Alessandro Bevilacqua cho biết: “Chúng tôi đã chứng minh rằng có thể làm cho các giọt protein di chuyển thông qua các tương tác hóa học đơn giản”. sinh viên trong Đơn vị Tiến hóa và Kỹ thuật Protein và là đồng tác giả đầu tiên của bài báo. Giáo sư Paola Laurino, trưởng đơn vị và tác giả cao cấp. Laurino cho biết thêm rằng họ “đã tạo ra một hệ thống đơn giản mô phỏng một hiện tượng rất phức tạp và có thể được điều chỉnh thông qua hoạt động của enzym”.

Các giọt nước di chuyển như thế nào và điều gì quyết định hướng của chúng? Mỗi giọt màu xanh lá cây chứa rất nhiều protein cũng như một loại enzyme làm tăng giá trị pH bên trong và xung quanh giọt, điều này có thể dẫn đến câu trả lời cho những câu hỏi này. Tín dụng: OIST

Căng thẳng trên bề mặt
Mặc dù quá trình tạo ra các giọt nước nghe có vẻ không phải là nhiệm vụ phức tạp nhất, nhưng việc bắt chước các quá trình sinh học càng gần với thực tế càng tốt trong khi vẫn kiểm soát chính xác tất cả các biến số thì chắc chắn là như vậy. Các giọt tổng hợp, không có màng chứa hàm lượng BSA protein bò rất cao để mô phỏng điều kiện đông đúc bên trong tế bào, cũng như urease, một loại enzyme xúc tác sự phân hủy urê thành amoniac.

Amoniac có tính bazơ, nghĩa là nó có giá trị pH cao. Khi enzyme dần dần xúc tác quá trình sản xuất amoniac, nó sẽ khuếch tán vào dung dịch, tạo ra một ‘quầng sáng’ có độ pH cao hơn xung quanh giọt nước, từ đó cho phép các giọt nước phát hiện các giọt nước khác và di chuyển về phía nhau.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chìa khóa để hiểu được tính chất hóa học của các giọt nước là độ pH, vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho hiệu ứng Marangoni, mô tả cách các phân tử di chuyển từ vùng có sức căng bề mặt cao đến vùng có sức căng bề mặt thấp.
Sức căng bề mặt là thước đo năng lượng cần thiết để giữ các phân tử ở bề mặt lại với nhau, giống như keo. Khi độ pH tăng, chất keo này yếu đi, khiến các phân tử giãn ra và làm giảm sức căng bề mặt, từ đó giúp các phân tử di chuyển dễ dàng hơn. Bạn có thể thấy điều này bằng cách thêm xà phòng có độ pH cao vào một đầu của bồn nước tĩnh: nước sẽ chảy về phía cuối cùng của xà phòng do hiệu ứng Marangoni.
Khi hai giọt tổng hợp ở đủ gần, quầng sáng của chúng tương tác, làm tăng độ pH trong môi trường giữa chúng, khiến chúng chuyển động cùng nhau. Bởi vì sức căng bề mặt vẫn còn mạnh ở hai đầu đối diện của các giọt nước nên chúng giữ nguyên hình dạng cho đến khi các bề mặt chạm vào nhau và lực kết dính bên trong các giọt vượt qua sức căng bề mặt, khiến chúng hợp nhất lại. Vì những giọt lớn hơn vừa tạo ra nhiều amoniac hơn vừa có diện tích bề mặt lớn hơn (làm giảm sức căng bề mặt), chúng thu hút những giọt nhỏ hơn chính chúng.

Các mô hình số cho thấy điều gì xảy ra khi quầng sáng của hai giọt tổng hợp tương tác với nhau. Độ pH trong không gian giữa các giọt cao hơn (và sức căng bề mặt thấp hơn), khiến các giọt di chuyển về phía nhau trong khi vẫn giữ hình dạng hình cầu, vì độ pH bên trong các giọt thấp hơn, cho đến khi chúng gặp nhau và hợp nhất. Những giọt lớn hơn thu hút những giọt nhỏ hơn. Tín dụng: OIST

Hợp tác về súp cổ xưa và công nghệ sinh học trong tương lai
Nhờ sự phát triển của những giọt nước này, các nhà nghiên cứu đã đạt được tiến bộ trong việc trả lời các câu hỏi cơ bản về chuyển động sinh học – và khi làm như vậy, họ đã hiểu rõ hơn về chuyển động có định hướng của các dạng sống sớm nhất trong hỗn hợp nguyên thủy hàng tỷ năm trước, như cũng như dẫn đầu trong việc tạo ra các vật liệu mới lấy cảm hứng từ sinh học.

Kiến thức của chúng ta về sự sống cách đây hàng tỷ năm rất mờ nhạt. Một giả thuyết nổi bật là sự sống bắt nguồn từ đại dương, khi các phân tử hữu cơ dần dần tập hợp lại và trở nên phức tạp hơn trong một ‘súp nguyên thủy’—và điều này có thể được tạo điều kiện thuận lợi nhờ hóa hướng động thông qua hiệu ứng Marangoni.
Giáo sư Laurino nói: “Sẽ có lợi cho các giọt nước nếu có cơ chế di chuyển này trong bối cảnh nguồn gốc giả định của sự sống”. Sự di chuyển này có thể đã kích hoạt sự hình thành các con đường trao đổi chất nguyên thủy, nhờ đó các enzyme xúc tác nhiều loại chất mà cuối cùng tạo ra một gradient hóa học điều khiển các giọt lại với nhau, dẫn đến các cộng đồng lớn hơn và phức tạp hơn.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra những tiến bộ về mặt thời gian, cung cấp những thông tin dẫn đầu về công nghệ mới. Alessandro Bevilacqua gợi ý: “Một ví dụ là việc tạo ra các vật liệu có khả năng phản hồi lấy cảm hứng từ sinh học”. “Chúng tôi đã chỉ ra cách các giọt đơn giản có thể di chuyển nhờ gradient hóa học. Ứng dụng trong tương lai của điều này có thể là các công nghệ cảm nhận hoặc phản ứng với gradient hóa học, ví dụ như trong robot vi mô hoặc phân phối thuốc”.
Dự án bắt đầu trong thời kỳ đại dịch coronavirus, khi một thành viên của Đơn vị Tiến hóa và Kỹ thuật Protein đang bị cách ly cùng với một thành viên của Đơn vị Dòng chảy và Chất lỏng Phức hợp. Cả hai bắt đầu nói chuyện, và mặc dù hai đơn vị thuộc hai lĩnh vực khác nhau—hóa sinh và cơ học—dự án đã phát triển song song. Cuối cùng, các thành viên từ Đơn vị Vi mô/Bio/Nanofluidics đã tham gia dự án với các phép đo phức tạp về các giọt nước’ .

Môi trường nghiên cứu phi kỷ luật độc đáo tại OIST đã xúc tác cho sự hợp tác. Như Giáo sư Laurino đã nói: “Dự án này có thể không bao giờ tồn tại nếu chúng tôi bị chia cắt bởi các phòng ban. Đó không phải là một sự hợp tác dễ dàng vì chúng tôi truyền đạt lĩnh vực của mình theo những cách rất khác nhau—nhưng việc gần gũi về mặt vật lý khiến việc hợp tác trở nên dễ dàng hơn đáng kể.”
Alessandro Bevilacqua cho biết thêm, “Yếu tố cà phê rất quan trọng. Việc có thể ngồi lại với các thành viên khác trong đơn vị khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn nhiều.” Sự hợp tác của họ không dừng lại ở đây—đúng hơn, bài viết này là sự khởi đầu cho mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa ba đơn vị.
Giáo sư Laurino nói: “Chúng tôi thấy rất nhiều sức mạnh tổng hợp trong công việc của mình và chúng tôi làm việc hiệu quả và năng suất cùng nhau. Tôi không thấy lý do tại sao chúng tôi nên dừng lại”. Nhờ nỗ lực tổng hợp của ba đơn vị mà giờ đây chúng ta biết nhiều hơn về những chuyển động nhỏ nhất của cuộc sống ở quy mô nhỏ nhất, sớm nhất và có thể là trong tương lai.

Thêm thông tin: Mirco Dindo và cộng sự, Tương tác hóa học thúc đẩy sự di chuyển của các giọt hoạt động không màng, Tạp chí của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (2024). DOI: 10.1021/jacs.4c02823
Thông tin tạp chí: Tạp chí của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ

<

p style=”text-align: justify;”>
Source link

Khám phá văn hóa Việt Nam qua “Tiểu luận nghệ thuật An Nam”

0

Cuốn sách “Tiểu luận về nghệ thuật An Nam” của Louis Bezacier do Nha Nam xuất bản, gồm 7 bài nói chuyện và một tập sách kèm slide được thực hiện tại Bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội), dưới sự bảo trợ của Hội Bạn bè Việt Nam. Viện Viễn Đông.Khám phá văn hóa Việt Nam qua “Tiểu luận nghệ thuật An Nam”

Đây là tài liệu quý giá không chỉ dành cho những người yêu nghệ thuật mà còn dành cho những ai quan tâm đến văn hóa, lịch sử Việt Nam. “Tiểu luận về nghệ thuật An Nam” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1944 và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Cuốn sách cung cấp một cái nhìn toàn diện và có hệ thống về nghệ thuật Việt Nam từ thời tiền sử đến thời hiện đại.

Louis Bezacier (1906-1966), học tại Trường Mỹ thuật Paris từ năm 1926, là một trong số ít học giả đặt nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Việt Nam. Anh tự nhận thức được công việc mình làm là nhặt từng viên ngọc lên, so sánh, đối chiếu, đánh giá, miêu tả, phân tích rồi tổng hợp để tạo nên một chuỗi tác phẩm nghệ thuật An Nam. Bezacier đã đưa ra một góc nhìn rộng rãi khi nhìn hiện vật bằng con mắt đa chiều, đa văn hóa.

Louis Bezacier muốn thể hiện qua những trang viết này rằng nghệ thuật xứng đáng được nhiều hơn thế. Đây là mục tiêu chung: cố gắng lĩnh hội và hiểu nghệ thuật An Nam; nghiên cứu không chỉ nguồn gốc và sự phát triển của nó mà còn cả những ảnh hưởng đa dạng mà nó nhận được.

Từ nghiên cứu của Louis Bezacier, các học giả Việt Nam thế kỷ 20 đã phát triển hàng loạt chuyên luận như “Mỹ thuật thời Lý”, “Mỹ thuật thời Trần”, “Mỹ thuật thời Lê”, “Mỹ thuật thời Lê”. Mỹ thuật thời Lê”, “Mỹ thuật thời Mạc” của Viện Mỹ thuật, “Mỹ thuật Việt Nam” của Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thương… Bước sang thế kỷ 21, là cuốn sách “Mỹ thuật Việt Nam” 1009-1945″ của Kerry Nguyễn-Long (Nhà xuất bản Thế giới, 2013), “L’envol du dragon-Art royal du Vietnam” (Musée National des Arts Asiatiques – Guimet, Paris, 2014), “Nguyen Fine Arts” của Nguyễn Hữu Thông (Nxb Tổng hợp TP.HCM, 2019).

Tiểu luận nghệ thuật An Nam còn là hành trình khám phá văn hóa, tinh thần của con người Việt Nam. Bằng việc kết hợp những nghiên cứu chuyên sâu với nhận thức tinh tế và niềm đam mê nghệ thuật của Louis Bezacier, cuốn sách này mở ra một cánh cửa mới để độc giả tìm hiểu thêm về vẻ đẹp và giá trị của nghệ thuật.

Louis Bezacier học tại Trường Mỹ thuật Paris từ năm 1926 và tham gia các lớp học kiến ​​trúc tại xưởng Defrasse-Madeline từ năm 1931-1932. Ông đến Hà Nội ngày 3/10/1935, đảm nhận vai trò bảo tồn các công trình ở Bắc Kỳ, miền Trung lúc bấy giờ. Ông còn tham gia trùng tu, nghiên cứu một số tác phẩm cổ, trong đó có việc xác định một phong cách mới: nghệ thuật Đại La (thế kỷ 11-12).

Louis Bezacier có một số công trình tiêu biểu như “L’Architecture religieuse au Tonkin” (Kiến trúc tôn giáo ở Bắc Kỳ, 1938), “L’art et les Constructions militaires annamites” (Công trình kiến ​​trúc nghệ thuật và quân sự ở Bắc Kỳ, 1938). Nam, 1941), “Le panthéon bouddhique des pagodes du Tonkin” (Những ngôi chùa Phật giáo ở Bắc Kỳ, 1943), “Essais sur l’art annamite” (Tiểu luận về nghệ thuật An Nam, 1943), “L’art vietnamien” (Tiếng Việt Nghệ thuật, 1955).

Theo nhandan.vn

Source link

Langston Hughes đã viết một bài thơ về cử tri da đen ở Miami. Tại sao nhiều người trong chúng ta không biết? | Ý kiến

0
Tom Dolphens/Star file illustration

Nadege Green là người sáng lập Black Miami-Dade, một tổ chức lịch sử và kể chuyện nhằm dân chủ hóa việc tiếp cận lịch sử địa phương của người da đen. Cô ấy là một nhà báo từng đoạt giải thưởng bài viết đã xuất hiện trên Harper’s Bazaar, The Atlantic và WLRN News.


Tôi được biết rằng Langston Hughes đã viết một bài thơ về cử tri Da đen ở Miami khi đang nghiên cứu một câu chuyện cách đây sáu năm. Trong “The Ballad of Sam Solomon”, Hughes ghi lại cách cư dân Overtown Samuel B. Solomon và những người hàng xóm của ông đã thách thức Ku Klux Klan của Miami bằng cách bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 1939 của thành phố. Bài thơ mở đầu bằng:

Sam Solomon đã nói,/Bạn có thể gọi Klan/Nhưng chắc hẳn bạn đã quên/Người da đen là NGƯỜI.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Miami. Tại sao trước đây tôi chưa từng biết đến bài thơ này? Tôi tự hỏi tại sao khoảnh khắc lịch sử này của những cử tri Da đen khiến đất nước này sống theo lý tưởng dân chủ của nó lại không được biết đến nhiều hơn – mặc dù bài thơ được đặt ngay tại đây, được viết bằng lời lẽ trữ tình của các Langston Hughes, nhân vật văn học nổi tiếng của thời kỳ Phục hưng Harlem.
Tôi bắt đầu nghiên cứu về Solomon, người da đen đầu tiên tranh cử vào ghế ủy ban thành phố Miami. Ông là chủ tịch của Liên đoàn Dịch vụ Công dân Da đen và là chủ một nhà tang lễ. Solomon khuyến khích những người hàng xóm của mình bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ của thành phố ngay cả khi các mối đe dọa từ Klan tràn vào Overtown, hay Thị trấn Da màu như tên gọi lúc đó. Một năm trước, Florida đã bãi bỏ thuế bầu cử mang tính phân biệt đối xử, một rào cản đắt giá đối với cử tri Da đen.
Bọn bánh quy nói, Sam,/Nếu anh mang theo thứ này,/Không biết phải làm gì/Chúng tôi sẽ làm gì với anh.
Trước cuộc bầu cử, Solomon ngồi trong nhà với khẩu súng trường Winchester được bôi đầy dầu trên đùi. Hàng chục cư dân Thị trấn Da màu cũng tự trang bị vũ khí. Tôi tưởng tượng họ gặp nhau trong im lặng, lên chiến lược về cách bảo vệ nhà cửa và gia đình của mình nếu những kẻ khủng bố da trắng trùm đầu tấn công.
Buổi tối trước Ngày bầu cử, những người đàn ông đeo mặt nạ, mặc áo choàng trắng đã diễu hành khoảng 70 ô tô và xe tải qua Thị trấn Da màu. Klan của Miami đã đốt cháy 25 cây thánh giá bằng gỗ, mạo phạm các góc phố trong khu phố dành cho người da đen tách biệt. Họ rải rác trên đường phố với những tờ rơi có chữ ký của KKK có nội dung: “Những công dân da đen đáng kính sẽ không bỏ phiếu vào ngày mai – N—— hãy tránh xa các cuộc bỏ phiếu.”
Và đối diện với một khu vực bỏ phiếu, họ treo một hình nộm có kích thước thật bằng thòng lọng, mặc áo phông có dòng chữ, “Cái này —– đã bỏ phiếu.”
Trước năm 1939, số phiếu bầu kỷ lục của người da đen trong một cuộc bầu cử sơ bộ ở thành phố Miami là 150. Một ngày sau cuộc diễu hành Klan, hơn 1.400 cử tri da đen đã bỏ phiếu, con số lớn nhất từ ​​trước đến nay của cư dân da đen trong lịch sử Miami vào thời điểm đó.
Những người bẻ khóa nghĩ/Ku Klux thật cứng rắn—/Nhưng những người da đen ở Miami/gọi họ là trò lừa bịp.
Trong một cuộc phỏng vấn sau cuộc bầu cử, Solomon nói: “Những chiếc áo choàng mà chúng tôi nhìn thấy họ mặc chỉ khiến chúng tôi nghiến răng quyết tâm bỏ phiếu. Chúng tôi đã nói với Miami rằng chúng tôi đã quyết định thách thức Klan vì quyền dân chủ hợp pháp của mình.”
Sam Solomon nói,/Hãy đi ra khỏi Klan của bạn—/Nhưng chắc hẳn bạn đã quên/Người da đen là ĐÀN ÔNG.
Tháng Tư là tháng thơ quốc gia. Gần đây tôi đã tổ chức một buổi diễn thuyết tại Red Rooster Pool Hall của Overtown để mời người dân Miami tìm hiểu về bài thơ này. Hợp tác với Maven Leadership Collective và là một phần của Lễ hội thơ O, Miami, các thành viên cộng đồng được mời đọc những bài thơ phản kháng và thách thức của chính họ.
Năm 1939, cư dân da đen thực hiện quyền bầu cử của mình bất chấp các chiến thuật đàn áp của Jim Crow. Miami đã thu hút sự chú ý trong nước và quốc tế. Tạp chí Life đã in một loạt ảnh về cuộc diễu hành ở Miami Klan và lượng cử tri da đen đi bỏ phiếu đông đảo sau đó. Người Mỹ gốc Phi đầu tiên đoạt giải Nobel Hòa bình, Ralph Bunche (người được đặt tên theo Công viên Bunche ở Vườn Miami), đã gọi Solomon là một “tấm gương ngoạn mục” về khả năng lãnh đạo ở miền Nam.
Hôm nay, vào năm 2024, nhiệm vụ của chúng ta là chống lại sự mất giá của lịch sử người da đen ở địa phương – và hãy ghi nhớ.
Khi tôi làm việc để tạo ra các tài liệu in miễn phí về những câu chuyện về cuộc kháng chiến của người da đen ở Miami, tôi không quên rằng không có dấu ấn lịch sử công cộng hay tượng đài nào về Sam Solomon và những cử tri da đen ở Overtown, những người đã làm nên lịch sử và truyền cảm hứng cho Langston Hughes.
Cần phải có.

<

p style=”text-align: justify;”>Source link

Nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng

Đặt vấn đề

Tăng trưởng kinh tế luôn được coi là thước đo phát triển kinh tế đất nước, là mục tiêu hướng đến trong quá trình phát triển. Vì thế, các quốc gia đều rất quan tâm đến các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế, trong đó có FDI. Vốn FDI là một trong những yếu tố quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Tác động của vốn FDI đến phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam đã được thực tế chứng minh. Song song với quá trình toàn cầu hóa, vị trí của FDI càng trở nên quan trọng hơn.

Với Việt Nam, FDI lại càng có ý nghĩa hơn trong việc cung cấp công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý, quy mô sản xuất mở rộng, tạo ra năng lực sản xuất mới, tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Do đó, tác giả đã chọn vấn đề tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng để nghiên cứu.  
Cơ sở lý thuyết
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có khá nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới dùng phương pháp định lượng để lượng hóa và kiểm định việc đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Ghirmay và cộng sự (2001) đã phân tích nguyên nhân đa biến dựa trên mô hình hồi quy để nghiên cứu quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng cho 19 nước đang phát triển, kết quả cho thấy thúc đẩy xuất khẩu sẽ thu hút FDI và tăng GDP của những nước này. Laura Alfaro (2003) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và năng suất lao động bằng phương pháp hồi quy với số liệu hỗn hợp nhằm khảo sát mối quan hệ giữa FDI và năng suất lao động ở những ngành khác nhau tại 47 quốc gia trong thời kì 1981 – 1999 và kết luận rằng FDI có tác động tích cực tới năng suất lao động ngành chế biến, nhưng lại tác động tiêu cực tới tăng trưởng ngành công nghiệp khai khoáng.
Hay các nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hoa (2004); Nguyễn Thị Liên Hoa (2002) thời kì 1996 – 2001; Trịnh Hoài Nam, Nguyễn Mai Quỳnh Anh (2015) giai đoạn 1990 – 2013; Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Hoa (2019) giai đoạn 1988 – 2017 đều có kết luận chung rằng FDI có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Phạm Thái Anh Thư (2014) sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, điều tra bằng bảng hỏi và kết luận tác động của FDI đến GRDP của Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004 – 2013 còn thấp.
Nguyễn Hồng Hà (2015) với nghiên cứu ở tỉnh Trà Vinh thời kì 1999 – 2013 đã sử dụng mô hình tự hồi quy Vector (VAR) và kết luận việc thu hút FDI có tác động tới tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh còn khiêm tốn, chỉ duy trì tăng nguồn vốn trong giai đoạn đầu, đến giai đoạn sau tác động không tốt đến tăng trưởng và ngược lại.
Nguyễn Thị Hằng và các cộng sự (2020) với phương pháp bình phương tối thiểu đã kết luận vốn FDI có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2019, khi có 1 đồng FDI đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên, thì GRDP tăng 0.721 đơn vị.
Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, sử dụng phương pháp định tính hoặc định lượng với mức độ và chiều hướng tác động khác nhau, nhưng chưa có nghiên cứu nào về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới tăng trưởng kinh tế của TP. Hải Phòng.
Vì vậy, tác giả chọn chủ đề này nhằm phân tích ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế của TP. Hải Phòng bằng phương pháp hồi quy dữ liệu. Đây là thành phố trong nhiều năm gần đây có xếp hạng cao về thu hút FDI tại Việt Nam, nhưng lại chưa có đánh giá tác động cụ thể của FDI đến sự thay đổi chỉ số phát triển kinh tế của Thành phố.
Lý thuyết về tăng trưởng
Có nhiều lý thuyết về tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu này tác giả dựa trên nền tảng lý thuyết tăng trưởng theo trường phái tân cổ điển kết hợp với lý thuyết tăng trưởng hiện đại.
Theo lý thuyết tăng trưởng của trường phái tân cổ điển, đứng đầu là Alfred Marshall (1842 – 1924), ngoài các yếu tố vốn (K), lao động (L), đất đai (R), tiến bộ kỹ thuật (T) là yếu tố cơ bản tác động lên tăng trưởng kinh tế; vốn có thể thay thế được nhân công. Các nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng kinh tế thông qua hàm sản xuất: Y = f(L,K,R,T) (Y: đầu ra; L: số lượng lao động, K: vốn; R: nguồn tài nguyên thiên nhiên; T: Khoa học công nghệ).
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại ủng hộ nền kinh tế hỗn hợp, là sự xích lại gần nhau của 2 trường phái tân cổ điển và lý thuyết của Keynes. Đại diện tiêu biểu cho trường phái này là P.A. Samuelson cho rằng ngoài các yếu tố như lao động, vốn, đất đai thì tiến bộ công nghệ ngày càng trở nên quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Và muốn có kỹ thuật công nghệ tiên tiến phải dựa trên vốn lớn.
Phương pháp và mô hình nghiên cứu
Nguồn và dữ liệu thu thập
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Cục Thống kê Hải Phòng giai đoạn từ năm 2010 đến hết năm 2022, bao gồm số vốn FDI thực hiện theo giá hiện hành, số dự án FDI đăng ký lũy kế được cấp phép còn hiệu lực, số vốn FDI đăng ký lũy kế còn hiệu lực, số doanh nghiệp FDI, số lao động doanh nghiệp FDI, GRDP của TP. Hải Phòng. (Bảng 1)

Bảng 1. Đầu tư FDI và GRDP tại TP. Hải Phòng

Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng
Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng
Mô hình nghiên cứu

Để phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy như sau: GRDP = f(FDI, NODN, NOLD)
GRDP = β0 + β1*FDI + β2 *NODN + β3 *NOLD + e (1)
Trong đó:

  • GRDP:biến phụ thuộc, là tổng sản phẩm quốc nội (theo giá so sánh) của Hải Phòng.
  • FDI, NODN, NOLD: là các biến độc lập tác động đến GRDP, lần lượt là số vốn FDI thực hiện, số doanh nghiệp FDI, số lao động doanh nghiệp FDI.
  • β0:hằng số hồi quy, hay còn được gọi là hệ số chặn. Đây là chỉ số nói lên giá trị của GRDP sẽ là bao nhiêu nếu tất cả các biến độc lập cùng bằng 0.
  • β1, β2, βn:hệ số hồi quy, hay còn được gọi là hệ số góc. Chỉ số này cho biết có bao nhiêu đơn vị GRDP sẽ thay đổi nếu biến độc lập tăng hoặc giảm một đơn vị.
  • e: sai số. Chỉ số này càng lớn, càng khiến cho khả năng dự đoán của hồi quy trở nên kém chính xác hơn hoặc sai lệch nhiều hơn so với thực tế. Sai số trong hồi quy tổng thể hay phần dư trong hồi quy mẫu đại diện cho 2 giá trị, đó là các biến độc lập ngoài mô hình và các sai số ngẫu nhiên.

 
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh để xử lý số liệu, phương pháp thống kê mô tả và sử dụng phần mềm Eviews 10 làm công cụ hỗ trợ phân tích định lượng để tiến hành kiểm định tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của TP. Hải Phòng.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích thực trạng kinh tế ở TP. Hải Phòng
Về số vốn FDI thực hiện (Hình 1)
Hình 1: FDI và tốc độ tăng FDI thực hiện theo giá hiện hành giai đoạn 2010 – 2022

Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng và tính toán của tác giả  
Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng và tính toán của tác giả  

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019, vốn FDI thực hiện có xu hướng tăng lên; tăng cao nhất là năm 2019 với 51,941.43 tỷ đồng; năm 2020 giảm xuống do đại dịch Covid-19 nhưng sang năm 2021 và 2022 bắt đầu tăng trở lại. Tốc độ tăng FDI thực hiện cũng theo cùng chiều hướng tăng ở giai đoạn 2010 – 2019, tăng cao nhất vào năm 2018 với tốc độ 83.34%, năm 2020 bị giảm 22.93%, từ năm 2021 trở đi tăng chậm dần. Hai năm 2010 và 2011, FDI thực hiện chiếm tỷ lệ khiêm tốn với trên 10% tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn Hải Phòng. Nhưng sang năm 2012, tỷ lệ này bắt đầu tăng dần, cụ thể năm 2012 đạt 20.19% và có xu hướng tăng đều đến hết năm 2022 với mức trên dưới 30%, cao nhất là năm 2021 với tỷ lệ là 36.02%
Vốn FDI thực hiện giai đoạn 2010 – 2022 bình quân mỗi năm đạt 26,232.56 tỷ đồng, tăng trung bình 4,659.20 tỷ đồng/năm, tương ứng với 24.70%/năm, cao nhất đạt 60,164.35 tỷ đồng vào năm 2022, thấp nhất là năm 2010 với 4,254 tỷ đồng, với sự tham gia của nhiều tập đoàn quốc tế lớn, như: LG, Nipro Bridgestone (Nhật Bản), Pharma (Nhật Bản), Kyocera (Nhật Bản), Fuji Xerox (Nhật Bản), Regina Miracle International Việt Nam (Hồng Kong). Các dự án tập trung vào ngành công nghệ cao, ít gây ô nhiễm, như: LG, LG Display, Bridgestone,…
Về số vốn đăng kí (lũy kế còn hiệu lực) theo các ngành
Ngành Công nghiệp chế biến chế tạo luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn FDI đăng ký, theo xu hướng tăng dần từ năm 2012 đến năm 2022, thấp nhất là 43.58% năm 2011 và tăng lên gần gấp 2 lần vào năm 2022 (với 83.04%). Quy mô vốn cũng liên tục tăng lên từ 2.28 tỷ USD năm 2010 đến 20.578 tỷ USD năm 2022 (gấp gần 10 lần năm 2010). Tiếp đến là ngành Kinh doanh bất động sản cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong năm 2010, nhưng năm 2011 không có dự án nào. Từ năm 2012 đến năm 2016, tỷ trọng vốn lũy kế tăng dần, cao nhất là năm 2016 (với 21.96%) và có xu hướng giảm dần từ năm 2017 đến năm 2022. Từ năm 2012 đến năm 2016, quy mô vốn FDI đăng ký lũy kế tăng dần, năm 2017 giảm nhẹ và bắt đầu tăng trở lại cho đến hết năm 2022, cao nhất là năm 2022 với 3.379 tỷ USD (gấp gần 3 lần năm 2012).
Về đối tác đầu tư
Các nhà đầu tư chính trong giai đoạn 2010 – 2022 đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ. Nếu như năm 2010, Hàn Quốc giữ vị trí số 1 về số vốn lũy kế (918.778 triệu USD), thứ hai là Nhật Bản (909.398 triệu USD) thì sang giai đoạn 2011 – 2015, vị trí này đảo ngược. Sang năm 2016, sau 6 năm, Hàn Quốc quay trở lại vị trí dẫn đầu với số vốn lũy kế gấp hơn 5 lần năm 2010 với 5.3439 tỷ USD và đến năm 2022 tăng gấp gần 10 lần năm 2010 với 9.9935 tỷ USD. Giai đoạn 2016 – 2022, Nhật Bản luôn áp sát ở vị trí số 2 sau Hàn Quốc với số vốn lũy kế năm 2021 là 5.2035 tỷ USD (gấp hơn 5 lần năm 2010), tuy nhiên năm 2022 bị sụt giảm cả về số dự án (còn 144 dự án) và số vốn (còn 3.8767 USD).
Về số doanh nghiệp FDI
Trong hơn 10 năm, số doanh nghiệp FDI tăng lên gấp hơn 3 lần (từ 194 doanh nghiệp năm 2010 lên 673 doanh nghiệp năm 2022). Tuy vậy, tỷ trọng số doanh nghiệp FDI trong tổng số doanh nghiệp của Thành phố biến động không nhiều, chiếm trên dưới 3%, cao nhất là năm 2020 (chiếm 3.6%) và thấp nhất là năm 2011 và năm 2016 (chiếm 2.8%). Việc thu hút FDI chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu theo hướng tập trung vào các dự án có quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản phẩm sản xuất có giá trị gia tăng lớn, nằm trong chuỗi sản phẩm toàn cầu của những tập đoàn kinh tế lớn (Tập đoàn LG của Hàn Quốc; Tập đoàn Bridgestone của Nhật Bản; Regina Miracle của Hồng Kông, Trung Quốc; Nipro Pharma của Nhật Bản;…). Các dự án này có khả năng thu hút những dự án vệ tinh khác đầu tư vào thành phố. Tuy vậy, sự kết nối giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa ở Hải Phòng còn rời rạc, chưa tạo ra mối quan hệ cộng sinh nhằm xây dựng nền sản xuất vững chắc. Tỷ lệ phần trăm nội địa hóa trong các sản phẩm của doanh nghiệp FDI còn thấp. Trong những năm qua, TP. Hải Phòng đã và đang ưu tiên việc thu hút khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất công nghiệp hỗ trợ nhằm cung cấp nguyên liệu, linh kiện, chi tiết, bán thành phẩm,… tại chỗ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn của Thành phố như điện tử, cơ khí, công nghiệp ô tô, logistics, da giày.
Về số lao động FDI
Trong hơn 10 năm, số lao động FDI tăng gấp hơn 4 lần (từ 63,846 lao động năm 2010 lên 266,123 lao động năm 2022); tỷ trọng số lao động doanh nghiệp FDI trong tổng số lao động toàn Thành phố cũng theo xu hướng tăng gấp hơn 2 lần (từ 21% năm 2010 lên 48.4% năm 2022). Tốc độ tăng số lao động FDI qua các năm không đều, cao nhất là năm 2016 (với 22.03%) và thấp nhất là năm 2021 (với 4.51%). Khu vực FDI đã tạo ra một số lượng lớn công ăn việc làm cho lao động thành phố cảng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra những việc làm mới một cách gián tiếp bằng cách kích thích đầu tư trong nước như phát triển doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho khu vực FDI.
Về GRDP của Hải Phòng và khu vực FDI (Hình 2)
Hình 2: GRDP Hải Phòng và khu vực FDI giai đoạn 2010-2022

Nguồn: Cục Thống kê Hải phòng  
Nguồn: Cục Thống kê Hải phòng  

Giai đoạn 2010 – 2022, GRDP bình quân của Hải Phòng đạt 130,132.95 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 11.35% (tương ứng bình quân mỗi năm tăng 14,500.64 tỷ đồng). Sở dĩ GRDP của Hải Phòng tăng là do sự tăng lên của GRDP ở cả 3 khu vực: FDI, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp ngoài nhà nước. Trong đó, tăng mạnh nhất phải kể đến khu vực FDI (tốc độ tăng bình quân là 17.86% tương ứng 5,287.58 tỷ đồng/năm), thứ hai là từ khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước (tăng bình quân 10.15% tương ứng 6,297.89 tỷ đồng/năm), xếp thứ ba là khu vực DNNN (tăng bình quân 7.99% tương ứng 2,113.28 tỷ đồng/năm).
Năm 2019, Hải Phòng có tốc độ tăng GRDP mạnh nhất (17.41%). GRDP của các khu vực FDI cũng liên tục tăng, cao nhất là năm 2019 (với mức tăng 29.05%), tuy nhiên năm 2013 bị giảm với tốc độ giảm là 3.15%. Nhìn chung, cả quy mô và tỷ lệ GRDP của FDI liên tục tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu. Nếu năm 2010, khu vực FDI chỉ chiếm 15.52% tổng GRDP toàn Thành phố, sau hơn 10 năm, tỷ lệ này đã tăng lên gần gấp 2 lần, đạt 30.7% năm 2022. Từ năm 2010 trở lại đây, khu vực FDI đã đóng góp tương đối ổn định vào tăng trưởng GRDP của thành phố, bình quân giai đoạn 2010 – 2022 chiếm 23.92%. Điều này cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của FDI vào sự tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng.
Phân tích kết quả tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng
Tác giả tiến hành hồi quy sự phụ thuộc của GRDP vào FDI thực hiện, số lượng doanh nghiệp (NODN) và số lượng lao động (NOLD). Kết quả cho thấy mô hình phù hợp. Tuy nhiên, biến NOLD không có ý nghĩa thống kê (Prob NOLD > 0.05), tác giả tiến hành xác định xem có vi phạm đa cộng tuyến không bằng phân tích nhân tử phóng đại và nhận được giá trị VIF rất lớn ở NODN (94.27079 > 10) và NOLD (100.0586 > 10) (Theo lý thuyết Centered VIF phải <10 thì mới hợp lý). Sau khi tiến hành kiểm định bỏ biến NOLD, nhận thấy giá trị xác suất bằng 0.3708 lớn hơn 5% nên có thể bỏ biến NOLD ra khỏi mô hình. Hàm hồi quy sau khi bỏ biến NOLD như sau:
GRDP = β0 + β1*FDI + β2 *NODN + e   (2)
Tiếp tục hồi quy sự phụ thuộc của GRDP vào FDI thực hiện, NODN, kết quả là hệ số tự do không có ý nghĩa (Prob C = 0.2340 > 5%) về mặt thống kê. Hàm hồi quy lúc này như sau:
GRDP = β1*FDI + β2 *NODN + e    (3)
Vì vậy tác giả hồi quy mô hình không có hệ số tự do thu được kết quả như Bảng 2.
Bảng 2. Kết quả ước lượng hồi quy

Nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng - Ảnh 1

Kiểm tra kết quả lạm phát phương sai cho thấy mô hình (3) phù hợp và giá trị VIF ở mức chấp nhận được (VIF của FDI = 11.96912 và của NODN = 11.96912 gần giá trị 10 nên tạm chấp nhận được).
Tiếp theo tác giả tiến hành kiểm định xem mô hình có vi phạm phương sai sai số thay đổi hay tự tương quan hay không. Xác định tự tương quan: có giá trị Prob. Chi-Square(2) = 0.1424 > 5% là không vi phạm). Và phương sai sai số thay đổi có Prob. Chi-Square(2) = 0.2553 > 5% là không vi phạm).
Như vậy, mô hình không vi phạm phương sai sai số thay đổi hay tự tương quan. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hàm hồi quy sau: GRDP=0.580813.FDI+292.6876.NODN
Khi FDI tăng 10%, GRDP tăng 1.17%, khi NODN tăng 10%, GRDP tăng 8.78% (Về mặt tương đối)
Khi FDI tăng 1 tỷ đồng, GRDP sẽ tăng 0.580813 tỷ đồng; khi tăng 1 DN thì GRDP tăng 292.6876 tỷ đồng (Về mặt tuyệt đối).

Kết luận

Bài báo đã phân tích thực trạng thu hút FDI và tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng với dữ liệu thu thập từ năm 2010 đến hết năm 2022 từ Cục Thống kê Hải Phòng. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng, khi vốn FDI tăng 1 tỷ đồng, GRDP sẽ tăng 0.580813 tỷ đồng; khi có thêm 1 doanh nghiệp FDI thì GRDP sẽ tăng 292.6876 tỷ đồng. Để duy trì và thúc đẩy thu hút FDI, ngoài lực lượng lao động sẵn có tại chỗ, cần thu hút nhân lực từ các tỉnh, thành phố khác tới làm việc bằng cách đầu tư nhiều hơn các khu ký túc xá, khu nhà ở xã hội, kết nối hạ tầng và phương tiện di chuyển an toàn, thuận lợi, nhanh chóng (như xe buýt, tàu điện ngầm, đường sắt tốc độ cao…), phát triển các dịch vụ xã hội tại khu công nghiệp; Tăng cường kết hợp chặt chẽ giữa nhà đầu tư – các khu công nghiệp – các cơ sở đào tạo để phát triển chất lượng lao động đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư; Khuyến khích phát triển theo mô hình khu công nghiệp sinh thái; Tăng cường mở rộng quỹ đất công nghiệp bằng việc xây dựng thêm các khu công nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, bài viết vẫn còn hạn chế đó là chưa phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế Hải Phòng đến FDI. Từ bài viết này, có thể phát triển các nghiên cứu tiếp theo bằng cách thêm vào mô hình thực nghiệm các biến số kinh tế vĩ mô khác như tiêu dùng, đầu tư nội địa, xuất nhập khẩu,… có tồn tại mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế Hải Phòng.
Tài liệu tham khảo:
Ngô Thắng Lợi (2012 ). Giáo trình Kinh tế phát triển . NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
Nguyễn Hằng (2022 ). Hải Phòng thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển bền vững . Truy cập tại https://kinhtevadubao.vn/hai-phong-thuc-day-thu-hut-dau-tu-phat-trien-ben-vung-24338.html.
Nguyễn Hồng Hà (2016 ). Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 26 (36).
Nguyễn Thị Hằng, Phạm Minh Đạt và Nguyễn Văn Huân (2020 ). Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến một số chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên . Tạp chí Khoa học Thương mại, 145.
Nguyễn Thị Hạnh (2021 ). Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn TP. Hải Phòng: Nguy cơ và cơ hội trong đại dịch Covid – 19 . Truy cập tại https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thu-hut-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-tren-dia-ban-thanh-pho-hai-phong-nguy-co-va-co-hoi-trong-dai-dich-covid-19-82564.htm.
Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Hoa (2019 ). Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam . Tạp chí Khoa học Kinh tế, 07 (01).
Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng và cộng sự (2006 ). Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam . Dự án SIDA – Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam thời kì 2001 – 2020.
Nguyễn Văn Tùng (2023 ). Để Hải Phòng sớm trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại, Tạp chí Cộng sản . Tạp chí Cộng sản. Truy cập tại https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/thuc-tien-kinh-nghiem1/-/2018/827444/de-hai-phong-som-tro-thanh-thanh-pho-cong-nghiep-theo-huong-hien-dai.aspx.
Phạm Thái Anh Thư (2014 ). Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên – Huế . Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế.
Thanh Hân (2023 ). Thu hút hiệu quả các dự án FDI vào Hải Phòng . Truy cập tại https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/thu-hut-hieu-qua-cac-du-an-fdi-vao-hai-phong-post321346.html.
Vĩnh Quân (2023 ). Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng hỗ trợ, kết nối DN cùng phát triển. Truy cập tại https://kinhtedothi.vn/ban-quan-ly-khu-kinh-te-hai-phong-ho-tro-ket-noi-dn-cung-phat-trien.html
Gregory Mankiw (2014), Kinh tế học vĩ mô, Cengage Learning Vietnam Customer Support.

Source link

Người đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz giải quyết vấn đề bất bình đẳng bằng nền kinh tế lấy con người làm trung tâm

Joseph Stiglitz ngồi ở bàn với Ray Offenheiser bên cạnh và cầm micro trước mặt để thuyết trình hoặc thảo luận.
Nhà kinh tế học Joseph Stiglitz đã gặp gỡ các sinh viên trong chuyến thăm khuôn viên trường của ông, trả lời các câu hỏi về các chính sách có thể giúp giải quyết tình trạng bất bình đẳng. Joseph Stiglitz ngồi ở bàn với Ray Offenheiser bên cạnh và cầm micro trước mặt để thuyết trình hoặc thảo luận.

Bất bình đẳng là một lựa chọn chính sách – không phải là kết quả tất yếu – và có thể được giải quyết thông qua các phương pháp kinh tế ưu tiên phẩm giá con người, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Joseph E. Stiglitz cho biết trong chuyến thăm gần đây tới Đại học Notre Dame. Trường Quan hệ Toàn cầu Keough.

Stiglitz, giáo sư Đại học Columbia và cựu kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, đã gặp gỡ các giảng viên và sinh viên cũng như lãnh đạo Trường Keough và Notre Dame trong chuyến thăm khuôn viên trường vào ngày 15 tháng 4, trong đó ông đã phát biểu khai mạc Bài giảng của Joseph E. Stiglitz về Bất bình đẳng và Xã hội Tốt đẹp.
Chuỗi bài giảng mới, được thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Ford, được tổ chức bởi Ray Offenheiser, giám đốc Trường Keough. Trung tâm Phát triển Con người và Kinh doanh Toàn cầu McKenna. Loạt bài này nhằm mục đích đưa các học giả xuất sắc đến Notre Dame để chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về chính sách và học thuật mang tính đột phá về sự bất bình đẳng và là một phần trong những nỗ lực chiến lược lớn hơn của trường họcTrường đại học để giải quyết tình trạng đói nghèo toàn cầu.

Xem cuộc thảo luận giữa Joseph Stiglitz và Ray Offenheiser về bất bình đẳng toàn cầu tại đây.

Các quy tắc tạo ra sự bất bình đẳng về cấu trúc

Trong bài phát biểu công khai của mình, Stiglitz đã vạch ra những cách thức mà sự bất bình đẳng được ghi vào các quy tắc của nền kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu bởi những lợi ích quyền lực ưu tiên lợi nhuận.
“Thị trường không tồn tại trong chân không,” Stiglitz nói. “Chúng tôi cấu trúc thị trường của mình bằng các quy tắc và quy định. Các quy tắc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự bất bình đẳng. (Ở Hoa Kỳ), chúng tôi đã thẳng thắn đưa ra lựa chọn để có nhiều bất bình đẳng hơn các quốc gia khác.”
Stiglitz cho biết, tại Hoa Kỳ, khoảng 40 năm áp dụng các chính sách kinh tế tân tự do – hay định hướng thị trường tự do – đã củng cố các tập đoàn và hạ thấp mức sống của người dân. Đặc biệt, các quy định đã làm suy yếu các biện pháp bảo vệ chống độc quyền và cho phép độc quyền; khả năng thương lượng của người lao động suy yếu, khiến tiền lương không theo kịp lợi nhuận; xây dựng luật phá sản có lợi cho các công ty đồng thời buộc người tiêu dùng bị phá sản phải trả các khoản vay dành cho sinh viên; và cho phép các tập đoàn nộp thuế thấp trong khi được hưởng lợi nhuận khổng lồ.

Nữ sinh với mái tóc đen dài đang nghe giảng trong lớp.
Một sinh viên lắng nghe Joseph Stiglitz trả lời các câu hỏi trong chuyến thăm khuôn viên trường. Stiglitz cũng đã gặp gỡ các giảng viên cũng như lãnh đạo Trường Keough và Notre Dame.

Kết quả là, Stliglitz cho biết, Hoa Kỳ có khả năng di chuyển kinh tế kém hơn so với các quốc gia ngang hàng – có nghĩa là đối với cư dân Hoa Kỳ, kết quả cuộc sống phụ thuộc nhiều hơn vào thu nhập và trình độ học vấn của cha mẹ họ so với người dân ở các quốc gia giàu có khác.

Stiglitz cho biết, những lựa chọn chính sách mang tính thoái lui này được củng cố bởi hệ thống chính trị của Hoa Kỳ, nơi các quyết định của Tòa án Tối cao như Citizens United đã trao cho các tập đoàn nhiều quyền lực hơn để quyên góp chính trị và định hình các quy tắc có lợi cho họ. Và bất bình đẳng cũng vẫn là một vấn đề trên toàn cầu, ông nói: Các tập đoàn đa quốc gia vận động hành lang để giữ mức thuế ở mức thấp và cơ cấu nợ quốc tế ủng hộ các chủ nợ giàu có hơn các quốc gia thiếu tiền mặt cắt giảm chi tiêu công để có thể trả nợ cao.

Cuối cùng, sự bất bình đẳng do các hệ thống và cấu trúc này tạo ra đe dọa đến tương lai của nền dân chủ, Stiglitz nói và nói thêm rằng sự bất mãn lan rộng khiến cử tri dễ bị những kẻ mị dân lừa dối công chúng và loại bỏ các chuẩn mực dân chủ.

Ưu tiên phẩm giá con người: Chính sách và thực tiễn

Trong khi Stiglitz không tiếc lời chỉ trích hiện trạng, ông cũng bày tỏ sự lạc quan rằng cử tri và các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra những lựa chọn khác nhau và điều chỉnh lại cách họ suy nghĩ và thảo luận về khái niệm tự do. Ông kêu gọi khán giả hãy nghĩ đến tự do không phải vì ít quy định của chính phủ mà là cơ hội để người dân có một cuộc sống tốt đẹp.

Stiglitz nói: “Tự do phải liên quan đến phẩm giá con người và sự hưng thịnh của con người.

Scott Appleby, Hiệu trưởng Marilyn Keough của Trường Keough, cho biết cách tiếp cận như vậy – ưu tiên nhu cầu của những người và cộng đồng bị gạt ra ngoài lề xã hội – đã khiến Stiglitz trở thành người phù hợp tự nhiên để khai mạc loạt bài giảng mới về bất bình đẳng của Trường Keough.

Appleby nói: “Đối mặt với sự bất bình đẳng có thể khiến chúng tôi không thoải mái vì nó có thể thách thức cá nhân chúng tôi phải đối mặt với một số sự thật phũ phàng về hệ thống kinh tế của chúng tôi và hệ thống đó mang lại lợi ích cho ai khi gây tổn hại cho người khác”.

“Nhưng sự khó chịu về mặt đạo đức và trí tuệ đó ​​có thể chính là thách thức mà tất cả chúng ta đều cần. Thật vậy, cam kết về phẩm giá con người và phát triển trí tuệ thách thức chúng ta xem xét các cấu trúc và hệ thống xã hội giải thích và duy trì tình trạng người nghèo bị gạt ra ngoài lề xã hội, đồng thời theo đuổi các chính sách và thực tiễn nhằm tạo ra một thế giới công bằng và công bằng hơn”.

Xem toàn bộ bài giảng tại đây.

Được xuất bản lần đầu bởi Josh Stowe tại keough.nd.edu vào ngày 22 tháng 4.

Liên hệ: Tracy DeStazio, phó giám đốc quan hệ truyền thông, 574-631-9958 hoặc tdestazi@nd.edu

Source link

Bức tranh khổng lồ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ

0

Bức tranh cỡ lớn lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam tái hiện chiến dịch 56 ngày đêm, được mở cửa cho du khách tham quan nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bức tranh khổng lồ tại Bảo tàng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, tái hiện 56 ngày đêm tháng 5/1954. Công trình tổng hòa nhiều loại hình nghệ thuật: hội họa, sắp đặt, điêu khắc, âm thanh, ánh sáng.

Tác phẩm triển khai từ tháng 11/2019 bởi 200 họa sĩ trẻ từ khắp mọi miền cả nước tham gia, tổng chi phí gần 50 tỷ đồng, thi công trong một không gian vòm khép kín dài 132 m, cao hơn 9 m. Phần mái vòm có tổng diện tích gồm 2.500 m² tranh và 700 m2 chi tiết sắp đặt, phía trên nóc là bầu trời hòa bình.

Toàn bộ bức tranh là lời tri ân những người lính, anh hùng, liệt sĩ trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ, thể hiện sức mạnh đoàn kết, truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất, truyền tải thông điệp về khát vọng hòa bình của dân tộc.

Bức tranh chia làm 4 trường đoạn, trường đoạn 1 là Toàn dân tộc chuẩn bị kháng chiến, chuẩn bị hậu cần phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, trong đó có kéo pháo lên trận địa.

4.500 nhân vật được khắc họa bằng chất liệu sơn dầu trên vải toan.

Trường đoạn 2 mang tên Khúc dạo đầu hoành tráng, tái hiện trận đánh đầu tiên, mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong trận đánh này, chỉ sau 5 giờ, quân ta đã làm chủ Him Lam, tiêu diệt và bắt sống 500 lính Pháp, thu toàn bộ vũ khí. Trận này phía ta cũng có rất nhiều chiến sĩ đã hy sinh.

Trường đoạn 3 mang tên Cuộc đối đầu lịch sử. Ghi lại hình ảnh đợt tấn công lần thứ hai giữa ta và đội quân viễn chinh Pháp. Đây là trận đánh giáp lá cà diễn ra rất ác liệt, trong thời gian ngắn, quân đội ta vừa chiến đấu vừa đào sâu vào lòng đồi A1 và đặt khối bọc phá 960 kg.

Nổi bật trong trường đoạn này là hình ảnh anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

Khối bọc phá phát nổ vào tối 6/5/1954 được tái hiện đậm nét với cột khói bốc lên cao ngùn ngụt, trong khi trên bầu trời là hình ảnh máy bay của Pháp ngày đêm bắn phá, pháo cao xạ của quân đội ta vẫn hướng nòng lên trời ngăn cản việc tiếp tế của địch.

Nghệ thuật sắp đặt thực hiện bên dưới chân bức tranh giúp người xem như “đứng” ở thực địa.

Trường đoạn cuối mang tên Chiến thắng. Chiều 7/5/1954, lá cờ quyết chiến, quyết thắng của quân đội nhân dân Việt Nam đã tung bay trên nóc hầm De Castries, kết thúc 56 ngày đêm chiến dịch.

Binh sĩ Pháp đầu hàng được áp giải đến nơi tạm giam sau thất bại tại chiến trường Điện Biên Phủ.

Bức tranh toàn cảnh chiến dịch Điện Biên Phủ mang thông điệp khát vọng hòa bình, tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc.

Vỏ quả đạn pháo cũng như hầm hào được tái hiện bằng màu sắc sống động.

Phòng trưng bày tranh được bảo quản nghiêm theo nhiều tiêu chuẩn, khách tham quan đi vào phải bỏ giầy dép bên dưới tầng 1.

Những ngày này, tỉnh Điện Biên đón hàng nghìn lượt khách tham quan. Trong tháng 1 và tháng 2, tỉnh đón 230.000 lượt du khách, doanh thu từ du lịch khoảng hơn 400 tỷ đồng.

 

Ngọc Thành – Phạm Chiểu

Công trình được thực hiện vào tháng 11/2019 bởi 200 nghệ sĩ trẻ từ khắp mọi miền đất nước, với tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng, được thi công trong không gian mái vòm khép kín dài 132 m, cao hơn 9 m. Mái vòm có tổng diện tích 2.500 m2 tranh và 700 m2 chi tiết lắp đặt, phía trên mái nhà là bầu trời yên bình.

Toàn bộ bức tranh là sự tưởng nhớ các chiến sĩ, anh hùng, liệt sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ, thể hiện sức mạnh đoàn kết, truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường, truyền tải thông điệp Việt Nam khát vọng hoà bình. Quốc gia.

<

p style=”text-align: justify;”>
Source link